Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài Công nghệ 10 THPT
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài Công nghệ 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài Công nghệ 10 THPT

Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công nghệ 10 THPT MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------- 2 B. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng đề tài........................................... 3 II.Nội dung chính đề tài 1. Kế hoạch thực hiện đề tài ................................................... 4 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................... 4 3. Đối tượng nghiên cứu............................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................... 4 5. Nội dung đề tài : 5.1 Điều tra trước khi thực hiện đề tài ................................ 4-5 5.2 Những biện pháp cơ bản khi thực hiện đề tài a. Xác định rõ một số yêu cầu khi phối hợp các PPDH .... 5 b. Sử dụng phối hợp các PPDH khác nhau để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công nghệ 10 THPT Bài 13 : Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.. 5-9 Bài 12 : Đặc điểm, tính chất, kic thuật sử dụng một số loại phân bón thôngthường............................................. 10-12 c. Một số slide – hình ảnh dạy bài 12, bài 13..................... 13-14 III. Kết quả thu được................................................................................ 15 C. Kết luận và đề xuất.............................................................................. 16-17 1/18 Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công nghệ 10 THPT B. NỘI DUNG. I. Thực trạng đề tài: 1. Một vài nét về trường THPT Phú Xuyên A: Trường THPT Phú Xuyên A nằm ở trung tâm Huyện Phú Xuyên, phía nam Thành phố Hà Nội. Năm học 2014 -2015 tổng số cán bộ, giáo viên là 115, trong đó đa số là các đồng chí giáo viên trẻ có chuyên môn vững vàng năng động nhiệt tình trong công tác. Ban Giám hiệu và các tổ chức Đoàn thể, tổ chuyên môn đoàn kết, sáng tạo trong công việc. - Về phía học sinh: tổng số 1849 học sinh, được chia làm 44 lớp( Khối 12: 15 lớp; Khối 11: 15 lớp; Khối 10: 14 lớp) Kết quả trong năm học 2014 – 2015 có: + 12 học sinh giỏi cấp Thành phố( 4 giải nhì, 4 giải ba, 4 giải khuyến khích) + Xếp loại Hạnh kiểm khá, tốt 88,6%; Xếp loại học lực giỏi, khá 71,23% - Về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học: Nhà trường có 30 phòng học thường xuyên sử dụng, một nhà đa năng, hai phòng nghe nhìn, hai phòng thực hành tin, các phòng thí nghiệm bộ môn, thư viện, khu điều hành.....Các điều kiện khác đáp ứng đủ cho việc dạy và học, tất cả nằm trong một khuôn viên gọn gàng, xanh, sạch đẹp. 2. Thực trạng giáo viên: Qua các tiết dạy trên lớp và dự giờ đồng nghiệp ở trường tôi nhận thấy các thầy cô giáo vẫn còn những hạn chế sau đây dẫn đến chúng ta không thể thực hiện một giờ lên lớp thành công: Thứ nhất : Giờ học không thành công, giáo viên thường cho là ý thức học tập của học sinh chưa tốt, các em nói chuyện riêng, không chú ý, mà bản thân giáo viên không suy nghĩ là mình đã có các PPDH hiệu quả để lôi cuốn học sinh tham gia hoạt động học tập hay chưa? Thứ hai : Dẫn dắt, nêu vấn đề vào bài có thể có cũng được, không cũng được. Đa số giáo viên coi nhẹ việc đặt vấn đề vào bài mới, dẫn đến học sinh sẽ không biết qua buổi học này giúp các em giải quyết vấn đề gì, thì các em sẽ không bao giờ hứng thú với học tập. 3. Thực trạng học sinh - Học sinh vẫn quen phương pháp “ thầy đọc, học trò chép”. 3/18 Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công nghệ 10 THPT 5. Nội dung đề tài: 5.1) Điều tra trước khi thực hiện đề tài: Năm học 2014 – 2015 tôi được phân công giảng dạy Công nghệ khối 10( 3 lớp) và Sinh học khối 11( 3 lớp), Sinh học khối 12 (3 lớp) tôi đã lựa chọn 3 lớp khối 10 để thực hiện đề tài này. Sau khi dạy xong với cách dạy truyền thống, tôi đã cho làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng học tập của các em và thu được kết quả như sau: Chất Lượng Sĩ số Giỏi Khá TBình Yếu Kém Lớp 10A4 45 5 12 26 2 0 10A5 45 4 9 24 6 2 10A6 45 5 8 20 10 2 Tổng 135 14(10,4%) 29(21,5%) 70(51,9%) 18(13,3%) 4(2,9%) Với kết quả trên tôi nhận thấy: số học sinh đạt điểm khá và giỏi chỉ có 43 em đạt tỉ lệ 31,9%, đây là một tỉ lệ thấp so với chỉ tiêu bộ môn đề ra đầu năm học. Trong các tiết học số học sinh tập trung vào bài và tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài chỉ có ở một số em, những em khác sự tập trung vào bài không cao thể hiện chưa thực sự yêu thích môn học. Một trong những nguyên nhân của kết quả trên là việc sử dụng PPDH chưa hợp lí nên chưa hấp dẫn và lôi cuốn được học sinh trong việc tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức. 5.2) Những phương pháp cơ bản khi thực hiện đề tài: a. Xác định rõ một số yêu cầu khi phối hợp các PHDH : ➢ Lựa chọn các PPDH phải tương thích với nội dung bài học.. ➢ Có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học. ➢ Lựa chọn, phối hợp các PPDH cần chú ý đến hứng thú học sinh, thói quen học sinh. 5/18 Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công nghệ 10 THPT Ngày mùa vui thôn trang, lúa reo như hát mừng. Lúa không lo giặc về khi mùa vàng thôn quê. Ngày mùa vui thôn xóm, đầy đồng giáo với gươm, súng tì tay anh đứng, em ngừng liềm trông sang. Lúa lúa vàng, đồng lúa bát ngát trời. Bao tay liềm từng nhánh lúa thơm rơi. Ngày vui quân du kích đứng im trông lúa dập dờn. Người người qua gánh lúa, nón nghiêng nghiêng cười ai (Ngày) mùa vui thôn trang, cũng như trên cánh đồng. Nhớ công ơn già Hồ, khi mùa vàng quê hương. Ngày mùa quân du kích đặt từng gánh trước sân, dân làng vui như tết, qua mùa này không lo. Gánh thóc vàng từng lớp gánh về. Gánh thóc vàng từng sớm nắng trên đê. Ngày vui quân du kích đứng im trông lúa dập dờn Rồi rời sang xóm khác, nhớ lúc ai nhìn theo. ✓ PPDH Đặt vấn đề: “Những ngày mùa bội thu, không thể thiếu được vai trò của phân bón. Phân bón giúp tăng năng suất cây trồng, đặc biệt phân bón vi sinh không những giúp tăng năng suất cây trồng mà còn làm tăng độ phì nhiêu của đất, tạo ra các sản phẩm nông sản sạch. Do đó chúng ta phải tăng cường sử dụng, tăng cường công nghệ sản xuất như thế nào cho hiệu quả. Cô trò chúng ta cùng nghiên cứu nội dung tiết học này”. Hiệu quả đạt được: không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái khi nghe nhạc; Nghe nhạc, quan sát, đặt vấn đề gây hứng thú, kích thích sự tò mò, khám phá kiến thức của học sinh. *Phối hợp các PPDH ở nội dung( Công Nghệ Vi Sinh): ✓ PPDH Trực quan: Slide hình ảnh sữa chua, men tiêu hóa, bia, phân bón vi sinh ✓ PPDH vấn đáp : Thông qua các câu hỏi sau - Để tạo ra các sản phẩm trên, đều có sự tham gia của nhân tố nào? 7/18 Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công nghệ 10 THPT - Bác An : tôi rất thích bón loại phân vi sinh vật có chứa cả 3 chủng vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân, phân giải chất hữu cơ. Không biết có loại phân vi sinh này không? - Bác Giang có thắc mắc về cách bón phân hữu cơ vi sinh như sau: Tôi trộn phân hữu cơ vi sinh với tro bếp, rồi bón có được không?. Đất nhà tôi bị chua, tôi có bón phân hữu cơ vi sinh có được không? ✓ PPDH khen gợi ( cho điểm nếu học sinh trả tốt ) Hiệu quả đạt được: Học trong tương tác, hình thành quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết vấn đề, thích thú khi có điểm thưởng. *Phối hợp các PPDH ở nội dung ( Nguyên Lí Sản Xuất Phân Vi Sinh): ✓ PPDH vấn đáp- nêu vấn đề: thông qua hệ thống câu hỏi - Các loại phân VSV trên đều có các thành phần nào? - Phân VSV có 2 thành phần chính là VSV và chất nền, Vậy các loại phân VSV này được sản xuất như thế nào? ✓ PPDH trực quan- vấn đáp: Quan sát slide quy trình sản xuất phân vi sinh. - Kể tên các bước trong quy trình sản xuất phân vi sinh”? ✓ PPDH Nêu vấn đề- trực quan – vấn đáp: - Bà con nông dân bằng quy trình thủ công có thể tự sản xuất phân vi sinh được không ? Cho HS xem : Video Quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh. - Nguyên liệu ủ phân hữu cơ vi sinh? Hiệu quả đạt được: Học sinh hứng thú, tích cực quan sát, thảo luận, phân tích. * Phối hợp các PPDH ở phần (Củng cố): ✓ PPDH Trò chơi ô chữ: tìm ra chữ “Vi Sinh” : Bằng hệ thống 6 câu hỏi để tìm ra 6 ô chữ hàng ngang, từ đó tìm ra từ hàng dọc. Phần thưởng cho câu trả lời đúng là các món quà nhỏ được chuẩn bị trước. Hiệu quả đạt được: Học sinh hứng thú “học mà chơi” . 9/18 Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công nghệ 10 THPT Hiệu quả đạt được: Học sinh biết được nội dung tiết học này giúp học sinh biết cách bón phân hợp lí để tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng nên học sinh rất hứng thú, hào hứng. * Phối hợp các PPDH ở nội dung (Một Số Phân Bón Thường Dùng Trong Nông, Lâm nghiệp): ✓ PPDH Trực quan bằng mẫu vật thật – vấn đáp: Quan sát mẫu vật các loại phân bón thường dùng. - Em hãy phân loại các mẫu phân bón em vừa quan sát? ✓ PPDH Trực quan bằng slide hình ảnh ( dây truyền sản xuất phân lân, cày đất, ..) – câu hỏi trắc nghiệm- vấn đáp: - Nguyên liệu và quy trình sản xuất phân lân là: A. Nguyên liệu tự nhiên, quy trình thủ công. B. Nguyên liệu nhân tạo, quy trình công nghiệp. C. Nguyên liệu tự nhiên, quy trình công nghiệp. D. Nguyên liệu tổng hợp, quy trình thủ công. - Phân hóa học là gì ? - Những thứ gì đang bị vùi lấp trong đất? - Phân hữu cơ là gi? - Phân vi sinh vật là gì? Hiệu quả đạt được: Quan sát hình ảnh giúp học sinh tái hiện lại những hình ảnh mà thực tế đã nhìn thấy, làm trắc nghiệm giúp HS hứng thú,tâm thế thoải mái. * Đặc Điểm, Tính Chất, Kĩ Thuật Sử Dụng Một Số Phân Bón Thông Thường ✓ PPDH Hoạt động nhóm bằng phiếu học tập – Tự nêu vấn đề cho các nhóm – vấn đáp: 1. Chia nhóm học tập: 3 nhóm. 2. Nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hóa học. Nội Đặc điểm, tính Kĩ thuật dung chất. sử dụng Loại Phân bón Phân hóa học 11/18
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phoi_hop_cac_phuong_phap_day_h.doc