Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng cho học sinh thiết kế Bản đồ tư duy một số chủ đề kiến thức nhằm nâng cao sự hứng thú và hiệu quả trong việc học môn Toán

doc 15 trang sk10 03/12/2024 190
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng cho học sinh thiết kế Bản đồ tư duy một số chủ đề kiến thức nhằm nâng cao sự hứng thú và hiệu quả trong việc học môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng cho học sinh thiết kế Bản đồ tư duy một số chủ đề kiến thức nhằm nâng cao sự hứng thú và hiệu quả trong việc học môn Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng cho học sinh thiết kế Bản đồ tư duy một số chủ đề kiến thức nhằm nâng cao sự hứng thú và hiệu quả trong việc học môn Toán
 MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
 1 A. Đặt vấn đề
 B. Giải quyết vấn đề 1
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 2 II. Thực trạng của vấn đề 3
 III. Các giải pháp thực hiện 4
 IV. Kiểm nghiệm
 12
 3 C. Kết luận và đề xuất
 4 Tài liệu tham khảo 14 một mạch kiến thứcbằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, 
đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. 
 Bộ não của con người được coi là một thế giới bí ẩn. Não trái ghi nhớ các 
thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số. Não phải giúp ta xử lí các thông 
tin về nhịp điệu, màu sắc, hình ảnhTừ trước đến nay, chúng ta thường quen 
với việc ghi chép thông tin bằng từ ngữ, gạch đầu dòng, tóm ýNhư vậy, chúng 
ta chỉ sử dụng 50% khả năng của bộ não khi ghi nhận thông tin. Năm 1960, 
Tony Buzan đã nghiên cứu ra phương pháp Bản đồ tư duy (Mind Map), đã giúp 
con người tận dụng triệt để khả năng ghi nhận thông tin của bộ não.
 Với một kĩ thuật hình họa có đường nét, có màu sắc có từ ngữ, hình ảnh được 
dựa trên sự tưởng tượng và kết nối, bản đồ tư duy giúp chúng ta tự do suy nghĩ 
và phát huy tiềm năng sáng tạo của bộ não. Học sinh không còn thụ động ngồi 
nghe giáo viên giảng bài rồi ghi bài một cách máy móc mà trái lại các em sáng 
tạo ra “tác phẩm” của riêng mình qua sự định hướng, gợi ý của giáo viên. Ngoài 
việc dùng bản đồ tư duy trong dạy và học, bản đồ tư duy còn giúp học sinh nâng 
cao năng lực tự học, tự kiểm tra.
 Vì sao phải sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy, học và hệ thống kiến 
thức? Bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi 
nhớ tốt hơn, có thể nhìn thấy bức tranh tổng thểKhi lập một bản đồ kiến thức, 
ngoài việc nhớ và hiểu kiến thức mới còn giúp chúng ta nắm kiến thức sâu, kĩ 
hơn. Dùng Bản đồ tư duy để dạy, giáo viên sẽ có một định hướng rõ rệt, một kế 
hoạch cụ thể nắm vững và trình bày những nội dung cơ bản một cách đơn giản 
hơn để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bắt được tính hệ thống và mối quan hệ của 
những tri thức mà không rơi vào những chi tiết vụn vặt, thứ yếu hoặc không thấy 
rõ tính hệ thống của bài học.
Quy trình lập bản đồ tư duy: 
- Trước hết, chúng ta bắt đầu bằng từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Sau đó, 
nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai 
đến các nhánh cấp mộtbằng các đường kẻ (luôn sử dụng màu sắc vì màu sắc 
cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh). Các đường kẻ càng gần hình ảnh 
trung tâm càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, 
chúng ta có thể hiểu và nhớ nhiều hơn do bộ não chúng ta làm việc bằng sự liên 
tưởng. (các đường ở cùng một cấp độ phải có cùng màu sắc).
- Lưu ý: Mỗi từ hoặc ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ. Nên 
dùng đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ 
ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn. Ngoài ra cần bố trí thông tin 
đều quanh hình ảnh trung tâm.
II. Thực trạng vấn đề 
 Trường THPT Lê Viết Tạo là ngôi trường có tuổi đời còn khá trẻ đóng 
gần trường THPT Lương Đắc Bằng nên việc tuyển sinh đầu vào tương đối khó 
khăn , hầu hết học sinh có học lực trung bình và yếu , mặt bằng chung về nhận 
thức của học sinh chưa cao. Việc học hành của các em chưa được các bậc phụ 
huynh quan tâm đúng mực, dẫn đến việc lơ là của học sinh trong việc học. Về 
 2 Với mỗi một chủ đề kiến thức tôi thực hiện các hoạt động sau đây:
Hoạt động 1: Lập BĐTD
 Mở đầu bài học GV cho HS lập BĐTD theo nhóm với các gợi ý liên quan 
đến chủ đề kiến thức.
Hoạt động 2: Thuyết minh về BĐTD
 Cho một vài HS hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về 
BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động này vừa giúp GV biết rõ việc hiểu 
biết kiến thức của các em, vừa là một cách rèn cho các em khả năng trình bày ý 
tưởng trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng chính 
là điểm mà học sinh Mường Lát cần rèn luyện.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện BĐTD
 Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về 
một kiến thức nào đó. GV sẽ là người cố vấn, trọng tài giúp HS hoàn chỉnh 
BĐTD, từ đó dẫn đến kiến thức trọng tâm của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD
 Cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức thông qua một BĐTD mà 
các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện hoặc một BĐTD mà GV 
đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc in trên giấy A 0). BĐTD là một sơ đồ mở 
nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu BĐTD, GV chỉ nên 
chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét vẽ và hình thức 
(nếu cần).
1. Chủ đề: Véctơ - Chương I – Hình học 10 (chương trình chuẩn)
 Đây là nội dung mới, rất quan trọng của môn Toán cấp THPT. Nội dung 
này là cơ sở là công cụ để học sinh làm quen với phương pháp tọa độ trong mặt 
phẳng, với phương pháp tọa độ, học sinh sẽ bước đầu nghiên cứu hình học bằng 
phương pháp hoàn toàn khác với các phương pháp đã học trước đó.
 Để giúp HS thiết kế một BĐTD về chủ đề Véctơ tôi cho các em hệ thống 
theo các nhánh kiến thức sau:
+ Các định nghĩa: Véctơ, độ dài véctơ, hai véctơ cùng phương, cùng hướng, hai 
véctơ bằng nhau, vectơ-không.
+ Tổng và hiệu của hai véctơ: Tổng hai véctơ, quy tắc ba điểm, quy tắc hình 
bình hành, tính chất phép cộng véctơ, véctơ đối, hiệu hai véctơ.
+ Tích của véctơ với một số: Định nghĩa tích của véctơ với một số và các tính 
chất, điều kiện để hai véctơ cùng phương, điều kiện để ba điểm thẳng hàng.
Tôi giới thiệu cho học sinh một Bản đồ tư duy sau:
 Bản đồ tư duy chủ đề: Véctơ
 4 + Giá trị lượng giác của các cung có liên quan đặc biệt: cung đối nhau, cung bù 
nhau, cung hơn kém nhau π, cung phụ nhau.
Tôi giới thiệu cho học sinh một Bản đồ tư duy sau:
 Bản đồ tư duy chủ đề: Giá trị lượng giác của một cung
 Giáo viên: Nguyễn Nam Sơn
 Giáo viên: Le Thi Thu Huyen
3. Chủ đề: Phép đồng dạng (chương 1 hình học 11 – chương trình chuẩn)
 Phép đồng dạng là một trong những phép biến hình cơ bản của toán học 
và có nhiều ứng dụng trong thực tế, vì vậy tôi lựa chọn nội dung này để hướng 
dẫn học sinh thiết kế bản đồ tư duy. Mặt khác đây cũng là một nội dung có nhiều 
hướng mở nên sẽ kích thích được sự sáng tạo của các em. Đặc điểm của bài này 
là HS đã có biểu tượng về hình đồng dạng (từ lớp 8) và biết các phép dời hình, 
phép vị tự (vừa học trước đó) nên HS có thể tự xây dựng được kiến thức mới 
thông qua việc lập BĐTD theo nhóm. Vì vậy khi dạy học bài này nên tổ chức 
cho HS hoạt động nhóm lập BĐTD với tên chủ đề là “hình đồng dạng” để HS 
 6 4. Chủ đề: Dãy số (chương 3 giải tích 11 – chương trình chuẩn)
 Đây là một trong những nội dung quan trọng bậc nhất của chương trình 
toán THPT, là nội dung khởi nguồn cho phần Giải tích sẽ học ở cuối lớp 11 và ở 
cả lớp 12. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản về hàm số ở lớp 10, chương 3 giới 
thiệu về dãy số, tiếp đến là hai dãy số đặc biệt: Cấp số cộng và cấp số nhân. 
Phần đầu của chương giới thiệu Phương pháp quy nạp toán học, một phương 
pháp chứng minh nhiều khẳng định toán học, liên quan đến tập số tự nhiên. Đây 
là một phương pháp chứng minh quan trọng và hữu hiệu trong toán học. Phần 
tiếp theo là các khái niệm cơ bản về dãy số (hữu hạn và vô hạn), sẽ được gặp 
nhiều trong các chương của Giải tích. Cấp số cộng và cấp số nhân là hai dãy số 
đặc biệt, có nhiều ứng dụng trong toán học cũng như trong thực tế được trình 
bày hệ thống và chi tiết ở cuối chương. Dựa vào luận điểm trên tôi cho học sinh 
 8 10 IV. Kiểm nghiệm
 Trong học kì I năm học 2016 -2017 tôi tiến hành thực nghiệm đề tài ở 2 
lớp 10A và 10B. Thời gian hướng dẫn học sinh ở mỗi lớp là 2 tiêt trong số các 
tiết Tự chọn tương ứng với 2 nội dung đã thực hiện trong đề tài. Kết quả đạt 
được ngoài sự mong đợi, trái ngược hẳn với những gì tôi đã khảo sát đầu năm 
học 2016 – 2017, cụ thể như sau:
 Thời gian học trong 1 ngày
 Lớp khảo sát
 Dưới 30 30 phút đến Trên 60 
 Không học
 phút 60 phút phút
 Lớp 10A(45HS) 8 8 18 11
 Lớp 10B(42HS) 10 12 11 9
 Tổng 18 20 29 20
 Một số học sinh khi được hỏi đã tự tin trả lời rằng không còn cảm giác 
“sợ và ngại” khi đến giờ toán nữa. Bên cạnh đó, để so sánh và đánh giá một cách 
chính xác hơn, tôi cũng thực hiện khảo sát ở lớp 10B trong cùng thời điểm và 
thu được kết quả như sau:
 Lớp khảo sát (lớp Thời gian học trong 1 ngày
 không tiến hành 
 Dưới 30 30 phút đến Trên 60 
 thực hiện đề tài) Không học
 phút 60 phút phút
 Lớp 10C(43HS) 14 19 8 2
 Rõ ràng có sự thay đổi khác biệt trong cách tiếp cận cũng như “thái độ” 
của học sinh đối với môn toán ở 3 lớp được kiểm nghiệm đề tài. Sau khi thu 
được kết quả khả quan như vậy, tôi khuyến khích các em sáng tạo các Bản đồ tư 
duy cho tất cả các bài được học và lấy đó làm cách để kiểm tra bài cũ. Điều này 
được nhiều em hưởng ứng và tích cự thực hiện.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
 1. Kết luận
 Như vậy bằng cách kích thích sự sáng tạo của học sinh thông qua chính sở 
trường của các em, tôi đã góp một phần làm giảm sự “ghét bỏ ” đối với môn 
toán ở hầu hết các học sinh
 2. Kiến nghị và đề xuất
 Thông qua đề tài tôi xin có một vài kiến nghị như sau:
+ Đối với tổ bộ môn: Nên sinh hoạt thường xuyên hơn bằng các buổi xêmina về 
những vấn đề “thời sự” của chuyên môn. Nên thường xuyên trau dồi và tự trau 
dồi kiến thức để có các phương pháp dạy học tích cực, giúp cho học sinh nắm 
bắt kiến thức tốt hơn.
+ Đối với nhà trường: Tăng cường thêm các chủng loại tài liệu tham khảo, tổ 
chức các buổi nói chuyện về hướng nghiệp cho học sinh. Tổ chức các buổi sinh 
 12 Tài liệu tham khảo
1. Trần Đình Châu - Đặng Thị Thu Thuỷ :Dạy tốt - học tốt các môn học bằng 
Bản đồ tư duy (Nhà xuất bản Giáo dục).
2. Trần Đình Châu, Sử dụng Bản đồ tư duy-một biện pháp hiệu quả hỗ trợ HS 
học tập môn toán, Tạp chí Giáo dục, kì 2, tháng 9-2009.
3. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy: Bản đồ tư duy-công cụ hiệu quả hỗ trợ 
dạy học và công tác quản lý nhà trường, Báo Giáo dục&Thời đại, số 147 ngày 
14/9/2010.
4. Sách Giáo khoa toán 10 và Toán 11
5. Sách Giáo viên Toán 10 và Toán 11
 14

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_cho_hoc_sinh_thiet_ke_ban.doc