Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

docx 17 trang sk10 25/12/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
 Đơn vị: Trường THPT Nam Hà
 Mã số:
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Người thực hiện: NGUYỄN VIỆT HIẾU
 Lĩnh vực nghiên cứu:
 Quản lý giáo dục 
 Phương pháp dạy học bộ môn ...................... 
 Phương pháp giáo dục 
 Lĩnh vực khác ............................................. 
 Có đính kèm:
 Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
 Năm học: 2012 – 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm:
 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, 
vì lợi ích trăm năm trồng người”. Ngày nay, Đảng và Chính phủ lấy tư tưởng 
đó làm nền tảng cho công tác giáo dục thế hệ trẻ, trở thành con người phát triển 
về mọi mặt: có tri thức, có sức khỏe dồi dào và thể chất cường tráng để xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Ngày nay, phong trào tập luyện thể dục thể thao trong đó có môn điền 
kinh được phát triển rộng rãi khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng 
bằng đến miền núi và đặc biệt là được phát triển sâu rộng trong các trường học. 
Giáo dục thể chất trong trường học là nhiệm vụ quan trọng trong việc trang bị 
kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh, củng cố và phát triển tố chất thể lực 
học sinh. Mục tiêu của Giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể 
lực, hình thể, nâng cao sức khỏe, phát triển thành tích thể thao đồng thời góp 
phần hình thành nhân cách cho học sinh các cấp.
 Môn điền kinh là một môn thể thao có vị trí quan trọng trên đấu trường 
quốc tế, là một trong những môn thi chính trong các kì đại hội thể thao của các 
châu lục, của thế giới, của các kì Olympic quốc tế và nó đáp ứng được các mục 
tiêu của giáo dục thể chất. Chính vì vậy, điền kinh nói chung và nội dung nhảy 
cao nói riêng là một trong những nội dung học bắt buộc của môn thể dục trong 
trường phổ thông.
 Việc nâng cao kết quả học tập là một yêu cầu tất yếu trong giáo dục phổ
thông. Thành tích các môn thể thao là kết quả của quá trình chuẩn bị khác - Trường có bề dày thành tích về lĩnh vực thể dục thể thao, khá nổi trội so 
với các trường trong khu vực. Trong Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh vừa qua, 
trường nằm trong tốp năm đơn vị dẫn đầu.
 - Nhiều Giáo viên Giáo dục thể chất của nhà trường có chuyên môn, có 
kinh nghiệm về môn điền kinh.
 2. Khó khăn:
 Trước khi vào bậc trung học phổ thông, phần lớn các em là học sinh của 
nhiều trường trung học cơ sở khác nhau nên kĩ năng, nhận thức của các em với 
môn học Nhảy cao cũng khác nhau, dẫn đến có sự chênh lệch rất lớn giữa các 
em và sự thay đổi kĩ thuật động tác từ nhảy cao “kiểu bước qua” ở cấp II sang 
kĩ thuật nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” ở cấp III. Điều này làm cho việc giảng 
dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn? Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà 
trường còn nhỏ hẹp làm ảnh hưởng đến yêu cầu học tập, tập luyện của môn thể 
dục nói chung và nội dung nhảy cao nói riêng nên phần đông các em tập luyện 
chưa hiệu quả, chưa nắm bắt và vận dụng tốt kĩ thuật động tác nhảy cao kiểu 
nằm nghiêng để đáp ứng yêu cầu môn học.
 3. Số liệu thống kê
 Môn nhảy cao là một kĩ thuật khó, nó hoạt động không có chu kì nên 
tương đối phức tạp. Người tập không những phải nắm vững kĩ thuật động tác 
ngay từ đầu mà còn phải duy trì, thực hiện chính xác và thuần thục. Vậy ngay 
từ đầu, người tập phải xây dựng được một số khái niệm đúng về động tác thì 
quá trình tập luyện mới đạt hiệu quả cao.
 Ở đây đang đề cập đến việc hoàn chỉnh kĩ thuật để thực hiện đúng động 
tác. Vì một số sai sót thường mắc phải trong quá trình thực hiện kĩ thuật nhảy 
cao kiểu nằm nghiêng của học sinh khối 10 trường THPT Nam Hà đã làm cho 
thành tích bị hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
 Trong thời gian giảng dạy, quan sát các buổi tập khác nhau, các lần thực 
hiện và kiểm tra kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng của các em học sinh lớp 
10, tôi đã ghi nhận được các sai sót các em thường mắc phải như sau: -Ở sai sót 5: có 6 hs mắc phải, chiếm 7,0%
 -Ở sai sót 6: có 8 hs mắc phải, chiếm 9,3%
 -Ở sai sót 7: có 10 hs mắc phải, chiếm 11,6%
 Và với những sai sót này, tôi cũng đã thống kê được kết quả kiểm tra kết
thúc môn học nhảy cao kiểu nằm nghiêng của 2 lớp 10C1 và 10C2 như sau:
 Bảng 2: Thống kê tỉ lệ đánh giá xếp loại HS môn học nhảy cao KNN
 Lớp Sỉ số ĐẠT CHƯA ĐẠT
 2011-2012 HS
 SL % SL %
 10C1 42 37 88,1% 5 11,9%
 10C2 44 37 84,1% 7 15,9%
 Tổng 86 74 86% 12 14%
 Như vậy, qua quan sát sư phạm, với số liệu thống kê trên, tôi thấy rằng 
tổng số sai sót các em mắc phải chiếm đến 62,7%, tập trung nhiều ở những sai 
sót 2 – 4 – 6 – 7; có 5 học sinh lớp 10C1 và 7 học sinh lớp 10C2, tổng số là 12 
trên 84 học sinh bị xếp loại chưa đạt sau khi kết thúc môn học nhảy cao kiểu 
nằm nghiêng, chiếm tỉ lệ khá cao 14%. Từ đó, chúng ta có thể coi những sai 
sót này là cơ bản nhất mà học sinh thường mắc phải.
 * Nguyên nhân của những sai sót thường mắc phải của học sinh
 - Tốc độ chạy đà giảm đi ở những bước cuối cùng. Do chưa nắm vững kết 
cầu của kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật của 3 bước chạy đà cuối cùng, đo đà chưa 
chính xác.
 - Chưa nắm được kĩ thuật động tác ở giai đoạn trên không. hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, các quy định, giúp các
em nắm bắt và thực hiện kĩ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục.
 Nếu giảng dạy kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh khối 10, 
học sinh THPT một cách đầy đủ, chính xác, khắc phục được những sai lầm 
thường mắc, đề ra các biện pháp thích hợp, khả thi thì chất lượng học tập của 
bộ môn điền kinh nói chung và môn nhảy cao nói riêng sẽ được nâng cao.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Nhảy cao kiểu nằm nghiêng thực hiện tương đối đơn giản. Tuy nhiên, khi 
thực hiện kĩ thuật này, các em vẫn mắc phải những sai lầm với nhiều nguyên 
nhân khác nhau. Đặc biệt là ở mức xà cao, các em luôn ở trạng thái sợ hãi, 
thiếu tập trung dẫn đến thực hiện kĩ thuật động tác bị giật cục, thiếu tính nhịp 
nhàng. Mặt khác, với qui định của phân phối chương trình môn thể dục 2 tiết 1 
tuần là tương đối ít để các em có thời gian lĩnh hội, tiếp thu kĩ thuật động tác 
một cách nhuần nhuyễn, thuần thục. Vì vậy, vần đề đặt ra cho giáo viên dạy 
học môn Thể dục là phải tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú 
cho học sinh tập luyện, giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kĩ 
thuật và đạt kết quả cao về thành tích.
 3. Nội dung và biện pháp thực hiện
a. Nội dung
 Xác định sai sót thường mắc phải của học sinh khi thực hiện kĩ thuật nhảy 
cao “Kiểu nằm nghiêng” để áp dụng những bài tập phù hợp nhằm cải thiện kĩ 
thuật và nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng của học sinh khối 10 
trường THPT Nam Hà.
 Kĩ thuật nhảy cao được chia là 4 giai đoạn: chạy đà, giậm nhảy, trên 
không và tiếp đất.
 Trong nhảy cao kiểu nằm nghiêng, người nhảy phải tăng cường giai đoạn 
bay của cơ thể ở trên không, bằng sự nỗ lực của cơ thể để vượt chướng ngại vật 
(xà nhảy). Vậy, ngay từ đầu, khi học kĩ thuật này, người tập không nắm vững 
nguyên lí kĩ thuật và định hình được động tác thì dễ mắc phải những sai sót. 4 Tốc độ thẳng đứng 3m/s - 3,5m/s
5 Góc độ bay trọng tâm cơ thể 630 - 650
6 Góc độ chạy đà 300 - 350
7 Tốc độ chạy đà bước cuối cùng 7 - 7,5m/s (nam); 5,8 - 6,5m/s (nữ)
 Qua các thông số động lực và nguyên lí kĩ thuật trên, ta thấy: Lực tác động 
lớn hoặc tốc độ thực hiện động tác là những yếu tố cơ bản giúp người học đạt 
thành tích cao, đồng thời nó cũng là cơ sở để người tiếp thu và hoàn thiện kĩ 
thuật động tác một cách nhanh nhất.
b. Biện pháp thực hiện
 Sử dụng một số bài tập và phương pháp sửa chữa những sai sót đó, đánh giá
kết quả thực hiện.
 * Phương pháp trực quan: Cho người tập xem băng video quay toàn bộ 
kĩ thuật động tác của những vận động viên đỉnh cao, cho người tập xem những 
vận động viên của tỉnh (nếu có) hoặc những học sinh thực hiện tốt kĩ thuật 
nhảy cao “kiểu nằm nghiêng” để người tập học tập, rút kinh nghiệm.
 Hình ảnh: Học sinh đang được rút kinh nghiệm từ động tác nhảy cao
 kiểu nằm nghiêng của học sinh trường THPT Nam Hà thực hiện - Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy đá lăng vào vật chuẩn ở trên cao.
 - Điều chỉnh 3 bước cuối.
 Ở sai sót 7: Chạy đà không theo một đường thẳng.
 Biện pháp khắc phục:
 - Cho học sinh chạy đà theo vạch định sẵn.
 - Chạy đà theo một góc độ thích hợp.
 Trong năm học 2012 – 2013, tôi cũng được phân công giảng dạy môn thể 
dục khối 10. Tôi đã sử dụng phương pháp giảng dạy mà đề tài đề cập đến, đó là 
sử dụng một số bài tập được trình bày ở trên vào việc khắc phục những sai lầm 
thường mắc trong môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nhóm thực nghiệm, học 
sinh 2 lớp 10C5 và 10C6 mà tôi giảng dạy, với tổng số 90 học sinh. Kết quả 
ghi nhận được như sau:
Bảng 4: Thống kê sai sót thường mắc phải sau khi đã ứng dụng các bài tập
 Lớp Sỉ số Sai Sai Sai Sai Sai Sai Sai 
 Tổng
 2012-2013 HS sót 1 sót 2 sót 3 sót 4 sót 5 sót 6 sót 7
 10C5 45 0 2 0 2 0 3 2 9
 10C6 45 0 2 0 3 0 2 2 9
 Tổng 90 0 4 0 5 0 5 4 18
 Chiếm tỉ lệ (%) 0,0 4,4 0,0 5,6 0,0 5,6 4,4 20,0 Với kết quả trên cho thấy sự chuyển biến đi lên rõ rệt, số lượng sai sót 
giảm đi rất nhiều, từ 62,7% xuống còn 20% (cột màu xanh). Đặc biệt là khi 
kiểm tra kết thúc môn học nhảy cao kiểu nằm nghiêng, đánh giá xếp loại: 
không có học sinh nào xếp loại chưa đạt, 100% học sinh được xếp loại Đạt 
tăng từ 86% lên 100% (cột màu vàng). Điều này cho thấy, phương pháp tôi sử 
dụng có tính khả thi. Khi đã xác định được sai sót của các em và sử dụng các 
bài tập phù hợp với các sai sót mà đề tài đã phân tích, đề cập ở trên, tôi nghĩ 
kết quả học tập, thành tích tập luyện của các em sẽ được cải thiện và nâng cao. 
Từ đó, có thể kết luận rằng: bài tập sửa chữa hoàn thành có ý nghĩa, có khả thi.
 Từ kết quả đạt được ở trên và từ thực tế giảng dạy, tôi rút ra một số bài 
học kinh nghiệm sau:
 - Trong quá trình giảng dạy mộn nhảy cao, việc phát hiện nguyên nhân 
dẫn tới sai lầm thường mắc phải và đưa ra các bài tập sửa chữa là hoàn toàn 
cần thiết. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng của quá trình dạy và học.
 - Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã tìm ra được những sai sót cơ bản nhất
mà học sinh thường mắc phải trong học nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” là:
 + Tốc độ chạy đà giảm đi ở những bước cuối.
 + Chạy đà không có tính nhịp điệu.
 + Chạy đà không theo đường thẳng.
 + Kết thúc giậm nhảy, thân người lao vào xà.
 + Giai đoạn trên không, chưa hình thành được tư thế
 Từ đó, tôi dùng phương pháp sử dụng các bài tập để khắc phục và sửa 
chữa những sai sót thường mắc phải trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng 
cho học sinh khối 10 là hợp lí, có hiệu quả. + Tích cực rèn luyện thân thể, tham gia đầy đủ các phong trào, hoạt động
của nhà trường, ban ngành các cấp.
 - Với nhà trường và các cấp học hiện nay:
 + Tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ 
dạy học để giáo viên, học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình 
dạy học.
 + Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh được tham 
gia và có ý thức hơn trong việc rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe đáp ứng 
được yêu cầu và nhu cầu cuộc sống.
 Với thời gian viết sáng kiến kinh nghiệm chưa phải là dài, tài liệu nghiên 
cứu còn hạn chế, nên trong quá trình thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi 
những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các 
đồng chí, đồng nghiệp, của các nhà chuyên môn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
 Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo 
trường THPT Nam Hà và đồng nghiệp ở các đơn vị bạn đã giúp đỡ tôi hoàn 
thành đề tài này.
 1. Sách Giáo viên, sách giáo khoa Thể dục 10, 11 – Bộ GD&ĐT – NXB 
 Giáo dục – 2006
 2. Điền kinh trong trường phổ thông – P.N. Gôikhơman – Ô.N.
 Tơrôphimôp – Nhà xuất bản TDTT Hà Nội – 2000
 3. Hướng dẫn giảng dạy TDTT ở trường THPT – GS – PTS Trịnh Trung
 Hiếu – Nhà xuất bản TDTT – 1993.
 NGƯỜI THỰC HIỆN
 (Kí và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Việt Hiếu

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_bai_tap_nham_khac_phuc.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học si.pdf