Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình thức dạy học dự án giảng dạy tiết 32 bài 29 Địa lí ngành chăn nuôi môn Địa lý lớp 10 ban Cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình thức dạy học dự án giảng dạy tiết 32 bài 29 Địa lí ngành chăn nuôi môn Địa lý lớp 10 ban Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình thức dạy học dự án giảng dạy tiết 32 bài 29 Địa lí ngành chăn nuôi môn Địa lý lớp 10 ban Cơ bản
MỤC LỤC I. LỜI GIỚI THIỆU...........1 II. TÊN SÁNG KIẾN.....1 III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 1 IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN...1 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...2 VI. NGÀY ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU..2 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN. ..2 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG MÔN ĐỊA LÍ...............................2 1.1. Cơ sở lí luận...2 1.2. Cơ sở thực tiễn ..5 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC DỰ ÁN MÔN ĐỊA LÝ..6 2.1. Tiến trình thực hiện DHDA.7 2.2. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án. . 9 2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng DHDA môn Địa lí....10 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 11 3.1 Thiết kế nghiên cứu....11 3.2 Quy trình nghiên cứu.12 3.3 Đo lường12 3.4 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả12 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......15 VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT....16 IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.16 X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA SÁNG KIẾN16 XI. DANH SÁCH TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU.16 I. LỜI GIỚI THIỆU Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ 2001-2020 có ghi rõ: “Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhập thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, ”. Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yêu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, hình thức dạy học mới còn tạo điều kiện cho học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường hiệu quả nhằm hình thành các phẩm chất và năng lực của con người mới. Để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra thì tất yếu phải đổi mới hình thức giáo dục. Một trong các hình thức đó là hình thức dạy học dự án (DHDA). Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, DHTDA được đưa vào sử dụng trong nhà trường phổ thông ở Mỹ trong phong trào cải cách giáo dục lấy HS làm trung tâm. Lúc đầu phương pháp này chủ yếu sử dụng trong dạy học thực hành các môn kĩ thuật, mĩ thuật...về sau đã được sử dụng rộng rãi ở các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đến nay, DHDA đã được các nước sử dụng rộng rãi, ứng dụng ở tất cả các cấp học - bậc học, từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến đào tạo đại học, đào tạo nghề... Ở hình thức dạy học này thì học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Sử dụng hình thức dạy học dự án giảng dạy tiết 32 bài 29 Địa lí ngành chăn nuôi môn Địa lý lớp 10 ban Cơ bản”. II. TÊN SÁNG KIẾN: “Sử dụng hình thức dạy học dự án giảng dạy tiết 32 bài 29 Địa lí ngành chăn nuôi môn Địa lý lớp 10 ban Cơ bản”. III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN - Họ và tên: Lương Thị Minh Thu. - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Bình Xuyên. - Số điện thoại: 0914290113. Email: luongminhthu.c3binhxuyen@vinhphuc.edu.vn. IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN - Lương Thị Minh Thu, giáo viên trường THPT Bình Xuyên. V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hoá các đặc điểm của DHDA như sau: - Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. - Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. - Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. - Tính tự lực cao của người học : Trong DHDA, người học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. - Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội. - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. Mặt khác ta thấy, hình thức dạy học truyền thống chú trọng truyền thụ tri thức khoa học nhưng không tạo điều cho người học chủ động tìm tòi cũng như ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Mục tiêu bài học chỉ tập trung vào lý thuyết. Vì thế, 2. Cơ sở thực tiễn Điều 23, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh (HS) những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho HS các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Môn Địa lí còn có nhiều khả năng bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy (tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán,...); trí tưởng tượng và óc thảm mĩ; rèn luyện cho HS một số kĩ năng có ích trong đời sống và sản xuất. Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho HS ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước. Như vậy, mục tiêu của môn ĐL hiện nay đặt nặng vào việc hình thành và rèn luyện cho HS các năng lực cần thiết của người lao động mới. Phù hợp với chương trình mới, sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để GV tổ chức cho HS học tập một cách tự giác, tích cực, độc lập. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, sách giáo khoa mới chú trọng thể hiện quá trình dẫn đến kiến thức, cách thức làm việc, các hình thức hoạt động để tự khám phá, lĩnh hội các kiến thức đó. Nội dung bài viết đựợc biên soạn theo tinh thần tạo nên nhiều tình huống, thông tin đã được lựa chọn kĩ để GV có thể tổ chức, hướng dẫn HS tập phân tích, xử lí chúng, tạo điều kiện cho HS trong quá trình học tập, vừa tiếp nhận kiến thức, vừa rèn luyện kĩ năng. Nhiều nội dung của các bài không được trình bày một cách trọn vẹn mà có những phần để trống (dưới hình thức câu hỏi giữa bài), dành cho sự tham gia bổ sung trực tiếp của HS thông qua các hoạt động học tập đa dạng dưới sự hướng dẫn của GV. Do đó buộc HS phải suy nghĩ, phải làm việc thực sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PPDH. Một trong những phương pháp thực hiện để đạt mục tiêu đề ra là phương pháp dạy học dự án. DHDA thực hiện tại trường trung học phổ thông giúp học sinh biết cách tự học, biết cách hợp tác trong tự học; tích cực chủ động, sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các năng lực hành động. Lúc này, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển; học sinh tích cực, tự giác, chủ động làm việc với các nguồn tri thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên. - Xây dựng lịch trình đánh giá + Tham khảo ý kiến và tiêu chí lập nhóm của GV + Đánh giá thành phần, xuyên suốt dự án + Cung cấp thông tin nhóm và thông tin cá + Đánh giá tổng thể cuối dự án nhân cho GV - Xây dựng kế hoạch triển khai dự án (thời - Tiếp cận với các trang wb giáo viên giới gian, công việc của GV, HS, phối hợp với thiệu ai, những công cụ hỗ trợ,..) - Tiếp cận với các công cụ trên Internet và + Trước khi bắt đầu dự án các phần mềm mới như làm phim, trình + Trong quá trình thực hiện dự án chiếu đa phương tiện + Sau khi kết thúc dự án - Xây dựng kế hoạch hỗ trợ học sinh làm sản phẩm + Thiết kế wiki + Tìm kiếm thông tin, địa chỉ trang wb và chia sẻ với HS + Lấy thông tin liên lạc của HS + Trao đổi ý kiến và chia sẻ với HS qua Yahoo, Mail, wiki Giai đoạn 2: Tiến hành dạy học theo dự án( Bắt đầu dự án: giới thiệu dự án) - Tổ chức báo cáo sản phẩm HS - Từng nhóm trình bày sản phẩm (5- 7phút) + Điều hành thứ tự và thời gian báo cáo của các nhóm - Các nhóm còn lại đặt câu hỏi và nêu ý kiến góp ý cho sản phẩm. (3-5phút) + Đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo - Tổ chức đánh giá sản phẩm - Các nhóm cho điểm vào bảng kiểm + Phát phiếu đánh giá, bảng kiểm mục cho mục và bảng tiêu chí đánh giá. HS + Đánh giá sản phẩm từng nhóm - Làm bài kiểm tra. - Tổ chức kiểm tra kiến thức + Phát bài kiểm tra trắc nghiệm đã chuẩn bị trước + Thu bài đúng thời gian quy định - Khảo sát ý kiến HS - Công bố kết quả điểm, khen thưởng. - Làm phiếu khảo sát ý kiến. - Rút kinh nghiệm. Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án. Giai đoạn 4 và 5 cũng thường được mô tả chung thành một giai đoạn (giai đoạn kết thúc dự án). 2.2. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án 2.2.1. Ưu điểm Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án: - Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; - Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; - Phát triển khả năng sáng tạo;
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_hinh_thuc_day_hoc_du_an_giang.docx