Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10
TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO SINH HỌC 10. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa............................................................................................................ i Mục lục .................................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................iii Danh mục các bảng, biểu đồ .................................................................................. iv PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:......................................................... ............................ 1 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 1 3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................... 1 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................ 2 5. CẤU TRÚC CỦA SKKN ................................................................................. 2 PHẦN II: NỘI DUNG .......................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 3 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................... 3 1.1.1. Tình huống và tình huống dạy học ............................................................... 3 1.1.1.1.Tình huống ................................................................................................ 3 1.1.1.2. Tình huống dạy học ................................................................................... 3 1.1.1.3. Bài tập tình huống và cấu trúc của bài tập tình huống .............................. 4 1.1.1.4. Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống ......................................... 4 1.1.1.5. Đặc điểm của dạy học bằng bài tập tình huống .................... 5 1.1.1.6. Tiêu chuẩn của một bài tập tình huống tốt ................................................ 5 1.1.1.7. Ưu - nhược điểm của dạy học bằng bài tập tình huống ............................. 5 1.1.2. Kỹ năng học tập của học sinh ...................................................................... 6 1.1.2.1. Kỹ năng ..................................................................................................... 6 1.1.2.2. Kỹ năng học tập ........................................................................................ 7 1.1.3. Kỹ năng so sánh .......................................................................................... 7 1.1.3.1. Khái niệm ................................................................................................... 7 1.1.3.2.Vai trò việc rèn luyện kỹ năng so sánh: ..................................................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................. 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ GV Giáo viên HS, HSG Học sinh, Học sinh giỏ NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông NST Nhiểm sắc thể SH Sinh học TB Tế bào PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Luật giáo dục 2019, điều 7 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Hiện nay, trong các trường THPT, nhất là các trường thuộc vùng miền núi xa trung tâm thành phố, cơ sở vật chất trường lớp còn hạn chế nên việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực có chuyển biến nhưng còn chậm. Vì vậy, việc nghiên cứu và sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học mới là vấn đề cấp thiết. Để tổ chức hoạt động học tập cho HS theo hướng tích cực thì GV cần phải có công cụ, phương tiện để tổ chức như: bản đồ khái niệm, sơ đồ hóa, câu hỏi, bài tập, phiếu học tập... Trong đó, việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh là cần thiết. Có những ưu điểm rất lớn như dễ khái quát kiến thức, dễ sử dụng, hiệu quả cao, sử dụng được trong nhiều khâu của quá trình dạy học. Chương trình Sinh học THPT, phần Sinh học tế bào có vị trí tương đối quan trọng. Những kiến thức về Sinh học tế bào là chìa khoá để giải quyết nhiều vấn đề thuộc hầu hết các chủ đề kiến thức về Sinh học, vi sinh vật, Di truyền, Tiến hoá với nội dung nêu lên thành phần, cấu tạo và vai trò các chất vô cơ và hữu cơ đối với tế bào, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống. đặc biệt giải các bài tập về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Trong đề thi HS giỏi các cấp. Đại học, Cao đẳng số câu hỏi đòi hỏi kĩ năng so sánh với tư duy lôgic cao chiếm khá nhiều và thường gây ra không ít khó khăn, lúng túng cho các em.Vì vậy, việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh trong dạy – học s phát huy tính tích cực của HS và mang lại hiệu quả cao. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài : Sử dụng Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10. 2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Quy trình xây dựng và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 - Học sinh trường THPT Mường Quạ 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Sử dụng Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 1 PHẦN II: NỘI DUNG NHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Tình huống và tình huống dạy học 1.1.1.1.Tình huống Theo từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết. Tình huống cũng có thể được miêu tả hoặc trình bày một trường hợp trong thực tế nhằm đưa ra một vấn đề chưa được giải quyết và thông qua đó đòi hỏi người đọc phải giải quyết Xét về góc độ tâm lí học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó. Trong quan hệ không gian, tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể. Trong quan hệ thời gian, tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng, tình huống là sự độc lập cuả các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động [2]. Nói một cách khái quát, “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng’’ Người ta phân biệt tình huống làm hai dạng chính: - Tình huống đã xảy ra, đây là những tình huống đã xảy ra và được tích luỹ lại trong vốn tri thức của loài người. - Tình huống s xảy ra (dự đoán), đây là những tình huống mà con người dự đoán xảy ra trong tương lai. 1.1.1.2. Tình huống dạy học Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong một trường dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể [14]. Nguyễn Ngọc Quang còn đưa ra một cách tiếp cận mới của tình huống dạy học đó là tình huống mô phỏng hành vi. Mô phỏng hành vi là bắt chước, sao chép, phỏng theo quá trình hành vi của con người, sự tương tác riêng cá nhân của người đó, nhằm đạt mục đích nào đó. Dùng tình huống mô phỏng này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học. Thực chất đó là quy trình chuyển tình huống mô phỏng thành tình huống dạy học [7], [15]. Như vậy, bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ mục đích - nội dung - phương pháp theo chiều ngang tại một thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức. 3 Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống, giáo viên tổ chức cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết cho các bài tập tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra [7]. 1.1.1.5. Đặc điểm của dạy học bằng bài tập tình huống [6] - Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học, những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân kỹ năng. - Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp, nó không phải chỉ có một giải pháp cho tình huống (tình huống chứa các biến sư phạm). - Bản thân tình huống mang tính chất gợi vần đề, không phải học sinh làm theo ý thích của thầy giáo; học sinh là người giải quyết vấn đề theo phương thức thich nghi, điều tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tùy thuộc vào tình huống. - Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống. - Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn. 1.1.1.6. Tiêu chuẩn của một bài tập tình huống tốt - Về mặt nội dung: + Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học. + Bài tập tình huống phải mang tính giáo dục. + Tạo khả năng để học sinh đưa ra được nhiều đáp án. + Phải chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích. + Tạo được sự hứng thú cho người học. + Nêu ra được những vấn đề quan trọng, cốt lõi cho người học và phù hợp với người học. - Về mặt hình thức, bài tập tình huống phải: + Có cách thể hiện sinh động. + Có sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, ẩn danh. + Kết cấu rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. + Có trọng tâm và tương đối hoàn chỉnh để không cần phải tìm hiểu thêm quá nhiều thông tin 1.1.1.7. Ưu - nhược điểm của dạy học bằng bài tập tình huống Ưu điểm của dạy học bằng bài tập tình huống: Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, lĩnh hội kiến thức; phát triển các kĩ năng học tập; giải quyết vấn đề, kĩ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kĩ năng giao tiếp như: 5
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_bai_tap_tinh_huong_de_ren_luye.pdf