Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học truyền thuyết lớp 10 THPT

doc 40 trang sk10 25/09/2024 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học truyền thuyết lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học truyền thuyết lớp 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học truyền thuyết lớp 10 THPT
 MỤC LỤC
 MỤC TRANG
I. LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................ 03
II. TÊN SÁNG KIẾN ............................................................................. 05
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN .................................................................... 05
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN ............................................ 06
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 06
................................................ 06
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU 06
.......................
 07
VII. MÔ TẢ SÁNG KIẾN ......................................................................
 07
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................
 07
 1. Cơ sở pháp lý...............................................................................
 09
 2. Cơ sở lý luận. ..............................................................................
 09
 3. Cơ sở lý luận khoa học và đời sống. ...........................................
 09
 3.1. Khái niệm truyền thuyết. .....................................................
 09
 3.2. Đặc trưng của truyền thuyết. .................................................
 09
 3.2.1. Về hệ đề tài....................................................................
 10
 3.2.2. Về chức năng..................................................................
 3.2.3. Về thi pháp.....................................................................
 12
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRUYỀN THUYẾT 
 12
TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT LỚP 10 
....................................... 12
 1. Về giảng dạy. ..............................................................................
 1.1. Đồng nhất giữa truyền thuyết và truyện hiện đại ................. 13
 13
 1.2. Khuynh hướng xóa nhòa ranh giới giữa truyền thuyết – văn 
học dân gian với các khoa học liên quan ................................................ 
 14
 1.3. Khuynh hướng diễn xuôi truyền thuyết. ...........................
 14
 1 I. LỜI GIỚI THIỆU
 Văn học dân gian là bộ phận chính của nền văn học và văn hóa của mỗi 
dân tộc. Văn học dân gian rất phong phú với nhiều loại thể như: Tục ngữ, câu 
đố, thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao dân ca... Trong đó, truyền 
thuyết là một bộ phận quan trọng nhất của văn học dân gian nói chung và trong 
các thể loại tự sự dân gian nói riêng. Truyền thuyết là một di sản văn hóa tinh 
thần rất phong phú, có giá trị, tồn tại lâu dài trong lịch sử hình thành và phát 
triển của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết là những truyện dân gian về lịch sử, 
nó không phải chính sử mà là dã sử, là lịch sử dân gian. Truyền thuyết là văn 
học chứ không phải lịch sử. Truyền thuyết thể hiện tập trung và sáng tỏ thế giới 
quan và nhân sinh quan của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống xâm 
lược, dựng nước và giữ nước. Đó là quan điểm đánh giá lịch sử của nhân dân, là 
tâm tư, tình cảm, mong ước thầm kín của nhân dân trong mỗi thời kỳ lịch sử qua 
cách nhân vật kể lại các sự kiện, tập trung ca ngợi những người có công với dân 
với nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nhắc nhở con cháu đừng phụ công ơn 
của thế hệ cha ông. Do đó, truyền thuyết góp phần giáo dục học sinh giá trị nhân 
văn và những phẩm chất tốt đẹp trong truyền thống văn hóa tinh thần của dân 
tộc Việt Nam.
 Văn học dân gian nói chung, truyền thuyết nói riêng được lưu truyền và 
gìn giữ cho đến nay đã chứng tỏ sức sống đặc biệt của thể loại trước thử thách 
của thời gian. Văn học dân gian phản ánh chân thật, giản dị và trong sáng những 
đức tính tốt đẹp trong truyền thống dân tộc. Đó là những giá trị tinh thần làm 
cho nhân dân ta luôn tự hào về truyền thống bất khuất trong đấu tranh để bảo vệ 
cuộc sống tươi đẹp của đất nước. Đồng thời, văn học dân gian có thể xem là 
khởi nguyên của nền văn học dân tộc Việt Nam và đem đến nhiều cảm hứng cho 
nền văn học viết mà các nghệ sĩ nhà văn, nhà thơ Việt Nam, các thế hệ trẻ luôn 
luôn tìm thấy những giá trị và sức mạnh mới trong sáng tạo nghệ thuật.
 Văn học dân gian phản ánh chân thật hài hòa hiện thực cuộc sống và ước 
mơ lý tưởng của nhân dân lao động, nó phản ánh trình độ tư duy và trí tưởng 
tượng phong phú kì vĩ trong sáng tạo nghệ thuật của nhân dân. Vì thế, khi tiếp 
xúc với truyền thuyết, học sinh cũng được nuôi dưỡng và phát triển nhân cách, 
khả năng thẩm mỹ trong những sáng tạo tuyệt vời bằng trí tưởng tượng táo bạo 
và nên thơ của truyền thuyết.
 3 Điểm mới của sáng kiến là tập trung thiết kế và sử dụng phương pháp dạy 
học truyện truyền thuyết lớp 10 THPT nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy 
học môn Ngữ văn ở trường THPT. Sáng kiến kinh nghiệm có nhiệm vụ tìm 
hiểu:
 - Cơ sở lí luận.
 - Thực trạng dạy học truyền thuyết trong chương trình THPT lớp 10.
 - Xác định một số phương pháp dạy học theo thể loại truyền thuyết.
 Tôi đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
 1. Nhóm nghiên cứu lý thuyết: Thông qua tài liệu, sách giáo khoa, giáo án 
để hệ thống hóa cơ sở lý luận phục vụ đề tài.
 2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát về thực trạng dạy học truyền 
thuyết trong nhà trường THPT hiện nay, trên cơ sở đó đề ra những phương pháp 
dạy học truyện truyền thuyết theo thi pháp truyền thuyết.
 3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Thống kê số liệu qua khảo sát, trắc 
nghiệm một số học sinh lớp 10 để nắm được mức độ, khả năng cảm thụ của học 
sinh về việc học truyện truyền thuyết hiện nay.
 Dựa trên kết quả thu được, tôi sẽ tổng hợp, đánh giá thực trạng việc dạy 
học truyền thuyết lớp 10 THPT hiện nay. Từ đó đề ra những phương pháp dạy 
học truyện truyền thuyết theo thi pháp truyền thuyết.
 Sáng kiến góp phần khẳng định tầm quan trọng của của các phương pháp 
dạy học tích cực nói chung và phương pháp dạy học truyện truyền thuyết nói 
riêng. Phương pháp dạy học truyền thuyết lớp 10 THPT là một phương pháp dạy 
học góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn. Từ đó, nó góp 
phần phát triển các năng lực cho học sinh trong quá trình học tập.
 Đồng thời, sáng kiến phác họa đôi nét về thực trạng dạy học Ngữ văn ở 
trường THPT hiện nay nói chung và việc sử dụng các phương pháp dạy học tích 
cực trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Sáng kiến còn xác định được tác dụng và 
hiệu quả của phương pháp dạy học truyện truyền thuyết. Từ đó, sáng kiến xây 
dựng và sử dụng phương pháp dạy học truyền thuyết lớp 10 THPT để góp phần 
nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT.
II. TÊN SÁNG KIẾN
 Phương pháp dạy học truyền thuyết lớp 10 THPT
 5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở pháp lý
 Môn Ngữ văn trong trường THPT nói chung, thể loại truyền thuyết nói 
riêng có vai trò rất quan trọng vì môn học này hướng đến các nhiệm vụ chủ yếu 
sau:
 1.1 Giúp học sinh biết đọc, biết viết.
 1.2 Giúp học sinh nhận thức rõ Ngữ văn có các chức năng: chức năng 
nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng giáo dục.
 1.3 Giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp và biết thưởng thức cái hay 
cái đẹp của văn chương nghệ thuật. Từ đó mở mang tri thức, hình thành nhân 
cách của học sinh. Hơn thế nữa môn học này còn giúp cho các em sự hiểu biết 
phong phú về mọi mặt của cuộc sống con người, xã hội và đất nước. Bồi dưỡng 
cho các em một cuộc sống tâm hồn tươi đẹp, phong phú, rộng mở. Từ đó khơi 
dậy niềm tự hào, tình yêu đối với đất nước, dân tộc mình và tình yêu cuộc sống.
2. Cơ sở lý luận
 Dạy học văn học dân gian nói chung, truyện truyền thuyết nói riêng theo 
quan điểm thi pháp thể loại hiện nay được rất nhiều người quan tâm, từ các nhà 
nghiên cứu đến những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy, cho nên, có nhiều 
công trình, nhiều bài viết về thi pháp thể loại văn học dân gian, đặc biệt là thi 
pháp truyện truyền thuyết.
 Ở Việt Nam, người đầu tiên quan tâm đến lĩnh vực phương pháp dạy học 
văn học dân gian nói chung, truyện truyền thuyết nói riêng là Hoàng Tiến Tựu 
với công trình: Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân 
gian trong đó có một chương nêu lên: Vấn đề giảng dạy truyện dân gian. Tiếp 
đó là cuốn Bình giảng truyện dân gian trong đó có 25 trang viết về công việc 
bình giảng truyện dân gian, còn lại là phần bình giảng những tác phẩm truyện 
dân gian cụ thể. Hai cuốn sách này có nhiều gợi ý tốt về phương pháp tiếp cận, 
giảng dạy truyện dân gian, trong đó có truyện truyền thuyết. Tuy nhiên, tác giả 
vẫn nghiêng về phương pháp tiếp cận, giảng dạy truyện dân gian nói chung hơn 
là đề tài lý luận về phương pháp dạy học truyện dân gian trong nhà trường 
 7 Do vậy, thi pháp văn học dân gian, trong đó có truyện truyền thuyết và thi 
pháp văn học viết có những điểm giao nhau, song chúng có những đặc điểm 
khác biệt như ngôn ngữ, kết cấu, không gian và thời gian nghệ thuật. Vì vậy khi 
phân tích văn học dân gian, trong đó có truyện truyền thuyết không được đồng 
nhất với văn học viết. Nên, khi dạy học truyền thuyết ta phải có cách giải mã 
riêng, và đó là cách giải mã theo thi pháp truyện truyền thuyết như nhiều nhà 
nghiên cứu đã nhấn mạnh. 
3. Cơ sở lý luận khoa học và đời sống 
 Một giờ dạy truyện truyền thuyết thành công cần có rất nhiều yếu tố tác 
động. Nhưng điều quan trọng nhất để giờ dạy đó thành công thì đòi hỏi mỗi 
người giáo viên bên cạnh chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, còn cần có một sự 
chuẩn bị kỹ về phương pháp dạy học trong giờ dạy.
 Thế nào là “Phương pháp dạy - học truyền thuyết lớp 10 THPT”?
 Theo tôi, giáo viên cần nắm được: 
 3.1. Khái niệm truyền thuyết.
 Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh 
những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư 
cấu nghệ thuật thần kỳ
 3.2. Đặc trưng của truyền thuyết.
 3.2.1. Về hệ đề tài.
 Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 thì truyền thuyết được phân 
thành ba loại sau:
 - Truyền thuyết lịch sử
 - Truyền thuyết anh hùng
 - Truyền thuyết về các danh nhân văn hoá
 3.2.2. Về chức năng.
 Truyền thuyết kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử có thật ngoài đời, 
xuất phát từ quyền lợi, nguyện vọng, tư tưởng tình cảm của mình. Truyền thuyết 
tái tạo lịch sử trên cơ sở cốt lõi lịch sử rồi tiến hành sắp xếp lại để dựng lên tầm 
vóc của sự kiện nhân vật, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; là cơ sở cho 
các nhà sử học tham khảo về các giai đoạn lịch sử dân tộc và là nguồn cảm hứng 
cho các nhà văn nhà thơ sáng tác; đồng thời giúp chúng ta biết quý trọng, kế 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_truyen_thuyet_lop.doc