Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua hai văn bản đọc - Hiểu Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua hai văn bản đọc - Hiểu Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua hai văn bản đọc - Hiểu Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA HAI VĂN BẢN ĐỌC - HIỂU TẤM CÁM (TRUYỆN CỔ TÍCH), TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY (TRUYỀN THUYẾT) - NGỮ VĂN 10, TẬP 1 MÔN: NGỮ VĂN Tên tác giả: CUNG THỊ THU Tổ bộ môn: Văn - Ngoại ngữ Năm thực hiện: 2020 - 2021 SĐT liên hệ: 0966512070 HỌC PHỔ THÔNG 10 1. Thực trạng dạy học, những khó khăn và thuận lợi 10 1.1. Thực trạng dạy học môn Ngữ văn 10 1.2. Những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện kỹ năng phản biện của thầy và trò 10 1.3. Những thuận lợi cho hoạt động phản biện theo xu hướng giáo dục phổ thông mới và dấu hiệu tích cực đã đạt được 12 2. Thực trạng phản biện của giáo viên - học sinh trung học phổ thông nói chung và thầy trò trường trung học phổ thông Yên Thành 2 nói riêng hiện nay trong những giờ dạy học văn 13 3. Nhu cầu học tập, bộc lộ của học sinh lớp 10 trong 2 văn bản Tấm Cám (truyện cổ tích), An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (truyền thuyết) tại trường THPT Yên Thành 2 14 3.1. Văn học dân gian . 14 3.2. Thế giới của những câu chuyện cổ tích 14 3.3. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy 15 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC HAI VĂN BẢN ĐỌC - HIỂU “TẤM CÁM”, “AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY” 17 1. Một số nguyên tắc dạy học theo hướng phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện cho học sinh qua hai văn bản 17 1.1. Giáo viên kiến tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ quan điểm, được thảo luận, tranh biện 17 1.2. Tôn trọng con người cá nhân, tôn trọng sự khác biệt, sẵn sàng đón nhận năng lực đa chiều của học sinh 17 1.3. Rèn luyện năng lực tư duy phản biện cần đảm bảo thống nhất với các mục tiêu khác khi tiến hành dạy học văn bản 18 2. Một số biện pháp phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện cho học sinh qua đọc hiểu văn bản Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy 20 2.1. Xây dựng tình huống dạy học có vấn đề 20 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 SGK Sách giáo khoa 4 THPT Trung học phổ thông biện”. Thông tư này cũng quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học về việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Trên thực tế, dạng đề mở những năm gần đây cũng đã minh chứng rằng giáo dục của chúng ta đang hướng tới phát triển kỹ năng phản biện của học sinh. Giáo dục những con người toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc trở thành mục tiêu hàng đầu. Trang bị cho thế hệ trẻ tư duy phản biện cũng có nghĩa là trang bị cho các em sự tự tin, tính tự lập, khát vọng đổi mới và khát vọng thành công hơn trong cuộc sống. Chúng ta muốn học sinh, sinh viên của mình có đủ bản lĩnh, tự tin để tham gia các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới thì việc rèn luyện năng lực phản biện cho họ ngay từ khi còn ở cấp THPT là điều thiết thực và vô cùng quan trọng. 1.3. Năng lực tư duy phản biện góp phần khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học ngữ văn kiểu truyền thống tại địa phương Thực tế cho thấy rằng: việc Dạy ngữ văn trên lớp của thầy cô vẫn còn nặng hình thức truyền thụ kiến thức một chiều. Việc Học của trò vẫn là nghe, hiểu và làm theo. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: - Áp lực chương trình theo phân phối đã được định sẵn. - Áp lực kiểm tra và thi cử khiến giáo viên và học sinh còn coi trọng kiến thức hơn là kỹ năng. - Hạn chế từ phương pháp truyền thụ của thầy và khả năng tiếp nhận của trò Vậy nên dạy học theo hướng phát triển năng lực mặc dù đã được vận dụng nhưng còn mang tính hình thức, một số giáo viên còn lúng túng, chưa thẩm thấu nên chưa thực sự hiệu quả. 1.4. Đáp ứng nhu cầu dạy và học tác phẩm văn học dân gian nói chung và hai văn bản Tấm Cám (Truyện cổ tích); Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (truyền thuyết) nói riêng (chương trình Ngữ văn 10 - Tập 1) 2 THPT. Nhưng trong khả năng của người viết, chúng tôi chỉ xin đề xuất một số cách rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh qua bài đọc hiểu hai văn bản văn học Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy (Ngữ văn 10). Đối tượng học sinh mà tôi thực hiện khảo nghiệm và đối chứng kết quả là học sinh lớp 10 trường THPT trường THPT Yên Thành 2, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trong năm học 2020 - 2021 tại 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy 10A5, 10A7. Tôi cũng sử dụng phân phối chương trình nhóm văn trường Yên Thành 2 năm học 2020 - 2021(chương trình có tự chọn) để thực hiện sáng kiến này. 3. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề này tài nhằm tìm cách phát huy tối đa năng lực phản biện của người dạy và người học thông qua hai văn bản rất tiêu biểu của phần tự sự văn học dân gian Ngữ văn 10. Đồng thời tạo ra được một không khí dạy học dân chủ, thoải mái, góp phần làm nên sức hấp dẫn cho việc chiếm lĩnh tri thức văn học dân gian, nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm dân gian trong trường phổ thông. Nhiệm vụ cụ thể mà tôi tiến hành như sau: - Nghiên cứu nhiệm vụ năm học thông qua các văn bản chỉ đạo đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An trong những năm gần đây. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tư duy phản biện, các biện pháp phát triển năng lực đó trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới dạy học, năng lực phản biện, bài tập thực tiễn, dự án học tập và vai trò của nó trong việc phát triển năng tư duy phản biện cho học sinh. - Nghiên cứu hai bài học: An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn 10, tập 1. - Đề xuất và áp dụng thực nghiệm các biện pháp phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học hai tác phẩm nói trên. 4 PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1 Thuật ngữ và khái niệm “Phản biện”, “Tư duy phản biện”, “Năng lực phản biện” 1.1.1. Thuật ngữ “Phản biện” (Opponency) là dùng lý lẽ và dẫn chứng để lập luận chống lại một ý kiến, quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá, hành động, việc làm nhằm thuyết phục người nghe nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo cách khác có đúng đắn hơn, khách quan hơn. Mục đích phản biện là chống đối một luận điểm bằng cách đề xuất một cách nhìn hay một góc nhìn khác để người bị phản biện phải cố gắng chứng minh quan điểm của mình là đúng đắn nhất, từ đó thúc đẩy mọi người có thể lựa chọn cân nhắc một phương án tối ưu. Phản biện không đồng nghĩa là bác bỏ, đả kích hay phê phán mà dựa trên tinh thần đối thoại, và do đó nó có tính tích cực và xây dựng. 1.1.2. Tư duy phản biện là thuật ngữ chỉ một quá trình tư duy biện chứng, bao gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Muốn có phản biện trước hết phải có tư duy phản biện. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Cũng có nghĩa là quá trình tiếp nhận không hề là đơn thuần, duy trì thông tin thụ động mà là tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác và độ tin cậy của thông tin. 1.1.3. Năng lực phản biện Năng lực phản biện là huy động vốn tri thức, kinh nghiệm và năng lực lập 6 - Nội dung phản biện: là vấn đề đang được nói đến nhưng chưa thỏa đáng, chưa thuyết phục người đọc, người nghe. - Lập luận phản biện là cách dùng các thao tác lập luận để đưa ra phản biện. Các thao tác gồm: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh kết hợp với lí lẽ, dẫn chứng (có thể kèm thêm thái độ, cử chỉ, cảm xúc của người phản biện). - Kết quả của phản biện có thể đúng, có thể không đúng. Nếu đúng sẽ là chân lý được rút ra. Nếu chưa đúng sẽ là tiền đề cho những phản biện tiếp theo. 2.Cơ sở thực tiễn 2.1. Phản biện trong dạy học ở những nước có nền giáo dục tiên tiến Nhìn ra thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy hầu hết các quốc gia có nền giáo dục phát triển mạnh, cụ thể là các nước phương Tây, đều coi trọng tư duy phản biện. Ở Mỹ, người ta đề cao tính dân chủ trong giáo dục, tạo điều kiện cho người học, phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT. Phó giáo sư lịch sử Johann N. Neem thuộc Đại học Western Washington (Mỹ), trong một bài viết đăng trên tạp chí The Chronicle of Higher Education, đã thúc giục nhà chức trách và những nhà giáo dục Mỹ cần thực hiện tốt hơn việc giáo dục lịch sử dân tộc và phải dạy với tinh thần phản biện. Nước Anh coi dạy học tư duy phản biện như một môn học chính quy. Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính: "Sự đáng tin của dẫn chứng" và "Phát triển tranh luận". Đối với học sinh dưới 16-18 tuổi, tư duy phản biện được đưa xen kẽ vào trong bài giảng của giáo viên. Còn ở các quốc gia Đông Nam Á, cụ thể là Singapore, một đất nước có nền giáo dục khá tiên tiến trên thế giới hiện nay, người ta quan niệm tư duy phản biện sản sinh ra tư duy sáng tạo.Vì thế họ luôn đặt trọng tâm phát triển tư duy phản biện cho người học để nâng cao khả năng đối đầu với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế dưới ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa. Cụ thể, năm 1997, Bộ Giáo dục Singapore đã chính thức thành lập một trung tâm nghiên cứu có tên là “Cục tư duy phản biện”. Các nước tiên tiến đã coi trọng phản biện trong dạy học, đây là cơ sở đáng 8 đọc - hiểu và tạo lập văn bản. Cũng theo PGS, yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực là phân hóa năng lực sở trường của cá nhân người học được chú trọng. Đặt trong xu hướng phát triển chung này, phát triển tư duy phản biện trong dạy và học môn Ngữ văn là một nhiệm vụ cốt lõi và thiết thực. 2.4. Tầm quan trọng việc phát triển năng lực tư duy phản biện trong dạy học 2.4.1 Phát triển năng lực tư duy phản biện trong dạy học nhằm vào việc xây dựng kỹ năng tư duy có lợi cho cả cộng đồng và toàn xã hội Tư duy phản biện đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay- nền kinh tế toàn cầu trong thời đại 4.0 được kiểm soát và định hướng bởi thông tin, dữ liệu và công nghệ. Nền kinh tế mới cho thấy nhu cầu cao về các kỹ năng tư duy linh hoạt, khả năng phân tích thông tin và hòa hợp các nguồn kiến thức đa dạng để giải quyết vấn đề. Do vậy, một cái tôi cá nhân cần phải có khả năng nhanh chóng đối mặt với những thay đổi và thích nghi hiệu quả, biết hòa nhập mà không hòa tan. 2.4.2. Phát triển tư duy phản biện nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người thầy. Một thầy giáo giỏi sẽ nuôi dưỡng tư duy phản biện cho học sinh trong mọi giai đoạn của việc học kể cả giai đoạn bắt đầu. Điều quan trọng ở đây là, người thầy vun đắp tư duy phản biện cho học sinh bằng cách đưa ra những câu hỏi, bài tập kích thích tư duy, là điều cốt lõi trong việc kiến tạo tri thức. Người thầy giáo giỏi nhận thức được điều này và tập trung vào những câu hỏi, bài đọc và những hoạt động kích thích suy nghĩ để học sinh tự mình làm chủ những khái niệm cốt lõi và những nguyên tắc ẩn dưới sự vật hay sự việc. Mặt khác, rèn luyện năng lực phản biện cho học sinh còn giúp các giáo viên thu được những thông tin phản hồi hữu ích để điều chỉnh phương pháp dạy học của mình. Thông qua việc phản biện của trò, người dạy sẽ phân loại được đối tượng. Qua đó có sự điều chỉnh dạy học phù hợp cho mỗi đối tượng khác nhau. 2.4.3 Phát triển tư duy phản biện tăng cường khả năng ngôn ngữ, thuyết trình, sự sáng tạo, rất cần thiết cho việc tự nhận thức bản thân của học sinh. Việc suy nghĩ một cách rành mạch và hệ thống có thể cải thiện cách mà các em bày tỏ ý tưởng của mình. Thông qua học cách phân tích các cấu trúc logic trong 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_nang_luc_tu_duy_phan_bien_ch.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua hai văn bản đọc -.pdf