Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi vận động nhằm gây hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức môn Thể dục lớp 10 cho học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi vận động nhằm gây hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức môn Thể dục lớp 10 cho học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi vận động nhằm gây hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức môn Thể dục lớp 10 cho học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Giang
MỤC LỤC 1.Lời giới thiệu .....................................................................................................1 2.Tên sáng kiến..................................................................................................... 2 3. Tác giả sáng kiến.............................................................................................. 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: .............................................................................2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.............................................................................. 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử. ................................2 7. Mô tả về bản chất của sáng kiến....................................................................... 2 7.1. Điểm mới, phạm vi và cách thức tiếp cận vấn đề sáng kiến........................................................ 2 7.2 Nội dung của sáng kiến .........................................................................................................................3 7.2.1 Thực trạng về nhà trường.................................................................... 3 7.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên....................................................... 4 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không ...................................................17 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ................................................17 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến.......................................... 17 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của cá nhân ..........17 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân..... 20 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu ................................................................................................20 3. Tác giả sáng kiến. - Họ và tên: Đỗ Văn Nam - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thị Giang - Huyện Vĩnh Tường -Tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0346681987 Email: phuongnamc3vt@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Tác giả: Cá nhân - Chức vụ: Bí thư đoàn trường – giáo viên giảng dạy thể dục nhà trường. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn. Cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 1 năm 2019. 7. Mô tả về bản chất của sáng kiến 7.1. Điểm mới, phạm vi và cách thức tiếp cận vấn đề sáng kiến - Điểm mới: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục ở bậc trung học phổ thông theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện. Góp phần khắc sâu kiến thức và gây hứng thú học tập Thể dục cho học sinh, một môn học được coi là ít được quan tâm thì việc đưa ra trò chơi Thể dục nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi thể dục không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. - Phạm vi của sáng kiến: Nâng cao ý thức học tập và hình thành hứng thú học tập môn thể dục của học sinh ở trường THPT Nguyễn Thị Giang. - Cách thức tiếp cận vấn đề của sáng kiến: 2 Các em học sinh chưa được tham gia nhiều các trò chơi vận động trong các giờ thể dục. 7.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên - Nguyên nhân khách quan: Nguồn học sinh được tuyển vào chưa cao nên chất lượng và ý thức của học sinh còn kém trong nhận thức Tâm lý và tư tưởng một số phụ huynh học sinh không coi trọng việc học môn thể dục. - Nguyên nhân chủ quan: Đội ngũ giáo viên thể dục đa số tuổi đời còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy, chưa vận dụng nhiều phương pháp dạy học hay để gây hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh lười vận động, lười tham gia các hoạt động nhóm. Do tư tưởng các em còn coi môn thể dục là môn phụ. Do các em xem, chơi nhiều trò chơi trên mạng xã hội gây lên hiện tượng các em không thích những vận động cơ học bên ngoài cuộc sống học tập 7.2.3. Biện pháp thực hiện * Về đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục: - Từ nguyên nhân chủ quan và khách quan đã nêu ở trên, xuất phát từ thực trạng của nhà trường, Bản thân là giáo viên giảng dạy thể dục tại trường tôi và đồng nghiệp đã họp bàn, thống nhất và và xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường để đưa ra những trò chơi vào giờ thể dục để gây hứng thú học tập cho học sinh. - Tìm hiểu tâm sinh lý của học sinh lớp 10. Ở lứa tuổi học sinh lớp 10 trung học phổ thông cơ thể của các em đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan , hệ vận động, còn chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là hoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí. + Học sinh trung học phổ thông nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập. 4 thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. + Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. + Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. + Thông qua trò chơi hình thành được tính cách, năng lực và sự hiểu biết, sự vận dụng kiến thức vào các trò chơi. + Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Học hỏi đồng nghiệp ở trường và các trường bạn để có những giờ học thu hút học sinh Giáo viên thể dục phải nắm được cách thức tổ chức một trò chơi thể dục trong giờ học. Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau: * Tổ chức trò chơi học tập để dạy thể dục nói chung và môn Thể dục lớp 10 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy thể dục có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cẩn thận và đảm bảo các yêu cầu sau: + Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục, tính giáo dục + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 10 bậc trung học phổ thông, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh * Ngoài ra giáo viên cần hiểu rõ và nắm vững được: 6 Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng hơn, thì vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện - Do đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò chơi cho phù hợp với sự vận động đó. Có thể cải tiến những trò chơi cũ thành trò chơi mới mà sự vận động trong trò chơi phù hợp với nội dung bài. Ví dụ: thể dục 10 nội dung chạy ngắn. . Ôn: chạy nâng cao đùi. . Học mới: Đứng tại chỗ đánh tay, Đi chuyển sang chạy nhanh (20-30) Vì yêu cầu đánh mạnh tay, chạy nâng cao đùi và nhanh nên giáo viên có thể chọn một trò chơi động như: “trò chơi gió thổi”. Trò chơi này dựa trên trò chơi “Mưa rơi” mà nhiều giáo viên và học sinh đã biết. Giáo viên là người điều khiển bằng lời, học sinh thực hiện động tác theo quy định: + Gió hiu hiu: học sinh đánh tay vòng từ sau ra trước từ từ nhe nhàng. + Gió mạnh: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn. + Gió thành bão: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn nữa. Kết hợp hai chân chạy bước nhỏ và đổi chỗ cho người bên phải. Để gây hứng thú mạnh cho học sinh, giáo viên điều khiển như kể một câu chuyện có thực và thay đổi liên tục hiệu lệnh. Những học sinh làm không đúng các động tác quy định theo hiệu lệnh thì giáo viên có thể phạt nhẹ ví dụ như: giáo viên hỏi các em thích có bão không? Cho học sinh đó hô khẩu hiệu “Tôi thích gió nhưng không muốn có bão” (3 lần) và cả lớp cùng vỗ tay. Trò chơi này chỉ cần thực hiện trong vòng 3 phút và sau đó tiến hành ôn luyện. Trò chơi này cũng có thể áp dụng vào đầu phần 2 sau khi đã ôn tập: chạy nâng cao đùi. Lúc đó trò chơi này vừa bài tập khởi động cho phần sau vừa là bài tập ôn luyện phần trước. *Nếu trò chơi là bài tập luyện: Thì thường được tổ chức vào gần cuối phần cơ bản. Theo yêu cầu của chương trình thì khoảng 70% các tiết phải có loại trò chơi này, Trong đó có khoảng 40% số tiết giáo viên tự chọn trò chơi (đối với chương trình lớp 10, 11, 12), 90% (đối với chương trình lớp 10). Trò chơi loại này có tác dụng giúp các em luyện tập kiến thức với tinh thần tự nguyện tự giác cao, nên giáo viên chú ý chọn đúng trò chơi thì tác dụng luyện tập sẽ được nâng cao hiệu quả. 8 Do yêu cầu của bộ môn chủ yếu là rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. Nên giáo viên chọn mục đích của trò chơi có tác dụng như trên. Trò chơi 2: (hình 2) chia lớp làm 2 nhóm, mỗi học sinh có 1 quả cầu đá. Cách chơi: Kẻ 1 đường giới hạn cách đường giới hạn 4m ta vẽ vòng tròn đường kính 1m50 2 nhóm đứng trước 2 vòng có vạch giới hạn lần lượt cầm cầu đá sao cho cầu vào vòng tròn, đội nào có số lượng cầu đá vào vòng tròn nhiều hơn thì đội đó thắng. Trò chơi này có thể gọi là “Đá cầu trúng đích” 1,50 m 3 4 m Hình 2 Chơi xong trò chơi này sẽ có tác động: Trò chơi này vừa giáo dục tính đoàn kết và rèn luyện sự khéo léo cho học sinh, hoặc cho học sinh mỗi nhóm thi tâng cầu hay có thể giáo viên tổ chức trò chơi khác trò chơi trên, nhưng làm thế nào để trò chơi là bài tập luyện có tính giáo dục cao là được. Nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên trong cách tổ chức trò chơi. Những trò chơi là bài tập luyện thì chỉ cần giáo viên chú ý đến các động tác luyện tập của bài học và tự cải biến trò chơi có động tác phù hợp là được, làm sao đảm bảo tính giáo dục toàn diện cho các em học sinh. *Nếu trò chơi có tính thư giãn đơn thuần: Thì thường được tổ chức vào cuối giờ. Chỉ áp dụng cho những tiết dạy mà giáo viên đã cho các em học sinh luyện tập nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài. Nếu tiết dạy đòi hỏi lượng vận động lớn, giáo viên cho luyện nhiều, lúc các em đã thấm mệt. Giáo viên nên tổ chức trò chơi tĩnh, chủ yếu để các em lấy tinh thần vui vẻ thoải mái, trường hợp này có thể áp dụng cho các tiết luyện tập chạy bền. Thời gian tổ chức các trò chơi này khoảng từ 5-7 phút cuối giờ. * Cấu trúc của Trò chơi học tập: + Tên trò chơi + Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_tro_choi_van_dong_nham.docx