Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng grap trong giảng dạy phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng grap trong giảng dạy phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng grap trong giảng dạy phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GRAP TRONG GIẢNG DẠY PHẦN CHƯƠNG II – SINH HỌC 10 BỘ CƠ BẢN Ở Việt Nam, 1971 giáo sư nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên nghiên cứu chuyển hóa grap toán học thành grap dạy học và đã công bố nhiều công trình trong lĩnh vực này. 1980, tác giả Trần Trọng Dương đã nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức hóa học ở trường phổ thông, giúp cho việc dạy học có kết quả hơn. 2005, Nguyễn Phúc Chỉnh là người đầu tiên nghiên cứu“ Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lí người ở THCS bằng áp dụng phương pháp grap”. Tác giả đã thiết kế được các grap nội dung và các grap hoạt động, từ đó thiết kế được hệ thống grap nội dung dạy học giải phẫu sinh lí người. Ông cũng đã đưa ra một số hình thức sử dụng grap trong dạy học giải phẫu sinh lí người nâng cao chất lượng dạy môn học. 2007, Võ Thị Bích Thủy với“ Các biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK sinh học – 11”. Tác giả đã diễn đạt nội dung ở SGK sinh học 11 thành một số dạng ngôn ngữ khác nhau, trong đó có sơ đồ logic dạng bản đồ khái niệm(thực chất chính là grap), trên cơ sở đó vận dụng vào quy trình tổ chức hoạt động tự lực ngiên cứu SGK để rèn luyên kĩ năng diễn đạt nội dung. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1.1 Khái niệm grap Theo định nghĩa toán học về grap thì: “Một grap(G) của một tập hợp điểm gọi là đỉnh(Vertiex) của grap cùng với tập hợp một đoạn thẳng hay đường cong gọi là cạnh(Edge) của grap, mỗi cạnh nối với hai đỉnh khác nhau và hai đỉnh khác nhau được nối nhiều nhất là một cạnhMỗi đỉnh của grap được kí hiệu bằng một chữ cái (A,B,C) hay chữ số(1,2,3). Mỗi grap có thể biểu diễn bằng một hình vẽ trên một mặt phẳng”. Grap là loại hình “mã hóa” về các đối tượng nghiên cứu. Loại mô hình này có ý nghĩa trong việc hình thành các biểu tượng(giai đoạn thứ nhất của tư duy), nó cũng có ý nghĩa quan trọng trong các thao tác tư duy trừu tượng hóa – khái quát hóa. Đặc biệt mô hình grap có ý nghĩa trong việc tái hiện và cụ thể hóa khái niệm. 2.1.2 Đặc điểm của grap 2.1.2.1. Tính khái quát và tính hệ thống Grap là sơ đồ thể hiện toàn bộ nội dung cơ bản của một bài học hay một chương, một phần. Khi nhìn vào grap thấy rõ tổng thể nội dung kiến thức chọn lọc nhất, cơ bản nhất và quan trọng nhất của bài lên lớp thể hiên rõ ràng trọng tâm của từng phần và của cả bài. Do đó grap là cơ sở để HS tái hiện lại kiến thức cụ thể trong từng bài giảng của giáo viên(hay trong SGK). Sơ đồ grap chủ yếu là sơ đồ hình cây, đó là một cây kiến thức được sắp xếp theo thứ tự, từng bậc nêu lên trình tự kiến thức của bài học từ đầu đến kết thúc. Sơ đồ đó thể nào grap chưa thâu tóm hết được thì HS có thể sử dụng thêm SGK để bổ sung hoàn chỉnh. Grap là một biện pháp giúp HS ghi chép ngắn gọn, đầy đủ những ý chính làm cơ sở đối chiếu với SGK khi học tập. Song, grap phải là bản tóm tắt SGK, grap không nêu đầy đủ, toàn bộ chi tiết của SGK, không nêu toàn văn khái niệm, định nghĩa nên nó không thể thay thế SGK được. - Sử dụng grap để hướng dẫn HS tự học. Thường xuyên hướng dẫn HS tự học bằng grap sẽ giúp HS có thói quen để tự học suốt đời một cách khoa học. Như vậy, việc tổ chức chỉ đạo học tập bằng sử dụng grap để phát huy tác dụng SGK và tài liệu tham khảo, là một biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nó giúp việc chỉ đạo HS trong việc tự học theo SGK cũng như tài liệu tham khảo khác. 2.2. Phân tích cấu trúc nội dung phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản. Gồm có 6 bài(bài 7, bài 8, bài 9, bài 10, bài 11, bài 12) Bài 7: Tế bào nhân sơ Bài 8: Tế bào nhân thực Bài 9: Tế bào nhân thực tiếp Bài 10: Tế bào nhân thực(tiếp) Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Bài 12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Nội dung của chương đề cập đến cấu trúc của tế bào nhân sơ, nhân thực. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Các tế bào có thể khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng đều có cấu trúc chung gồm 3 phần: Màng sinh chất – tế bào chất – nhân(vùng nhân). Tế bào nhân sơ có cấu trúc rất đơn giản, có kích thước rất nhỏ không có màng nhân, có ribôxom và các hạt dự trữ. Vùng nhân của tế bào nhân sơ thường chỉ có một phân tử AND vòng. Tế bào nhân thực có cấu trúc phức tạp, có màng nhân bao bọc, có nhiều bào quan với cấu trúc và chức năng khác nhau. Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenlulozơ. Còn ở tế bào nấm là kitin có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào. Màng sinh chất đóng vai trò quan trọng là nơi trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào(nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào“lạ” (nhờ “dấu chuẩn”). Grap 1: Tế bào nhân sơ Prôtêin xuyên màng Prôtêin Prôtêin bám Màng sinh màng chất Photpholipit kép Nguyên sinh chất Lưới nội chất Ribôxom Tế bào Bộ máy Gôngi nhân Tế bào chất thực Ti thể Lục lạp Khung xương. ADN Chất nhiễm Nhân: Được sắc bao bọc bởi lớp Prôtêin Grap 3: Lưới nội chất Hạt bé (rARN + prôtêin) Ribôxom Nơi tổng hợp (không có prôtêin màng bao bọc) Hạt lớn (rARN + prôtêin) Grap 4: Ribôxom Bộ máy Loại prôtêin Túi liên kết Gôngi Lưới Prôtêin tiết ra ngoài với màng (Gồm nội dạng tế bào sinh chất một chất túi tiết chồng hạt Loại prôtêin túi màng sử dụng dẹp) trong tế bào Prôtêin được tiết ra ngoài Dòng di chuyển vật chất Grap 5: Cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi Grap 7: Lục lạp Đầu ưa nước Ngăn cách với Lớp kép môi trường bên photpholipit Đuôi kị ngoài. nước Prôtein xuyên Là kênh vận màng chuyển các chất Màng sinh Prôtein chất Prôtein bám Tiếp nhận và màng truyền thông tin Cholesterol(ở Tăng cường sự ổn động vật) định qua màng. Grap 8: Màng sinh chất Nhiệt độ môi trường Ưu trương Các yếu tố [chất tan]ngoài tế bào > [chất tan]trong tế bào ảnh hưởng →Chất tan khuếch tán vào trong tế tới tốc độ Sự chênh bào được. khuếch tán lệch nồng qua màng độ các chất Nhược trương: giữa môi [chất tan]ngoài tế bào < [chất tan]trong tế bào trường bên →Chất tan không .khuếch tán vào trong và trong tế bào được bên ngoài tế bào Đẳng trương: [chất tan]ngoài tế bào = [chất tan]trong tế bào Grap10: Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khuếch tán qua màng. 2.4. Ví dụ về giáo án soạn theo hướng nghiên cứu Giáo án : TẾ BÀO NHÂN THỰC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc chức năng của nhân. - Mô tả được cấu trúc và chức năng của ribôxom. - Mô tả được cấu trúc và chức năng của hệ thống lưới nội chất. - Mô tả được cấu trúc chức năng của bộ máy Gôngi. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức 3. Trọng tâm Cấu trúc tế bào: Nhân tế bào, lưới nội chất, riboxom và bộ máy Gôngi. - Các nhóm nghiên cứu cử đại diện nên các ống và xoang dẹt thông với lên trình bày nhau - GV nhận xét và đưa ra grap 4 và 5: - Grap 4: Lưới nội chất Lưới nội chất, cấu tạo ribôxom để b. Ribôxom hoàn thiện kiến thức cho HS. - Không có màng giới hạn, được cấu - GV trình bày cấu trúc và chức năng tạo từ một số ARN và protein khác của bộ máy Gôngi? nhau → Là nơi tổng hợp protêin cho tế - HS nghiên cứu trả lời bào - GV nhận xét bổ sung: - Grap 5: Ribôxom 3. Bộ máy Gôngi - Gồm hệ thống túi màng dẹt xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung. - Chức năng của Gôngi là gắn nhóm tiền tố cacbonhiđrat vào prôtêin được tổng hợp ở lưới nội chất hạt, tổng hợp một số hoocmon, từ đó tạo ra các túi có màng bao bọc như túi tiết, lizôxom. - Grap 6: Bộ máy Gôngi. 4. Củng cố - GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK - GV đưa ra grap tế bào nhân thực để hệ thống hóa kiến thức cho HS - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm để kiểm tra mức độ hiểu bài của HS. 5. Dặn dò - HS trả lời câu hỏi cuối bài, học bài cũ, chuẩn bị bài 9, bài 10. 2.5. Kiểm chứng – So sánh Mới năm đầu về trường chưa có kinh nghiệm nên được phân công dạy hầu như là các lớp 10 cơ bản của toàn khối nên tôi củng đã mạnh dạn áp dụng. Tôi đã thực hiện trên 5 lớp dạy, hầu hết các lớp thuộc nhóm trung bình và trung bình - khá Số liệu thu được qua thống kê và phân tích kết quả phiếu học tập dùng củng cố cuối các tiết dạy. Mẫu phiếu học tập dùng đánh giá mức độ hiệu quả của các lớp như sau: Bài tập trắc nghiệm: Bài tế bào nhân thực Hãy chọn đáp án em cho là đúng nhất: Câu 1: Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật nhân thực là? a. Các phân tử axitnucleic b. nuclêôprotein c. Hệ gen d. các phân tử axit đêôxiribonucleic
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_grap_trong_giang_day_phan_chuo.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng grap trong giảng dạy phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản.pdf