Sáng kiến kinh nghiệm Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến trường THPT Trần Hưng Đạo Chúng tôi: Tỷ lệ (%) Trình độ đóng Ngày tháng TT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ chuyên góp vào năm sinh môn việc tạo ra sáng kiến THPT Trên 1 Trương Thị Thu Hà 24/05/1971 PHT Trần Hưng Đạo ĐH 20% THPT CTCĐ 2 Phạm Thị Thanh Hoa 02/10/1978 Cử nhân Trần Hưng Đạo TTCM 20% THPT Giáo 3 Đinh Thị Hương 06/04/1978 Cử nhân Trần Hưng Đạo viên 20% THPT Giáo 4 Hà Thị Thu 12/05/1987 Thạc sĩ 20% Trần Hưng Đạo viên THPT Giáo 5 Nguyễn Thị Ngọc Thúy 17/12/1981 Cử nhân Trần Hưng Đạo viên 20% I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10” Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn THPT II. Nội dung 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1. Dạy văn học dân gian theo kế hoạch giáo dục Khung phân phối chương trình về cơ bản được chia theo từng tuần, mỗi tuần sẽ gồm các bài liên quan đến 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt và Làm văn. Tùy thuộc vào nội dung kiến thức, mà thường sẽ có cả 3 phân môn này hoặc 2/3 phân môn sao cho đủ tổng số tiết của mỗi học kì hoặc của cả năm học. Như vậy, bài học sẽ được cấu trúc riêng rẽ, không có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau. Tuần Tiết Tên bài 6 18 Hướng dẫn đọc thêm: Ra-ma buộc tội 7 19 Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự 1 học, còn học sinh là “khách thể, là quỹ đạo xung quanh”. Giáo án dạy chương trình cũng được thiết kế theo một đường thẳng từ trên xuống dưới, nội dung giảng dạy mang tính truyền thống và mang đặc điểm về sự tuyến tính cao. Có nhiều phương pháp dạy học truyền thống khác nhau, như phương pháp thuyết trình thông báo – tái hiện, phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp đọc, phát vấn Cho dù là phương pháp nào thì giáo viên cũng là người truyền đạt, chỉ đạo, kiểm tra các bước học tập còn học sinh là đối tượng tiếp nhận. * Ưu điểm: - Giáo viên thông báo được nội dung kiến thức của bài học theo một định hướng có sẵn. - Tái hiện chính xác tri thức. - Hình thành tư tưởng, tình cảm tốt đẹp thông qua ngôn ngữ và cách thức mà giáo viên giảng dạy. * Hạn chế: - Nặng về truyền đạt thông tin. - Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học buồn tẻ và kiến thức thiên về lý thuyết. Vì không có cơ hội thực hành nên học sinh khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực hiện. - Ít phát triển tư duy độc lập và sáng tạo. - Người học bị động, không/ ít có sự tương tác hai chiều. - Ít/ khó hình thành những kĩ năng và định hướng năng lực cho học sinh. 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1. Những vấn đề lí luận chung 2.1.1. Khái lược về Sân khấu hóa các tác phẩm văn học Tác giả Cao Ngọc trong bài viết “Cần cẩn trọng khi chuyển thể tác phẩm văn học” đã khẳng định: “Trong lịch sử nghệ thuật nói chung, các tác phẩm văn học kinh điển, nổi tiếng luôn có sức hấp dẫn với đông đảo công chúng. Đây được coi là một “mỏ vàng” cho các đạo diễn, biên kịch sân khấu. Những năm 50 của thế kỷ XX, truyện Kiều của Nguyễn Du do NSND Sỹ Tiến và Việt Dung viết kịch bản đã lập kỳ tích hơn1000 đêm diễn”. Sau đó, vở kịch được công chiếu tại Giơ – ne – vơ (Thụy Sĩ) và tiếp tục gặt hái những thành công vang dội, đích thân thị trưởng thành phố đã mời các nghệ sĩ của Việt Nam đến tòa thị chính để chiêu đãi trọng thể và mời ở lại biểu diễn vài ngày. Từ đó đến nay, việc chuyển thể tác phẩm văn học sang các loại hình sân khấu ngày càng trở nên phổ biến và gặt hái được những thành công nhất định. Các vở kịch chuyển thể từ các tác phẩm như Cô bé bán diêm, Tấm Cám, Dế mèn phiêu lưu kí cũng được diễn khắp năm châu. Trong công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn, từ năm 2002, Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung (Tổ trưởng tổ Xã hội, Giáo viên Ngữ văn trường THPT chuyên Ngoại ngữ thuộc Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội) là người đầu tiên tìm ra phương pháp sân khấu hóa tác phẩm văn học, “Trả tác phẩm về cho học sinh”. Tức là làm sao cho các em được tìm hiểu, được sống, được cháy hết mình trong mỗi tác phẩm bằng diễn xuất của mình. Đúng như một nhà giáo dục học người Mĩ đã nói: “Trước một vấn đề, thầy nói cho tôi, tôi sẽ quên, cho tôi xem, có thể tôi không nhớ nhưng cho tôi tham gia thì tôi sẽ hiểu. Tôi hiểu bởi thầy đã dạy tôi cách học mà tôi 3 Hình thức phù hợp và học sinh thường lựa chọn nhiều nhất đó là diễn kịch. 2.2. Vận dụng biện pháp Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian vào thực tiễn 2.2.1.Lập kế hoạch tiến hành Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian * Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động - Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch giáo dục, giáo viên cần tiến hành khảo sát nhu cầu và các điều kiện để tiến hành hoạt động. Chúng ta cần xác định rõ đối tượng thực hiện để có thể thiết Kế hoạt động vừa phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa hạn chế tối đa những điều không phù hợp xảy ra đối với học sinh. - Thông thường, để Sân khấu hóa được một tác phẩm/trích đoạn văn học dân gian mất khá nhiều thời gian. Vì vậy, giáo viên cần rà soát trước Kế hoạch dạy học để giao nhiệm vụ cho học sinh kịp thời. - Mặt khác, không phải bất kì một tác phẩm văn học dân gian nào cũng có thể sân khấu hóa được. Giáo viên cần căn cứ vào các điều kiện vật chất, đối tượng học sinh, kế hoạch dạy học để lựa chọn tác phẩm phù hợp. * Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động Việc xác định rõ ràng mục tiêu của hoạt động sẽ giúp: - Tạo nên tính đúng đắn cho hoạt động. - Kích thích tính tích cực hoạt động, năng động, chủ động của giáo viên và học sinh. - Khối lượng và chất lượng kiến thức rõ ràng, học sinh dễ nắm bắt, giáo viên dễ dàng tổ chức lớp học. - Dự đoán những kỹ năng, thái độcó thể được hình thành ở học sinh và các mức độ đạt được sau khi tham gia hoạt động. * Bước 3: Xác định nội dung, cách thức của hoạt động - Căn cứ vào từng chủ đề trong Kế hoạch giáo dục, căn cứ vào nhu cầu và các mục tiêu đã đề ra để xây dựng nội dung phù hợp cho các hoạt động. - Xác định cụ thể cách thức tiến hành hoạt động. Có thể tiến hành một hoạt động hoặc một chuỗi các hoạt động liên tiếp nhau sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra và phù hợp với từng đối tượng học sinh. * Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết hoạt động - Lập kế hoạch chi tiết hoạt động,chi phí (nếu có phát sinh) và điều kiện thực hiện chúng để tìm ra phương án tối ưu nhất có thể tiến hành. - Kiểm soát được toàn bộ nội dung, xác định rõ các bước tiến hành, cách thức thực hiện * Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện hoạt động Đây là một khâu quan trọng bởi việc rà soát, kiểm tra kĩ càng lại nội dung và trình tự của các hoạt động, thời gian thực hiện cho từng hoạt động, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được sẽ quyết định việc thành công hay thất bại của mục tiêu đề ra. Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý thì phải kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện chương trình hoạt động. 2.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian * Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: - Tên bài học: Nêu tên một bài học cụ thể hoặc một chủ đề mà giáo viên lựa chọn để sân khấu hóa. 5 - GV giao nhiệm vụ: HS tìm hiểu tác phẩm và loại hình sân khấu phù hợp -Hs thực hiện nhiệm vụ (làm việc nhóm): + Đọc các tác phẩm văn học dân gian/sgk Ngữ văn 10 (hoặc tác phẩm mà giáo viên định hướng). + Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm lựa chọn tìm kiếm thông tin trong sgk, trên Intenet và các tài liệu khác mà học sinh có. + Mỗi thành viên trong nhóm trình bày kết quả tìm kiếm của mình và báo cáo về nhóm trưởng. + Cả nhóm thống nhất các thông tin tìm được và xây dựng các thông tin về hình thức sân khấu hóa. + Lựa chọn tác phẩm văn học dân gian sẽ chuyển thể thành kịch bản sân khấu Gv kiểm tra quá trình làm việc của học sinh và hướng dẫn học sinh lựa chọn tác phẩm và loại hình sân khấu hóa. Hoạt động 2. Xây dựng ý tưởng kịch bản - Mục tiêu: học sinh hình thành được ý tưởng cho một kịch bản cho một tác phẩm/trích đoạn tác phẩm văn học dân gian - Hình thức: hoạt động nhóm GV giao nhiệm vụ cho học sinh về việc xây dựng ý tưởng cho kịch bản chuyển thể từ tác phẩm văn học dân gian sang một loại hình sân khấu - Hs thực hiện nhiệm vụ + Các nhóm thảo luận để thống nhất hình thức chuyển thể cho phù hợp nhất với nhóm mình. + Xây dựng kịch bản cho một tác phẩm văn học dân gian để biểu diễn trên sân khấu trong khoảng thời gian GV quy định: xác định tên tác phẩm được sân khấu hóa (có thể trùng hay không trùng với tên bài học), dự kiến phân cảnh, nhân vật, bối cảnh, đạo cụ, trang phục + GV quan sát, theo dõi quá trình làm việc của học sinh, yêu cầu các em báo cáo tiến độ (nếu làm việc tại nhà) rồi nhận xét, tư vấn cho ý tưởng kịch bản của từng nhóm. Đảm bảo sự đa dạng, không trùng lặp về ý tưởng, tránh những sai sót không đáng có hay không đúng với thuần phong mĩ tục của người Việt. Hoạt động 3: Sáng tác kịch bản chuyển thể - Mục tiêu :học sinh biết sáng tác một kịch bản sân khấu chuyển thể từ một tác phẩm văn học dân gian. Nắm chắc đặc điểm loại hình sân khấu mà mình lựa chọn để sáng tác. - Hình thức: hoạt động nhóm GV giao nhiệm vụ cho HS: Sáng tác kịch bản Hs: thực hiện nhiệm vụ + Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên hoặc cho nhóm thành viên trong nhóm. + Các thành viên trong từng nhóm chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công. + Cả nhóm thống nhất thành kịch bản hoàn chỉnh. + Rà soát, điều chỉnh sai sót và hoàn thiện kịch bản. 7 vậy, thông qua quá trình này, giáo viên đã bước đầu bồi dưỡng cho tài năng của các em sau này. - Thứ bảy, giúp văn học gắn liền với thực tế.Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, liên hệ thực tế làmột phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo được sự hô ứng của bài học và đời sống, gắnliền môn học và đời sống, tạo hiệu quả và chất lượng giáo dục cao. Liên hệ thực tế địnhhướng cho học sinh biết nhìn lại lịch sử, trân trọng những giá trị truyền thống, được bồidưỡng tư tưởng, đạo đức và biết lựa chọn quan điểm sống tốt, sống có ích, có trách nhiệmvà sống đẹp, sống kịp với thời đại hội nhập của đất nước, nhân loại. - Thứ tám, giúp học sinh phân việt rõ ranh giới giữa văn học viết và văn học dân gian, nắm vững đặc trưng thể loại.VHDG có nhiều dị bản, là sáng tác của cả tập thể. Trong khi đó, văn học viết là sáng tác của cá nhân và chỉ có 1 bản duy nhất. Mặt khác, khi SKH tác phẩm VHDG, tác phẩm như được làm sống lại trong môi trường kịch, hoạt cảnh, thông qua hình thức trình diễn làm sáng lên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm VHDG nói chung. Như vậy, Sân khấu hóa các tác phẩm văn học cho đến nay vẫn luôn đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy học. Ở từng trường, từng lớp, từng đối tượng học sinh, các em vẫn làm cho sân khấu hóa cực kì đa dạng, phong phú, mới mẻ. Chưa bao giờ có một tác phẩm lặp lại hai lần về ý tưởng. Đây luôn luôn là nơi để các em có thể trải nghiệm, học tập, thậm chí tỏa sáng trên con đường nghệ thuật. Biện pháp Sân khấu hóa hoàn toàn có thể áp dụng với bộ phận văn học viết. III. Hiệu quả đạt được 1. Đối với nhà trường Chất lượng giáo dục của trường đối với môn Ngữ văn được nâng cao. - Điểm trung bình qua các kì thi của khối 10 tăng hơn so với trước.(Phụ lục 3) - Chất lượng học sinh giỏi: nhiều giải hơn. - Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT tăng từ 96% lên 100%. 2. Đối với hoạt động của tổ chuyên môn Thứ nhất, hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nền nếp, dần khắc phục được tính hành chính, sự vụ trước kia. Tổ chuyên môn thực sự trở thành sức mạnh của nhà trường, các thành viên của tổ cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn và tạo được mối quan hệ thân tình giữa đồng nghiệp. Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn đã thổi một luồng sinh khí mới vào trong trường học, làm thay đổi hoàn toàn phong thái, lề lối làm việc cũ của giáo viên. Không khí bao trùm trong các tổ chuyên môn là tinh thần, trách nhiệm, ý thức học hỏi lẫn nhau. Thứ ba, sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực thực sự khiến cho giáo viên của tổ tích cực nghiêm túc trong giảng dạy và tìm tòi đổi mới phương pháp. 3. Đối với giáo viên Thứ nhất, giáo viên được bồi dưỡng thêm vốn sống, vốn hiểu biết để bài dạy trở nên phong phú hơn. Người giáo viên như được truyền thêm lửa và sống cùng các tác phẩm của các nhà văn, được trau dồi vốn kiến thức phong phú từ học sinh về các lĩnh vực: công nghệ thông tin, điện ảnh, sân khấu Thứ hai, bản thân mỗi giáo viên luôn nỗ lực tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy thích nghi với những đổi thay về chức năng, nhiệm vụ phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_san_khau_hoa_cac_tac_pham_van_hoc_dan.docx