Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết Báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết Báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết Báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Địa lý theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đa số giáo viên đều lựa chọn các phương pháp nhằm phát triển tư duy, tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên các phương pháp dạy học tích cực yêu cầu hướng vào việc rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát để rút ra kết luận về các thông tin thu thập được, kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu thông tin một cách khoa học, thuyết phục – còn gọi là kỹ năng báo cáo và các phương pháp mà giáo viên vận dụng để rèn luyện kỹ năng viết và trình bày báo cáo cho học sinh – thì giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng trong quá trình sử dụng. Đây là những phương pháp dạy học tích cực có tác dụng tốt trong dạy học phát triển các kỹ năng học tập của học sinh, phù hợp với xu hướng rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, chủ động trong quá trình nhận thức. Phương pháp này còn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng phân tích, liên hệ, trình bày, khi tìm hiểu một vấn đề yêu cầu vận dụng kiến thức đã học và liên hệ thực tiễn một cách hiệu quả hơn. Lớp 10 là lớp đầu cấp THPT nên các em chưa hình thành đầy đủ về kỹ năng viết báo cáo, vì vậy việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho các em là tiền đề để các em hoàn thiện hơn kỹ năng này đồng thời là cơ sở cho việc viết báo cáo ở các lớp sau. Để tăng cường việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thu thập, xử lí thông tin, từ đó tổng hợp và trình bày thông tin góp phần hình thành những năng lực cần thiết của người lao động mới ở học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Địa lý trung học phổ thông (THPT), tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông”. Hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lý. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được hệ thống kỹ năng viết báo cáo Địa lý và các phương pháp rèn luyện các kỹ năng đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học Địa lý 10 THPT. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lí luận cho việc xác định hệ thống kỹ năng cần thiết cho việc viết báo cáo Địa lý trong dạy học. 1 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT 1. Báo cáo Địa lý 1.1. Khái niệm - Báo cáo là một hình thức mà trong đó, học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu, tư liệu,... trình bày thành báo cáo, sau đó thuyết trình trước nhóm hay toàn lớp. - Báo cáo Địa lý là một dạng bài thực hành, mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa thông tin địa lý, sau đó viết và trình bày báo cáo về một vấn đề địa lý trước lớp hoặc trước nhóm. Báo cáo có thể tiến hành trong chương trình nội khóa hoặc ngoại khóa. 1.2. Phân loại báo cáo Địa lý Báo cáo Địa lý có thể trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: - Báo cáo Địa lý trình bày dưới dạng một bài viết (dài hay ngắn) về một vấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia hay một vấn đề toàn cầu. Đây là loại phổ biến hiện nay trong chương trình phổ thông. - Báo cáo Địa lý có thể là một số sưu tập tranh ảnh được sắp xếp theo hệ thống kèm theo lời thuyết minh, một số hệ thống lược đồ, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ thể hiện một chủ đề nhất định. 1.3. Nội dung báo cáo Địa lý Nội dung báo cáo địa lý rất phong phú. Đó là các vấn đề về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và toàn cầu. - Báo cáo có thể được tiến hành sau khi tổng kết bài học, một chủ đề, một chương, hay tổng kết chương trình nhằm hệ thống hóa kiến thức đã học. - Ngoài ra, báo cáo còn được tiến hành sau khi khảo sát, điều tra các đối tượng địa lí ở địa phương. 1.4. Tầm quan trọng của báo cáo Địa lý trong dạy học Trong dạy học báo cáo địa lý có vai trò quan trọng, nó rèn luyện cho học sinh các khả năng như: - Nói, giao tiếp và trình bày quan điểm của mình trước người khác. - Thu thập những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách vở, tài liệu tham khảo, số liệu trên thực địa,... - Hiểu được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học dù là đơn giản. 3 1.5.3. Trình bày thông tin Hình thức trình bày thông tin có thể là bản báo cáo, hoặc trình bày miệng (trên cơ sở đề cương chuẩn bị sẵn). Để trình bày thông tin địa lý khoa học, việc đầu tiên cần phải xây dựng được đề cương (dàn ý) bài báo cáo. Đề cương (dàn ý) bài báo cáo xây dựng ở mức độ khái quát, sau đó chi tiết hóa để làm cơ sở cho việc viết một bản báo cáo hoàn chỉnh. a. Bài viết báo cáo - Bản báo cáo của học sinh nên có những nội dung sau: + Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề báo cáo: tên đề tài, địa điểm, thời gian, mục đích và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động. + Trình bày vắn tắt các hoạt động và phương pháp đã thực hiện. + Trình bày, mô tả những kết quả thực hiện được. + Kết luận, đề xuất ý kiến (nếu có). - Ngôn ngữ của báo cáo: + Văn phong khoa học, ngắn gọn, súc tích, không dùng văn nói trong báo cáo. + Trình bày vấn đề khách quan, không thể hiện cảm xúc của mình hoặc mô tả theo hình thức văn học. + Câu trong báo cáo nên dùng ở thể bị động. Ví dụ: không viết: ”chúng tôi đã nghiên cứu kỹ vấn đề trên và thấy rằng...” mà nên viết ”Từ kết quả nghiên cứu vấn đề trên, có thể thấy...” + Để báo cáo ngắn gọn và làm rõ vấn đề, nên tăng cường sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, các số liệu rời,.... - Trình bày bản báo cáo: + Dùng đề mục hợp lí. + Nếu câu trích nguyên văn trong tài liệu thì để trong ngoặc kép và ghi rõ xuất xứ (nguồn). + Các tư liệu, số liệu, bảng số liệu được sử dụng ở trong báo cáo phải ghi rõ nguồn. + Các số liệu thống kê phải ghi rõ năm thống kê. + Các báo cáo làm trong thời gian dài, có nhiều nội dung cần phải có danh mục tài liệu tham khảo (xếp theo vần A, B, C họ của tác giả). 5 Khi điều tra về các phương pháp, cách thức mà giáo viên thường tiến hành trong quá trình dạy học để rèn luyện cho các em về kỹ năng viết báo cáo thì chúng tôi thu được kết quả giáo viên thường làm mẫu cho các em thực hiện bài viết báo cáo. Việc ra bài tập, làm bài thực hành để rèn luyện kỹ năng, kích thích các em chủ động, tích cực, tự học có thực hiện nhưng chưa nhiều. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý thực sự là một nội dung khó đối với cả giáo viên và học sinh. Các kỹ năng thu thập, xử lý, tổng hợp, trình bày thông tin là các kỹ năng đòi hỏi sự tư duy, kết hợp với kiến thức có được trong quá trình học tập, phải qua quá trình rèn luyện thì mới nhuần nhuyễn và hình thành kỹ năng tự học. Các kỹ năng này góp phần định hướng cho học sinh về cách học, định hướng cho giáo viên về cách dạy trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Vì nó có tính tích cực, đổi mới tư duy trong dạy và học nên khi tiến hành ít nhiều sẽ gây lúng túng. Thực tiễn cho thấy các kỹ năng thu thập, xử lý, tổng hợp, trình bày thông tin (gọi tắt là kỹ năng viết báo cáo) chưa được chú trọng đúng mức. Mặc dù trong chương trình có đưa vào các bài thực hành viết báo cáo nhưng cũng chỉ ở mức nêu vấn đề. Ít tài liệu hướng dẫn các bước rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết báo cáo cho học sinh. Do đó, trong quá trình dạy học, các giáo viên thường sử dụng các kinh nghiệm dạy học của mình để tiến hành rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh, cách thức của mỗi người là khác nhau, chưa có sự thống nhất, chưa mang tính lôgic. Mặt khác, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo do sự hạn chế về mặt thời gian một tiết học, đặc biệt trong các bài thực hành viết báo cáo. Do đó, các giáo viên thường chuẩn bị kĩ các tư liệu, thông tin sẵn để cung cấp cho học sinh, đồng thời quá trình rèn luyện cũng mang tính chất làm mẫu để học sinh bắt chước làm theo mẫu định sẵn, nhằm đảm bảo thời gian trong một tiết học. Họ cho rằng đó là cách làm dễ dàng nhất khi tiến hành dạy các bài thực hành có nội dung viết báo cáo. Khi được hỏi vì sao không tiến hành các bước rèn luyện kỹ năng để định hướng cho các em, rồi tự các em thực hiện, hình thành và rèn luyện kỹ năng thì các giáo viên đều cho rằng: Tư duy của các em đa phần chưa thích ứng với việc tự làm bài theo định hướng của giáo viên mà vẫn phụ thuộc vào mẫu. Việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo muốn thực hiện được thì cần một quá trình lâu dài, có thể từ các cấp, các lớp học ở dưới lên. Ngay một lúc, trong một tiết học các giáo viên khó có thể rèn luyện từng kỹ năng một cách cụ thể cho học sinh. 7 2. Các nguyên tắc, quy trình rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh 2.1. Các nguyên tắc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh 2.1.1. Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý phải gắn liền với việc củng cố và phát triển kiến thức đã học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Để việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý cho học sinh thì cần phải nắm vững chương trình, nội dung SGK, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo. 2.1.2. Đảm bảo tính sư phạm Quy trình và phương pháp rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý cho học sinh cần phải đảm bảo tính sư phạm, phù hợp với cơ sở khoa học của lý luận dạy học. Các phương pháp giảng dạy được tiến hành để rèn luyện kỹ năng này phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, kích thích sự học hỏi, tu duy của học sinh. 2.1.3. Đảm bảo tính khả thi Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý là một vấn đề khó đối với giáo viên và học sinh, do đó khi tiến hành cần chú ý tính khả thi của quy trình và phương pháp thực hiện. Nếu quy trình và phương pháp thực hiện khó có thể tiến hành trong thực tiễn dạy học thì nó chỉ là lý thuyết suông. Các cách thức hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thu thập, xử lý, tổng hợp, trình bày thông tin địa lý cần phải được xem xét sao cho phù hợp với điều kiện sư phạm của ngành giáo dục, đảm bảo tính giáo dục, dễ thực hiện đối với người dạy và người học thì mới đạt kết quả cao. 2.2. Quy trình rèn luyện kĩ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh Bước 1. Xác định mục tiêu rèn luyện kỹ năng Đây là bước khởi đầu quan trọng đối với việc rèn luyện một kỹ năng bất kì cho học sinh. Viết báo cáo địa lý là một vấn đề khó vì nó bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn mà giáo viên phải rèn luyện cho học sinh trong một thời gian dài để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Do đó, để có được một bài viết báo cáo hoàn chỉnh, chất lượng thì học sinh cần nắm vững các khâu, các kỹ năng cụ thể của bài viết báo cáo địa lý. Việc xác định mục tiêu rèn luyện kỹ năng địa lý sẽ góp phần bám sát mục tiêu của môn học, của bài học cần hướng tới. Trên cơ sở đó, giáo viên thiết lập các hoạt động dạy học phù hợp với mục tiêu rèn luyện kỹ năng đặt ra, tổ chức các hình thức, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với việc đạt được mục tiêu về rèn luyện kỹ năng đó một cách tối ưu nhất. 9 khó, từ đơn giản đến phức tạp để học sinh thực hiện rèn luyện kỹ năng đó cho thuần thục. Bước 4. Thiết lập các hoạt động của GV và HS để rèn luyện kỹ năng Dựa vào việc lựa chọn phương pháp, cách thức rèn luyện kỹ năng tương ứng mà giáo viên thiết lập các hoạt động của giáo viên và học sinh một cách cụ thể trong quá trình dạy học. Các hoạt động của giáo viên và học sinh có thể được thiết kế linh hoạt, không nhất thiết tất cả các bước, các khâu của quá trình rèn luyện kỹ năng phải tiến hành tại lớp, trong một tiết học, mà có thể tiến hành ở nhà, trong thời gian dài tùy theo nội dung, kỹ năng cần đạt được. Khi thiết lập các hoạt động của giáo viên và học sinh thì cần chú ý đến các hoạt động của học sinh nhiều hơn, đề cao chủ thể học tập của học sinh nhiều hơn là hoạt động dạy của giáo viên. Học sinh phải làm việc nhiều hơn trong quá trình nhận thức thì mới hình thành và rèn luyện kỹ năng. Giáo viên có thể đóng vai trò bước đầu làm mẫu, sau đó hướng dẫn và học sinh từ việc làm theo đến việc tự thực hiện kỹ năng đó. Mặt khác, các hoạt động dạy và học phải linh hoạt, kích thích tính tò mò, tự tìm tòi, sáng tạo của học sinh, phải khiến tất cả học sinh trong lớp chủ động tham gia vào các bước của quá trình rèn luyện kỹ năng. Giáo viên nên tránh việc thiết lập các hoạt động dạy học đơn thuần chỉ dành cho các học sinh khá, giỏi, các học sinh tích cực, mà không bao quát toàn bộ lớp học. Ví dụ: Khi rèn luyện kỹ năng viết báo cáo, giáo viên có thể thiết lập hoạt động của học sinh là yêu cầu mỗi học sinh đều tự mình viết thành một bài báo cáo về chủ đề của nhóm sau quá trình làm việc theo nhóm. Việc này có thể tránh được tình trạng nếu chỉ làm một bài viết báo cáo chung cho cả nhóm thì chỉ có một số học sinhng nhóm tham gia rèn luyện kỹ năng viết/trình bày báo cáo cho cả nhóm. Các học sinh khác nghiễm nhiên giao khoán cho bạn và không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo đó như thế nào. Còn khi trình bày, giáo viên có thể gọi bất kì học sinh trong nhóm trình bày, sau đó các bạn trong nhóm có thể bổ sung thêm các ý kiến để hoàn thiện bài trình bày của nhóm. Bước 5. Kiểm tra, đánh giá kết quả Kiểm tra đánh giá là để xem hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng đạt được đến đâu. Thông qua việc kiểm tra kết quả rèn luyện kỹ năng địa lý có thể đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu kỹ năng đã được quy định, từ đó đề xuất các điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc đó. Bên cạnh việc ghi nhận những gì đạt được, giáo viên có thể sử dụng nó làm cơ sở để xây dựng tiếp các kế hoạch rèn luyện kỹ năng khác ở mức độ cao hơn. Ngoài ra, qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên có thể điều chỉnh 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_viet_bao_cao_dia_ly.doc