Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy Địa lí lớp 10 - Chương Môi trường và sự phát triển bền vững

docx 34 trang sk10 29/09/2024 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy Địa lí lớp 10 - Chương Môi trường và sự phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy Địa lí lớp 10 - Chương Môi trường và sự phát triển bền vững

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy Địa lí lớp 10 - Chương Môi trường và sự phát triển bền vững
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Lời giới thiệu
 Trong sự phát triển như vũ bão hiện nay, con người đang hướng tới sự phát 
triển toàn diện; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đòi hỏi nhà 
trường phải đào tạo ra những con người mới, thông minh, sáng tạo, thích ứng 
được với yêu cầu của thời đại, có tri thức khoa học - công nghệ tiên tiến, có kĩ 
năng, kĩ xảo vững chắc, có ý thức nghề nghiệp để giải quyết “trúng, nhanh, sáng 
tạo” các nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra.
 Để làm được điều đó, giáo dục đang nói rất nhiều tới vấn đề đổi mới toàn diện 
và đồng bộ, từ khâu thiết kế bài học đến tổ chức và kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt, 
hiện nay khi chương trình và sách giáo khoa được đổi mới thì việc đổi mới 
phương pháp giảng dạy là một tất yếu, nó tạo cơ sở vững chắc cho sự thành 
công của việc đổi mới quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông nói chung 
và của môn Địa lí nói riêng.
 Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp là một công việc rất quan trọng của 
giáo viên Địa lí trước khi tổ chức các hoạt động học tập của học sinh ở trên lớp. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông sẽ giúp 
thầy, cô giáo nâng cao chất lượng giảng dạy và giúp học sinh nâng cao hiệu quả 
học tập bộ môn Địa lí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong các nhà trường phổ 
thông không phải giáo viên nào cũng đã chú trọng đúng mức tới việc đổi mới 
phương pháp giảng dạy đặc biệt trước những hình thức thi cử như hiện nay. 
Nhiều giáo viên và học sinh còn có những quan niệm sai lệch về môn học, chỉ 
dành thời gian, công sức, tâm huyết đầu tư cho các môn chính theo các khối thi 
vì vậy chất lượng dạy học của một số môn học trong đó có môn Địa lí còn thấp. 
Trước thực trạng đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Sử dụng phương 
pháp dạy học dự án trong giảng dạy địa lí lớp 10 - Chương Môi trường và sự 
phát triển bền vững” nhằm mong muốn đóng góp một phần công sức của mình 
vào công tác đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa 
lí nói riêng và chất lượng toàn diện nói chung.
 2. Tên sáng kiến
 “Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy địa lí lớp 10 - 
Chương Môi trường và sự phát triển bền vững”.
 3. Tác giả sáng kiến
 - Họ và tên: Đào Thị Thúy Hoa.
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học.
 - Số điện thoại: 098.929.7748 E-mail: momotaro1411@gmail.com.
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
 Đào Thị Thúy Hoa - Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học.
 1 được thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, tạo ra những sản phẩm 
có thể trình bày, giới thiệu”.
 Tác giả Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương thì coi 
dạy học dự án “là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức hợp 
trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình 
thành kĩ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống có thật trong 
cuộc sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lí luận và thực hành và 
tạo ra sản phẩm cụ thể”.
 Dạy học dự án được nhiều tác giả coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện 
một dự án, có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng. Tuy nhiên, khi 
không phân biệt giữa hình thức và phương pháp dạy học, phương pháp dự án - 
khi đó cần hiểu là phương pháp dạy học theo nghĩa rộng, một phương pháp dạy 
học phức hợp.
 Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một 
nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra 
các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính 
tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế 
hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết 
quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án
 ❖Đặc điểm
 Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà 
sư phạm Mĩ đầu thế kỉ XX, khi xác lập cơ sở lí thuyết cho phương pháp dạy học 
này đã nêu ra 3 đặc điểm cốt lõi của dạy học dự án: định hướng học sinh, định 
hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hóa các đặc điểm của dạy 
học dự án như sau:
 - Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của 
 thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ 
 của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của 
 người học.
 - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập 
 trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí 
 tưởng, việc thực tiễn các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
 - Định hướng hứng thú người học: Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội 
 dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú 
 của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
 - Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc 
 môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
 - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa 
 nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lĩ thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực 
 3 Cách phân chia theo thời gian này thường áp dụng ở trường phổ thông. Trong 
đào tạo đại học, có thể quy định quỹ thời gian lớn hơn.
 - Phân loại theo nhiệm vụ:
 Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại các dự án theo các dạng 
sau:
 + Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
 + Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá 
trình.
 + Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo 
ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, 
nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.
 + Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên.
 Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh vực 
chuyên môn có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng.
 7.1.2. Tác dụng của dạy học dự án
 a. Dạy học dự án làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn
 - Trong dạy học dự án, nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn bởi vì nó được 
tích hợp với các vấn đề của đời sống thực, từ đó kích thích hứng thú học tập của 
người học.
 - Dạy học dự án gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường 
và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong 
thế giới thật.
 - Người học có cơ hội thực hành và phát triển khả năng của mình để hoạt động 
trong một môi trường phức tạp giống như sau này họ sẽ gặp phải trong cuộc 
sống.
 b. Dạy học dự án góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phương thức 
đào tạo
 - Học tập dự án chuyển giảng dạy từ "giáo viên nói" thành "học viên làm". 
Người học trở thành người giải quyết vấn đề, ra quyết định chứ không phải là 
người nghe thụ động. Họ hợp tác theo nhóm, tổ chức hoạt động, tiến hành 
nghiên cứu, giải quyết vấn đề, tổng hợp thông tin, tổ chức thời gian và phản ánh 
về việc học của mình.
 - Dạy học dự án tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau, sử 
dụng thông tin của những môn học khác nhau. Nó giúp người học với cùng một 
nội dung nhưng có thể thực hiện theo những cách khác nhau.
 - Dạy học dự án yêu cầu học viên sự tư duy tích cực để giải quyết vần đề, kích 
thích động cơ, hứng thú học tập.
 - Dạy học dự án khuyến khích việc sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp 
cho người học hiểu biết sâu sắc hơn nội dung học tập.
 5 7.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học dự án
 a. Ưu điểm
 Các đặc điểm của dạy học dự án đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp 
dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học dự án:
 - Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
 - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
 - Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm.
 - Phát triển khả năng sáng tạo.
 - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.
 - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.
 - Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc.
 - Phát triển năng lực đánh giá.
 b. Nhược điểm
 - Dạy học dự án không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang 
tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản.
 - Dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy dạy học dự án không thay thế 
cho phương pháp thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần 
thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống.
 - Dạy học dự án đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
 Tóm lại, dạy học dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện 
quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng 
hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. Dạy học dự án góp phần gắn lí thuyết 
với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào 
việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các 
vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người 
học.
 7.2. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY 
HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 - CHƯƠNG “MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 
BỀN VỮNG”.
 Dễ dàng nhận thấy phương pháp dự án và chương trình sách giáo khoa Địa lí 
lớp 10 - Chương “Môi trường và sự phát triển bền vững” có mối quan hệ tương 
hỗ, cái này có thể hỗ trợ cho cái kia phát triển và ngược lại. Trong bối cảnh việc 
đổi mới phương pháp theo quan điểm hướng vào người học đã có được những 
thành tựu nhất định, song song với việc giảm tải chương trình sách giáo khoa 
trung học phổ thông, giảm áp lực thi cử, khả năng ứng dụng phương pháp dự án 
vào dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng ngày càng rộng mở. 
 Những yếu tố sau đây là điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng phương pháp 
dự án cho môn Địa lí lớp 10 - Chương “Môi trường và sự phát triển bền vững”:
 7 Quả thật, không cường điệu khi khẳng định rằng chương trình Địa lí lớp 10 - 
Chương “Môi trường và sự phát triển bền vững” là “địa chỉ” phù hợp nhất để 
thực hiện dạy học dự án trong tương quan so sánh với môn Địa lí ở các cấp, lớp 
khác, cũng như với các môn học khác.
 7.2.2. Phương pháp dự án giúp thực hiện tốt nhất mục tiêu tổng quát và cụ 
thể chương trình sách giáo khoa Địa lí 10 - Chương “Môi trường và sự phát 
triển bền vững”
 ❖Phương pháp dự án tạo điều kiện tốt nhất góp phần đảm bảo các mục tiêu 
chung của môn Địa lí trung học phổ thông, đặc biệt là việc đảm bảo 4 năng lực 
cơ bản trong dạy học Địa lí, đó là:
 + Năng lực hành động hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng, phẩm 
chất đã được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp.
 + Năng lực hợp tác, phối hợp hoạt động trong đời sống và học tập.
 + Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
 + Năng lực tự khẳng định bản thân. 
 Với những đặc trưng cơ bản của mình, phương pháp dự án là ứng viên sáng giá 
giúp củng cố, phát triển và hoàn thiện bốn năng lực đã được hình thành từ bậc 
trung học cơ sở. Học sinh sẽ phát triển 4 năng lực trên thông qua việc thực hiện 
các dự án Địa lí 10 - Chương “Môi trường và sự phát triển bền vững”. Vì 
phương pháp dự án hướng đến sự thực hành hiệu quả, tạo điều kiện tối đa để 
liên kết và phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng học sinh đã có. Đặc trưng hoạt 
động nhóm và đặc trưng xã hội trong phương pháp dự án sẽ giúp học sinh lớp 10 
hình thành và phát triển năng lực hợp tác, phối hợp hoạt động trong học tập và 
đời sống. Đặc trưng tạo ra sản phẩm và đặc trưng tự tổ chức, tự chịu trách nhiệm 
trong phương pháp dự án là điều kiện tốt nhất để học sinh hình thành và phát 
triển năng lực sáng tạo, năng lực tự khẳng định bản thân. 
 ❖Dự án giúp thực hiện tốt mục tiêu môn học
 + Về kiến thức: Phương pháp dự án góp phần đảm bảo, cập nhật hóa mục tiêu 
kiến thức, đặc biệt là những vấn đề đang được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tài 
nguyên thiên nhiên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc 
sống của nhân dân, phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Thông qua việc thực 
hiện các dự án Địa lí về những vấn đề đang diễn ra tại địa phương, nơi học sinh 
đang sinh sống, hệ thống kiến thức cơ bản về môn Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh 
tế - xã hội được vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo hơn.
 + Về kĩ năng: Phương pháp dự án góp phần hình thành, rèn luyện kĩ năng Địa 
lí một cách hiệu quả. Bởi việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành là một trong 
những đặc trưng cơ bản của phương pháp dự án. Trong phương pháp này, học 
sinh sẽ luôn được tổ chức, hướng dẫn để hoạt động. Do đó khi thực hiện dự án 
Địa lí, các kĩ năng thực hành sẽ thường xuyên được vận dụng. Với việc tham gia 
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_tron.docx