Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ văn lớp 10 THPT

docx 20 trang sk10 03/09/2024 860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ văn lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ văn lớp 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ văn lớp 10 THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
 Đơn vị THPT Nguyễn Đình Chiểu
 Mã số: ................................
 (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN 
 ĐỂ KỂ CHUYỆN,TÓM TẮT
 TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 
 THPT.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lê 
 Lĩnh vực nghiên cứu:
 - Quản lý giáo dục :
 - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn - Lĩnh vực
khác:
 Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
  Mô hình Phần mềm  Phim ảnh Hiện vật khác 
 Năm học: 2011-2012.
 - 1 - Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐỂ KỂ 
 CHUYỆN,TÓM TẮT TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 THPT.
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn hợp thành chương trình văn hóa 
cơ bản ở bậc THPT,chuẩn bị cho các em học sinh ra đời hoặc tiếp tục học cao 
hơn.Sách Ngữ văn 10 có viết: “Văn học là nhân học” – Môn Ngữ văn góp phần 
quan trọng vào việc giáo dục nhân cách học sinh,giúp các em trở thành những con 
người tốt.Đó là những con người yêu nước, yêu CNXH, có tư tưởng tình cảm cao 
đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm thù cái 
ác Đó là những con người có bản lĩnh, tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ cái 
chân-thiện-mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học. Đó cũng chính là những 
người có ham muốn tha thiết đem tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp xây 
dựng đất nước.
 Vì vậy, mỗi bài học ở THPT giáo viên không chỉ hướng dẫn các em thưởng 
thức, cảm thụ. Mà điều cơ bản là thông qua thưởng thức cảm thụ giáo viên hướng 
dẫn các em chủ động lĩnh hội những kiến thức cụ thể vừa sức về tác phẩm văn học, 
học sinh tiến đến chiếm lĩnh những kiến thức phổ biến về khoa học. Có như vậy, 
môn Ngữ văn ở THPT mới góp phần vào việc giáo dục học sinh phát triển toàn 
diện về tâm hồn và trí tuệ, về tri thức và thẩm mĩ.
 Nhất là những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện thay sách 
giáo khoa cấp I, II,III ;dạy học bám sát vào chuẩn kiến thức-kĩ năng và thực hiện 
chương trình giảm tải năm 2011. Có sự thay đổi đáng kể trong nội dung và hình 
thức. Cùng với sự thay đổi ấy phương pháp dạy học cũng được nghiên cứu và thay 
đổi cho phù hợp với chương trình , đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 
Theo tôi nghĩ đây là phương pháp dạy học tích cực. Vì vai trò của người thầy là 
định hướng, chỉ đạo còn học sinh giữ vai trò tích cực hoạt động và chủ động. 
Phương pháp dạy học này đã kích thích tư duy sáng tạo của học sinh rất cao giúp 
các em làm chủ được kiến thức môn học.
 Muốn học được một giờ văn tốt trước hết người học phải đọc trước tác phẩm 
(văn bản) và nắm được nội dung văn bản. Đối với Ngữ Văn lớp 10, trong giờ học 
văn việc đọc văn bản, nắm được nội dung của văn bản đồng nghĩa với việc kể được 
tóm tắt văn bản đó. Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả tiếp 
thu bài của học sinh. Vì đọc xong tác phẩm, nhất là tác phẩm tự sự, dù đọc diễn 
cảm nhiều lần, các em cũng sẽ dễ quên lời của văn bản. Cái còn lại trong các em là 
văn bản hình tượng. Nhưng văn bản hình tượng ấy sẽ còn sinh động và sáng tạo 
như thế nào, sự thâm nhập của các em vào hiện tượng ấy sâu sắc và có cảm xúc ra 
sao?phần lớn phụ thuộc vào biện pháp kể, có như vậy mới tiến hành việc chia bố 
cục, nêu đại ý và phân tích được văn bản, giờ học mới đạt kết quả cao. Vì vậy, việc 
kể- tóm tắt văn bản không thể thiếu trong giờ học Ngữ văn của học sinh lớp 10 
trong chương trình đổi mới sách giáo khoa hiện nay. Do đó, tôi thấy việc kể -tóm 
tắt văn bản là một bước quan trọng nên tôi quyết định chọn đề tài này.
 - 3 - trực quan vào phương pháp đổi mới. Phần lớn trong giờ Ngữ văn chưa phát huy 
 được tính tích cực của học sinh. Học sinh cũng ít được làm việc độc lập và rèn 
 luyện kỹ năng thực hành. Từ đó dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
 Là một giáo viên có tuổi nghề còn ít, nhưng với chuyên ngành đào tạo Văn 
 đồng thời trong các dịp hè vừa qua tôi đã được tham gia về các lớp học chuyên đề 
 thay sách giáo khoa;chuyên đề chuẩn kiến thức - kĩ năng;chuyên đề đổi mới cách 
 ra đề kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức-kĩ năng; thực hiện giảng dạy theo 
 chương trình giảm tải năm 2011 từ lớp 10 đến lớp 12 (môn Ngữ văn), bản thân tôi 
 đã sơ bộ thâu tóm sơ lược nội dung chương trình của các khối lớp cộng với tình 
 hình thực tiễn như vậy. Cho nên bản thân luôn trăn trở làm thế nào để tạo được 
 hứng thú của học sinh với môn học, mà việc làm đầu tiên tôi nghĩ là tích cực sử 
 dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh) khi dạy môn văn khối 10, hướng tới việc tạo 
 tiền đề cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức ở các lớp học, cấp học cao hơn.Vì môn 
 Ngữ văn là môn học sẽ giúp các em nhiều trong ứng xử, giao tiếp và trình bày văn 
 bản viết  nó góp phần không nhỏ vào sự phát triễn của xã hội, đáp ứng mục tiêu 
 giáo dục của thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
 Bộ môn Ngữ văn 10, cũng như kết quả khảo sát chất lượng môn văn ở thời 
 điểm đầu năm. Tôi thấy việc đọc thông, viết thạo cũng như quá trình đọc và kể tóm 
 tắt được văn bản trong một tiết dạy – học văn là điều khó khăn đối với các em học 
 sinh lớp 10, cho nên tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10 với việc “sử 
 dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh) để kể, tóm tắt truyện trong một tiết dạy- học 
 Ngữ văn”.
 Trong chương trình đổi mới về nội dung – phương pháp đối với môn Ngữ 
 văn có rất nhiều vấn đề tôi muốn đề cập. Song do thời gian còn hạn chế nên tôi chỉ 
 giới hạn đề tài trong một phạm vi rất nhỏ, chỉ một phần nhỏ trong các bước tiến 
 hành của một giờ Ngữ văn 10. Đó là tích cực sử dụng đồ dùng trực quan (tranh 
 ảnh) cho phần kể chuyện tóm tắt trong một tiết dạy học Ngữ văn. Mặc dù đã ấp ủ 
 trong suy nghĩ từ lâu, song sáng kiến này vẫn còn mang tính kinh nghiệm non trẻ. 
 Mong các quý vị, bạn đọc tham khảo, góp ý kiến cho đề tài của tôi được phong phú 
 hơn.
2. Nội dung,biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
 a. Biện pháp chung
 Để tạo được hứng thú học tập của học sinh và nâng cao chất lượng của học 
 sinh cũng như đạt được ước vọng của bản thân, góp một phần nhỏ bé vào bước 
 chuyển biến cơ bản, đột phá về chất lượng giáo dục, giáo dưỡng theo hướng tiếp 
 cận với trình độ tiên tiến của xã hội và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời 
 thực hiện có hiệu quả việc đổi mới, bản thân tôi đã tiến hành một số những công 
 việc sau:
 Thực hiện việc vận dụng tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học 
 sinh vào thực tiễn giảng dạy ở môn Ngữ Văn 10 – THPT, như các nhà nghiên cứu 
 về phương pháp dạy học đã cho rằng “giáo viên không thể rót hoặc cung cấp kiến 
 thức tới học sinh và học sinh cũng không thể giữ vai trò chủ động: nghe, ghi, chấp 
 nhận và kèm theo mẫu trong quá trình học tập”. Mà tích cực hóa hoạt động học tập
 - 5 - nay đang là phương châm phục vụ thiết thực nhất, hiệu quả nhất cho mỗi giờ học. 
Vì vậy tôi mong muốn sẽ sử dụng triệt để đồ dùng dạy học môn Ngữ văn 10. Để 
nhằm tăng cường kênh hình, kênh tiếng tới học sinh với kỹ năng nghe, nói, đọc, 
viết,tức là đi “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng ”trong phần tóm tắt 
truyện. Điều cơ bản là người thầy phải làm sao cho trong mỗi giờ học không căng 
thẳng, nặng tâm lý. Mặt khác phải kích thích được hứng thú và nâng cao tính tích 
cực học tập để các em ham học, tự giác say mê với môn học đồng thời phải có sự 
cộng hưởng giữa giáo viên với học sinh và ngược lại hoặc giữa học sinh với học 
sinh, trong việc chiếm lĩnh cảm thụ và vận dụng kiến thức một cách nhạy bén 
thông thạo. Nói như vậy không chỉ là dừng lại ở việc nói suông mà “Nói phải đi 
đôi với làm”. Việc học Ngữ văn là phải rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng như: 
“Nghe – nói – đọc – viết”. Viết không chỉ là viết thạo mà còn phải viết hay, viết 
đúng, không chỉ đọc thạo mà phải là đọc hiểu qua cảm nhận.
 Vậy để có được thành công đó còn đang là cả một vấn đề. Đặc biệt là đối 
tượng học sinh lớp 10 THPT thì việc đọc – nhớ - kể vẫn còn khó khăn và nan giải. 
Muốn làm được và giúp học sinh làm tốt việc này trước khi đi phân tích, mổ sẻ văn 
bản thì tôi nghĩ rằng người thầy phải nghiên cứu kỹ bài dạy trước, xem văn bản 
thuộc thể loại văn bản gì? (Tự sự, miêu tả,  ) để tạo ra đồ dùng dạy học trực quan 
hợp lý, linh hoạt, sinh động.
 Trong thực tế chương trình Ngữ Văn THPT nói chung chưa được cung cấp 
tranh ảnh ,có chăng chỉ là một vài hình ảnh minh họa trong một số bài học về tác 
giả hoặc một địa danh, di tích nào đó có liên quan trong SGK.
Ví dụ:Lớp 10 có tranh Lễ hội đền Cổ Loa (Truyện An Dương Vương và Mị Châu- 
Trọng Thủy) ; tranh Pê-nê-lốp vui sướng nhận ra chồng mình (Uy-lít-xơ trở về- 
Trích Ô-đi-xê);tranh Cô Tấm đi hội (Tấm Cám);tranh Cảnh hát đối tại đền Vàng 
(Ca dao than thân,yêu thương tình nghĩa)
 Với số lượng tranh ảnh ít như thế giáo viên không thể hướng dẫn học sinh kể 
chuyện, tóm tắt văn bản dễ dàng được. Để kể chuyện, tóm tắt văn bản đạt được 
yêu cầu đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian vẽ tranh theo kiểu phác họa, mô 
phỏng hoặc nay chúng ta có thể tìm kiếm tranh ảnh trên mạng Internet giúp học 
sinh dễ hình dung ra nội dung của văn bản mà tự tin học tập.
 Song trước thực tế thì những gì đã có chúng ta nên tích cực triệt để, nhằm đạt 
hiệu quả tối ưu còn những gì chưa có thì trong mỗi nhà trường mỗi nhóm tổ chúng 
ta nên hợp tác để tạo ra những đồ dùng cần thiết và cơ bản nhất, tôi thiết nghĩ việc 
vẽ tranh mô phỏng và sưu tầm tranh qua mạng đối với chúng ta không có gì là khó 
và cũng không tốn nhiều tiền của, chúng ta có khả năng làm được thậm chí là làm 
tốt.
Ví dụ 1: Đối với văn bản “Tấm Cám” tôi chuẩn bị một số tranh ảnh mô phỏng sau: 
Tranh 1: Tấm và Cám đi bắt tép,
Tranh 2: Bụt và Tấm,
Tranh 3: Tấm bị mất cá bống,
 - 7 - Với 2 giáo án và 2 phương pháp dạy học khác nhau giáo viên cần đặt ra một 
vấn đề kiểm tra 15 phút để đối chứng kết quả.
 Phương pháp tiến hành cụ thể như sau:
Giáo án 1- lớp 10:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc. Đọc: Học sinh đọc:
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn cho học sinh Học sinh nhận xét: Bạn đọc đúng 
đọc. lưu loát phát âm chính xác.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét cách đọc.
- Giáo viên nhận xét chung giọng đọc cách 
đọc cần diễn cảm thể hiện được tính cách 
của nhân vật.
- Giáo viên kể mẫu một đoạn từ đầu đến 
“không phải làm việc nặng ” Yêu cầu học Kể tóm tắt truyện:
sinh kể từ đầu hoặc có thể kể tiếp. Học sinh (hai em kể).
- Giáo viên cho học sinh nhận xét cách kể Học sinh nhận xét bạn Thi kể 
của học sinh, sau đó giáo viên nhận xét theo kiểu học thuộc lòng, bạn 
chung. Hảo không biết kể tóm tắt vì chưa 
 nhớ nội dung của truyện.
- Giáo viên nhận xét chung: Cô đồng ý với cách nhận xét trên của bạn Nguyên.
 Cô bổ sung: Khi yêu cầu kể tóm tắt thì trước hết chúng ta phải nhớ được nội 
dung truyện một cách khái quát và những yếu tố chính của truyện.
 Bạn Thi kể như vậy chưa phải là kể tóm tắt mà là học thuộc lòng cả truyện. 
Như vậy là chưa đạt yêu cầu và rất mất thời gian vì phần kể tóm tắt truyện chúng ta 
chỉ có 5 đến 8 phút. Vậy cô hỏi cả lớp những ai đã học thuộc được truyện như bạn 
Nguyên và ai đã biết kể tóm tắt truyện, có ai chưa làm được cả hai yêu cầu trên thì 
giơ tay cô đếm nhé.
- Học thuộc truyện: 6 em.
- Biết kể tóm tắt: 2 em.
- Chưa làm được cả hai yêu cầu là: 37em.
Giáo án 2- Lớp 10 .
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Giáo viên kiểm tra việc soạn và chuẩn bị 
bài ở nhà của học sinh.
 - 9 -

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_truc_quan_de_ke_chuyen.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ văn lớp 10 TH.pdf