Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII” (Lịch sử lớp 10)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII” (Lịch sử lớp 10)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII” (Lịch sử lớp 10)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: SỬ DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIII” (Lịch sử lớp 10) MÔN: LỊCH SỬ MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................2 1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.......................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3 1.5. Những đóng góp của đề tài .............................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................4 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..................................................................................4 1.1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................4 1.2. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................10 2. Xây dựng chủ đề dạy học: Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX (Lịch sử lớp 10)....................................................................................................12 2.1. Lựa chọn chủ đề ........................................................................................12 2.2. Mục tiêu của chủ đề ..................................................................................13 2.3. Nội dung dạy học chủ đề: Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII (Lịch sử lớp 10) .....................................................................................14 2.4. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt trong chủ đề ...................................20 2.5. Biên soạn câu hỏi/bài tập của chủ đề theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh...........................................................................................22 3. Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII (Lịch sử lớp 10) ....................................................35 3.1. Kế hoạch dạy học chủ đề...........................................................................35 3.2. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học......................37 3.3. Tiến trình dạy học .....................................................................................40 3.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV (Lịch sử lớp 10)........................................................................55 PHẦN III: KẾT LUẬN.........................................................................................58 1. Một số kết luận sau khi thực hiện đề tài ..........................................................58 2. Kiến nghị..........................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................60 PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Phụ lục 2. PHIẾU TRẢ LỜI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ SỐ 1 Phụ lục 3. PHIẾU TRẢ LỜI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ SỐ 2 Phụ lục 4. ĐỀ KIỂM TRA SAU GIỜ HỌC THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 10. NĂM HỌC 2020 - 2021 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại mà cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển như vũ bão. Công nghệ thông tin và truyền thông thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục. Nhờ sự hỗ trợ đó mà chất lượng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: học mọi nơi, học mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người ở mọi trình độ tiếp thu khác nhau. Năng lực tự học thuộc nhóm các năng lực cốt lõi cần phải hình thành cho người học ngay từ bậc học phổ thông. Làm thế nào để bồi dưỡng năng lực tự học trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT)? Với những phương tiện CNTT và truyền thông ngày càng hiện đại, người học dễ dàng truy cập thông tin đa lĩnh vực, đa chiều, thu thập xử lý thông tin như thế nào, vận dụng thông tin thu thập được ra sao để giải quyết các vấn đề học tập nhằm đạt mục tiêu học tập cá nhân, tiến đến xác lập được các kĩ năng tự học, làm hành trang tự học suốt đời? Đây là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết của ngành giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục sau năm 2015. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng định hướng chung, tổng quát về đổi mới PPDH các môn học thuộc chương trình giáo dục: tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể của mỗi trường. Trong bối cảnh cấp thiết đó, môn Lịch sử với đặc thù của một môn Khoa học xã hội, phát triển cho học sinh về tư duy lịch sử, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, tư duy hệ thống, tư duy phản biện,... Từ đó giúp học sinh có thể nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống, góp phần hình thành nên những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế của thời đại. Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều yếu tố khác nhau, việc dạy học lịch sử chưa thực sự phát huy được giá trị và vai trò vốn có của nó. Thực hiện theo yêu cầu đổi mới cách dạy và học của Bộ Giáo dục, đặc biệt trong thời gian qua, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, ở một số trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng đã tiến hành áp dụng các phương pháp, hình thức khác nhau như: dạy học kết hợp, lớp học đảo ngược, phương pháp trực quan, sử dụng CNTT, tổ chức các buổi học tập ngoại khóa, và đem đến kết quả tương đối khả quan trong việc nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. 1 + Nghiên cứu, so sánh kết quả kiểm tra, kiểm tra đánh giá giữa những lớp không sử dụng mô hình “lớp học đảo ngược” và những lớp có sử dụng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Tổng hợp, khái quát, lựa chọn những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm (quan sát, phỏng vấn, so sánh). 1.5. Những đóng góp của đề tài Đề tài này không phải là một vấn đề mới, thậm chí đã được sử dụng tương đối nhiều ở các trường phổ thông trên cả nước và ở một vài trường ở Nghệ An, tuy nhiên qua thực tế nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII”, tôi nhận thấy đề tài có những đóng góp như sau: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học lịch sử ở trường THPT. - Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay. - Đề xuất các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển kĩ năng tự học, hợp tác và sử dụng CNTT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử. 3 đề mà học sinh quan tâm. Theo thang nhận thức thì ở mô hình lớp học đảo ngược, các mức độ nhận biết, ghi nhớ các kiến thức cơ bản của bài sẽ được tiến hành ở nhà thông qua việc hoàn thành các bài tập trên Web học online mà giáo viên đã thiết kế. Thời gian trên lớp là dành cho việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực cao hơn: nhận xét, phân tích, đánh giá, vận dụng, sáng tạo. Điều này là ngược lại hoàn toàn với một mô hình lớp học thông thường. 1.1.2. Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược mang những đặc điểm riêng và trái ngược hoàn toàn so với mô hình lớp học thông thường: - Thứ nhất là: Hoạt động ở nhà và trên lớp được đảo ngược lại. Thay vì nghe giảng và ghi chép kiến thức cơ bản trên lớp, về nhà làm bài bài tập thì với mô hình này, học sinh sẽ nghe giảng và hoàn thiện kiến thức cơ bản ở nhà, trên lớp là thời gian thảo luận, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề. - Thứ hai là: Các mức độ nhận thức có sự thay đổi. Trên lớp, học sinh được bồi dưỡng các mức độ nhận thức ở bậc cao: vận dụng, sáng tạo thông qua các hoạt động rèn luyện, thảo luận, phân tích, tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề của bài học. Còn các mức nhận thức bậc thấp hơn là hiểu, biết thì học sinh sẽ tự bồi dưỡng ở nhà thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. - Thứ ba là: Để áp dụng mô hình thì cần phải có sự hỗ trợ của các phần mềm, công cụ học trực tuyến. Lớp học được tiến hành thông qua một trang Web học trực tuyến. Giáo viên sẽ tạo lớp, đăng bài, đăng tài liệu,... sau đó chia sẻ cho học sinh tham gia vào lớp học và thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của bài học. Cũng từ yêu cầu này, đòi hỏi sự thành thạo, tích cực, chủ động trong việc sử dụng CNTT đối với giáo viên và cả học sinh. 5 - Kiến thức và kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên: Bên cạnh những kiến thức về chuyên ngành lịch sử; kiến thức về phương pháp giảng dạy bộ môn thì kiến thức và kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên cũng là một trong những điều kiện tiên quyết, quyết định đến thành công của giờ học có sự áp dụng của mô hình lớp học đảo ngược. Cụ thể, giáo viên cần biết cách giải quyết các vấn đề kĩ thuật cơ bản của máy tính; có khả năng sử dụng CNTT để hỗ trợ cho việc trình bày nội dung bài dạy thêm sinh động, hấp dẫn; hiểu rõ và có thể sử dụng các ứng dụng, phần mềm cơ bản (MS. PowerPoint, Sway, Prezi, Canva, Padlet,...) trong bài dạy; có khả năng học hỏi và cập nhật các ứng dụng, công cụ, phần mềm CNTT mới, giúp tăng cường phương pháp dạy học lịch sử và hoàn thành được mục tiêu bài dạy. Đồng thời, hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng CNTT, các thao tác, kĩ năng cơ bản khi sử dụng CNTT để nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh. - Tinh thần chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh: Để mô hình này được áp dụng có hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải năng động, tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá hệ thống kiến thức bên ngoài thực tế để đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ hay, hấp dẫn và phù hợp cho học sinh. Đồng thời, có được những kiến thức về CNTT để áp dụng, sử dụng thành thạo, phù hợp các loại phần mềm, công cụ học tập trực tuyến vào trong giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngược. Còn với học sinh, đòi hỏi phải có sự chăm chỉ, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc tìm hiểu kiến thức cơ bản, thảo luận, đưa ra ý kiến cá nhân, hoàn thành các sản phẩm,... mà giáo viên đưa ra, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 1.1.3. Tác dụng của mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược đem lại nhiều lợi ích đối với việc dạy - học nói chung và với dạy học Lịch sử nói riêng: - Thứ nhất, học sinh nhận được sự giúp đỡ trong các vấn đề khó gặp phải trong bài. Theo mô hình này, các vấn đề khó thay vì sẽ được giao về nhà làm và không có sự giúp đỡ với mô hình truyền thống thì sẽ được thảo luận trực tiếp trên lớp, có sự hỗ trợ từ các bạn và giáo viên. - Thứ hai, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh được gia tăng. Nếu như với lớp học truyền thống, giáo viên là người truyền đạt kiến thức, học sinh chỉ bị động lĩnh hội kiến thức thì với mô hình lớp học đảo ngược, học sinh có nhiều thời gian trao đổi, thảo luận hơn với cả các bạn và giáo viên thông qua thời gian thảo luận, thực hành trên lớp. Qua đó, khoảng cách giữa giáo viên và học sinh cũng dần rút ngắn hơn. - Thứ ba, có thể phân loại được học sinh. Nhờ việc tăng cường sự tương tác, giáo viên cũng có hướng dẫn, quan tâm và hiểu rõ từng học sinh hơn. Từ đó biết được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh và có cơ sở đưa ra những giải pháp thích hợp để phát huy điểm mạnh và dần hạn chế điểm yếu của học sinh. - Thứ tư, tạo ra một bầu không khí học tập sôi động hơn. Khi sự tương tác 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_tron.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ.pdf