Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh thông qua chủ đề “các lực cơ học” - Vật lí 10

pdf 69 trang sk10 29/06/2024 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh thông qua chủ đề “các lực cơ học” - Vật lí 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh thông qua chủ đề “các lực cơ học” - Vật lí 10

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh thông qua chủ đề “các lực cơ học” - Vật lí 10
 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 
 1. Lí do chọn đề tài 
 “Dạy học không phải là đổ đầy một bình nước mà phải thắp sáng một ngọn 
lửa” bởi vậy người Thầy giáo giỏi không phải là người say sưa truyền đạt kiến thức 
trên bục giảng, mà phải là người truyền cảm hứng, người chỉ đường để học sinh 
tìm ra tri thức. Một người học trò giỏi không chỉ là người học hết lớp học thêm này 
đến lớp học thêm khác, từ lò luyện này đến lò luyện thi khác để đạt điểm cao, mà 
thực tế cho thấy những học sinh giỏi là những người có kĩ năng tự học tốt mới đạt 
điểm cao, và có kĩ năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, có những phẩm chất 
năng lực của người công dân thế hệ mới. Trong nhiều năm đi dạy tôi và các đồng 
nghiệp thường nói với nhau rằng, liệu chúng ta có là những người thợ dạy, chỉ 
chăm chăm truyền thụ, “trao cho học sinh con cá”, mà quên mất học sinh cần 
“chiếc cần câu” để không chỉ trên ghế nhà trường mà ra đời các em cũng tự câu 
những con cá. Phải chăng do lối dạy học kiểu “thợ dạy” nên học sinh dần mất đi 
tình yêu đối với môn học, chán nản và không thể nào giải nổi một bài tập nếu chưa 
được Thầy dạy, không giải quyết được các vấn đề gặp phải trong thực tiễn. 
 Trong chương trình giáo dục phổ thông mới phương pháp dạy học phải theo 
định hướng phát triển được các phẩm chất và năng lực của học sinh. Vật lí là môn 
học khoa học tự nhiên, gắn liền với khoa học kĩ thuật và đời sống thì việc hình 
thành các phẩm chất năng lực cho học sinh trong từng tiết học đóng vai trò rất 
quan trọng. 
 Mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của công nghệ thông tin là mô 
hình học tập tích cực và chủ động, là sự lựa chọn tốt để phát triển các phẩm chất và 
năng lực của người học. Nếu như với mô hình dạy học truyền thống, học sinh đến 
lớp để nghe giảng và sau đó làm bài tập về nhà hoặc bài tập tại lớp thì mô hình lớp 
học đảo ngược người học tự làm việc với nhiệm vụ được giáo viên giao ở nhà, toàn 
bộ thời gian trên lớp giành cho các hoạt động: báo cáo kết quả đã đạt được ở nhà, 
thảo luận, bổ sung cho nhau để hoàn thành nội dung bài học. Nhờ sự trợ giúp của 
công nghệ thông tin, học sinh sẽ tìm tòi trao đổi với nhau và với giáo viên, và giáo 
viên cũng sẽ kiểm tra việc tự học ở nhà của học sinh Thông qua mô hình này 
học sinh được rèn luyện được các phẩm chất yêu thích môn học, sống có trách 
nhiêm, chăm chỉ và trung thực, rèn luyện được các kĩ năng tự học, kĩ năng giải 
quyết vấn đề, kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin  
 Qua nghiên cứu về chương trình cùng với thực tiễn dạy học tôi thấy mô hình 
lớp học đảo ngược rất phù hợp đưa vào giảng dạy một số chủ đề trong chương 
trình vật lí phổ thông, và hiệu quả được nâng cao rõ rệt khi sử dụng công nghệ 
thông tin trong quá trình triển khai. Với mong muốn phát triển các phẩm chất năng 
lực của học sinh cũng như đào tạo ra các thế hệ học trò năng động, thích nghi trong 
mọi hoàn cảnh, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, tôi chọn đề tài “Sử dụng mô 
hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm phát triển 
 1 
 4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 - Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát thu 
thập thông tin và đánh giá các phẩm chất, năng lực của học sinh THPT. 
 - Phương pháp quan sát: Quan sát HS , Gv trong các giờ học để biết được 
các mong muốn của giáo viên và học sinh. 
 4.3. Các phương pháp thống kê toán học 
 Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để thu thập số liệu, xử lí số liệu 
định lượng kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sở thực tiễn, từ đó đề xuất quy trình 
dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược. 
 5. Giả thuyết khoa học 
 Nếu xây dựng được quy trình dạy học và tổ chức dạy học chủ đề “Các lực 
cơ học” – Vật lí 10 theo mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của công nghệ 
thông tin thì sẽ phát triển được một số năng lực phẩm chất của học sinh, qua đó 
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn vật lí ở trường THPT. 
 6. Đóng góp mới của đề tài 
 - Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận về dạy học theo mô 
hình lớp học đảo ngược và dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. 
 - Xác định được quy trình thiết kế các chủ đề dạy học theo mô hình lớp học 
đảo ngược với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. 
 - Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học chủ đề “ Các lực cơ học” – vật lí 
10 theo mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. 
 7. Cấu trúc của đề tài 
 Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục tài liệu tham khảo và các phụ 
lục nội dung sáng kiến bao gồm 3 chương: 
 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. 
 Chương 2: Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của công 
nghệ thông tin trong dạy học chủ đề “Các lực cơ học” – vật lí 10. 
 Chương 3: Thực nghiệm. 
 3 
 tính, điện thoại có nối mạng bên ngoài lớp học (các học liệu, bài giảng, trao đổi 
qua tin nhắn nhóm lớp ) 
 1.1.2. Ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược 
 - GV có nhiều thời gian để theo dõi quan sát hoạt động của HS, có điều kiện 
tập trung cho nhiều đối tượng HS khác nhau. 
 - HS có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, chủ động, tự chủ học 
tập. 
 - Tăng cường khả năng tương tác, tương tác ngang hàng giữa các HS với 
nhau. 
 - HS có nhiều cơ hội học tập và trao đổi với giáo viên cũng như bạn bè. 
 - HS tự quyết định tốc độ học phù hợp, có thể xem nhanh hoặc xem lại nhiều 
lần khi chưa hiểu, qua đó làm chủ việc học của mình. 
 - Hỗ trợ các HS vắng mặt nhờ các bài học luôn trực tuyến và được lưu trữ 
lại. 
 - HS tiếp thu tốt hơn có thể được chuyển tiếp đến các chương trình học cao 
hơn mà không ảnh hưởng gì đến các bạn còn lại. 
 - Phụ huynh có nhiều cơ hội hỗ trợ cho HS chuẩn bị bài tốt hơn trong thời 
gian tự học ở nhà. 
 1.1.3. Hạn chế của mô hình lớp học đảo ngược 
 - Không phải mọi HS đều có đủ điều kiện về máy vi tính và kết nối Internet 
để tự học trực tuyến. 
 - Việc tiếp cận với nguồn học liệu có thể khó khăn với một số em chưa có kĩ 
năng về CNTT và mạng Internet. Tốc độ mạng không phải lúc nào cũng ổn định để 
thuận lợi khi học tập. 
 - Để kích thích và tạo động lực cho HS thì GV phải có kiến thức về CNTT ở 
một mức độ nhất định, phải đầu tư thời gian và công nghệ lớn. 
 - Hiệu quả mô hình phụ thuộc vào ý thức và thái độ học tập của học sinh. 
 Những phân tích trên có thể cho thấy chỉ phù hợp với một số bài học chứ 
không thể áp dụng đại trà, chỉ thành công khi có các phương tiện học tập phù hợp. 
 Ngoài ra, vai trò của GV trong việc thiết kế, điều hướng, hỗ trợ HS trong các 
hoạt động nhóm trên lớp cũng rất quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình. 
 1.2. Định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh trong 
chương trình GDPT 2018 
 1.2.1. Về phẩm chất 
 5 
 - Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các 
hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập 
sơ đồ, biểu đồ. 
 - Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông 
tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa 
học. 
 - So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí 
theo các tiêu chí khác nhau. 
 - Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình. 
 - Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra 
được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận. 
 - Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân. 
 1.2.3.2 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí 
 - Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan 
đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, 
kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất. 
 - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được 
phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu. 
 - Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa 
chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra 
cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu. 
 - Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, 
thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu 
bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải 
thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết. 
 - Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, 
biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau 
quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan 
điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản 
biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. 
 - Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí 
cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm 
hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp. 
 1.2.3.3 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 
 Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong một số trường hợp đơn giản, 
bước đầu sử dụng toán học như một ngôn ngữ và công cụ để giải quyết được vấn 
đề; biểu hiện cụ thể là: 
 7 
 Bản chất của Kahoot! là một website, vì thế, người học có thể trả lời những 
câu hỏi thông qua trình duyệt web trên mọi thiết bị có kết nối Internet. 
 1.3.2.2.Tính mới, tính sáng tạo của Kahoot 
 - Khuyến khích học sinh sử dụng công nghệ và cạnh tranh lành mạnh. 
 - Phát huy được tối đa cơ sở vật chất được trang bị trong dạy học hiện tại 
như máy tính kết nối Internet, máy chiếu, máy tính bảng, điện thoại thông minh. 
 - Có thể dùng bất kỳ trình duyệt web nào, không cần phải cài đặt. 
 - Hoàn toàn miễn phí. 
 - Có thể cài đặt thời gian cho từng câu hỏi. 
 - Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video. 
 - Không mất thời gian để phản hồi đến từng cá nhân học sinh, có thể biết 
chính xác được những học sinh không có khả năng đưa ra câu trả lời. 
 - Khởi động đầu giờ học. Giáo viên sử dụng để lôi cuốn học sinh tham gia, 
ôn lại những gì học sinh đã học buổi trước. 
 - Giáo viên cũng có thể sử dụng sau khi kết thúc giờ học hay kết thúc một 
hoạt động. 
 - Sử dụng nó cho việc ôn tập cũng là một cách hiệu quả để học sinh tham gia 
tích cực hơn. 
 - Đặc biệt hiệu quả cho kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, kết quả hiện 
ra ngay sau lượt kiểm tra. Xếp theo đúng thứ tự học sinh hoàn thành trước và kết 
quả đúng nhất. 
 - Giáo viên có thể đặt lịch để học sinh hoàn thành bài tập về nhà, hoàn thành 
trên Kahoot! từ xa hoàn toàn có thể giám sát quá trình làm bài và và kết quả làm 
bài của học sinh. 
 1.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học hiện 
nay ở các trường THPT 
 1.4.1. Thực trạng chung về ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên 
 Khảo sát 82 giáo viên đang giảng dạy tại trường THPT về việc sử dụng 
các công cụ hỗ trợ dạy học của giáo viên thu được kết quả sau: 
 Bảng 1.4.1 Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên 
 S Công cụ hỗ Mức độ khai thác 
 T
 trợ dạy học Thường Tỉ lệ Thỉnh Tỉ lệ Không Tỉ lệ % 
 T 
 xuyên % thoảng % dùng 
 1 Youtobe 64 78% 18 22% 0 0% 
 2 Kahoot 3 3,6% 14 17,1% 65 79,3% 
 3 Một số công cụ khác 20 24,4% 15 18,2% 47 57,4% 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_voi.pdf