Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy bài Trung Quốc thời Phong kiến (Tiết 1 - SGK Lịch sử 10 Ban cơ bản)
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy bài Trung Quốc thời Phong kiến (Tiết 1 - SGK Lịch sử 10 Ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy bài Trung Quốc thời Phong kiến (Tiết 1 - SGK Lịch sử 10 Ban cơ bản)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY BÀI 5 “TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN ( TIẾT 1) SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 10 BAN CƠ BẢN Người thực hiện: Nguyễn Văn Bài Chức vụ: Giáo viên SKKN môn: Lịch sử THANH HOÁ, NĂM 2012 Giáo viên: Nguyễn Văn Bài – Trung tâm GDTX – DN Hoằng Hoá Qua thực tiễn dạy học bài Trung Quốc thời phong kiến nhiều lần tôi nhận thấy đây là một bài khó, nếu như không có sự chuẩn bị tốt sẽ khó giúp học sinh hiểu rõ quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến, sự phát triển và hoàn chỉnh của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường. Việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề đối với bài giảng này là phù hợp với kiểu bài truyền thụ kiến thức mới đem lại hiệu quả cao. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đối với bài “Trung Quốc thời phong kiến” tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến về một bài dạy cụ thể để các bạn đồng nghiệp tham khảo. Rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Thực trạng: “ Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mang tính chất kinh điển. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài, những chương viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Còn đối với người học lịch sử phải có phương pháp học, không nên học một cách máy móc hay học vẹt, học như vậy sẽ không tạo ra sự hứng thú cho người học và nó không mang lại hiệu quả. Thực tế cho thấy, do những quan điểm thiếu đúng đắn từ phía người dạy và người học về môn lịch sử ở trường phổ thông nên một bộ phận lớn học sinh khi nói tới môn sử thường hỏi chúng tôi những câu đại thể như: Thầy ơi! Bài học dài như thế, nhiều sự kiện như thế làm sao có thể nhớ được? hoặc những câu như sự kiện sử khô khan quá học khó vào thầy ạ!, một số em nói thẳng ra là phụ huynh em nói học các môn khối C ngày nay khó tìm kiếm được việc làm và ít cơ hội chọn trường v.v , từ đó đã làm ảnh hưởng không ít tới hứng thú học tập bộ môn, qua đó tác động không ít tới tâm lí của người dạy. Một số giáo viên cũng vì thế mà chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức mới, chưa chú trọng đến việc đổi mới phương pháp nhằm gây hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh vì thế mà dẫn tới việc người học không nắm được bản chất của sự kiện, học trước quên sau, thiếu khả năng so sánh khái quát hoá sự kiện từ đó mà dẫn tới việc nhàm chán đối với môn học. Nghiêm trọng hơn từ việc hiểu sai bản chất sự kiện một số học sinh khi vận dụng vào làm bài còn xuyên tạc, hiện đại hoá lịch sử, bóp méo sự kiện dẫn tới thái độ, tình cảm tính giáo dục của môn học không cao. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên : Bằng việc vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp hiệu quả trong dạy học lịch sử, nhất là phương pháp dạy học nêu vấn đề, cùng với việc giúp các em cùng nhau đưa ra suy nghĩ của mình để giải quyết các vấn đề, những sự kiện, hình ảnh lịch sử cụ thể, gợi mở cho các em hướng tư duy, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo mà không gây nhàm chán và xa lạ lại có tác dụng kích 2 Giáo viên: Nguyễn Văn Bài – Trung tâm GDTX – DN Hoằng Hoá 1. Nhận biết vấn đề 2. Xây dựng ý tưởng và phương án giải quyết. 3. Thử các phương án giải quyết khắc phục những chỗ hở. 4. Kiểm tra 5. Nếu không có sự phù hợp thì cần bắt đầu lại với các phương án mới. 6. Nếu vấn đề đã được giải quyết, kết thúc quá trình. Thực hiện được như vậy thì tiết học nêu vấn đề mới đạt được kết quả như mong muốn. 2. Ứng dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào một tiết dạy lịch sử cụ thể bài “Trung Quốc thời phong kiến” ( SGK lịch sử 10 Ban cơ bản). Trong quá trình dạy học lịch sử những năm gần đây, trong đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi đã thử nghiệm nhiều phương pháp dạy học trong đó có phương pháp dạy học nêu vấn đề và thấy rằng nó rất hiệu quả. Tôi xin đưa ra phương pháp dạy học nêu vấn đề trong bài giảng “Trung Quốc thời phong kiến” như sau: BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (Tiết 1) A. Mục tiêu bài học: Học xong bài học yêu cầu học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Nắm được sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc và quan hệ giai cấp trong xã hội. - Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần, Hán đến thời Minh, Thanh. Chính sách xâm lược, chiếm đất đai của các Hoàng đế Trung Hoa. - Những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến: nông nghiệp là chủ yếu, hưng thịnh theo chu kì, mầm mống quan hệ tư bản đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt. 4 Giáo viên: Nguyễn Văn Bài – Trung tâm GDTX – DN Hoằng Hoá 3. Tổ chức dạy học bài mới. Mục 1. Chế độ phong kiến thời Tần – Hán a. Sự hình thành xã hội phong kiến: * Cơ sở hình thành: GV? Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành trên cơ sở nào? GV hướng dẫn học sinh trả lời theo 3 ý : - Công cụ bằng sắt xuất hiện, kỹ thuật canh tác mới - Giao thông thuỷ lợi phát triển - Năng xuất lao động tăng cao GV? Sự phát triển của công cụ và sản xuất đã dẫn tới điều gì? ( Học sinh hiểu được sự biến chuyển về kinh tế sẽ tất yếu làm biến chuyển về xã hội). Từ đó Giáo viên đưa ra sơ đồ sự phân hoá xã hội. * Sự phân hoá xã hội: GV dùng sơ đồ giảng gọn các ý sau: - Giai cấp địa chủ xuất hiện - Sự phân hoá giai cấp nông dân. * Quan hệ sản xuất phong kiến ra đời: GV hỏi: Vậy quan hệ sản xuất phong kiến ra đời như thế nào? HS dựa vào SGK trả lời. GV tổng đưa ra sơ đồ hình thành quan hệ sản xuất phong kiến để giải thích: SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT PHONG KIẾN: XÃ HỘI CỔ ĐẠI XÃ HỘI PHONG KIẾN Quý tộc Quan lại, ND địa chủ giàu Nông Nông dân ND dân công tự canh lĩnh xã canh ND nghèo Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhấn mạnh để học sinh thấy rõ được sự thay đổi của quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã trước đây đã phải nhường chổ cho quan hệ bóc lột chủ yếu của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh và thấy rõ sự tiến bộ của quan hệ sản xuất phong kiến so với xã hội cổ đại. GV mở rộng giải thích các khái niệm : địa chủ, nông dân giàu, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh và nhấn mạnh quan hệ bóc lột chủ yếu của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh là đặc trưng cơ bản của quan hệ sản xuất phong kiến. b. Sự hình thành chế độ phong kiến nhà Tần – Hán: 6 Giáo viên: Nguyễn Văn Bài – Trung tâm GDTX – DN Hoằng Hoá GV dùng bản đồ trình bày sự xâm lược của phong kiến Trung Quốc với Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ Mục 2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường. a. Sự thành lập nhà Đường GV: Sau mấy thế kỉ rối ren liên tiếp, Lý Uyên dẹp tan được các phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường (618 -907). b. Về kinh tế: GV hỏi: Nêu những biện pháp, chính sách kinh tế của nhà Đường so với các triều đại trước? Nội dung của chính sách Quân điền? Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý: Nông dân được giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy ruộng đất công và ruộng hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền (giải thích chế độ quân điền). Người nông dân được cấp ruộng đất và chịu thuế theo chế độ Tô – Dung - Điệu ( gv giải thích thêm). GV hỏi : Những biện pháp, chính sách trên đã đưa lại những thành tựu gì về kinh tế? ( GV gợi ý các lĩnh vực : Nông nghiệp thủ công nghiệp, giao thông vận tải). - Nông nghiệp: Kỷ thuật canh tác mới, chọn giống, canh tác đúng thời vụ, năng xuất cao hơn. - Thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển: luyện sắt, đóng tàu xưởng thủ công có hàng chục người làm việc gọi là tác phường. ( GV có thể hướng dẫn HS so sánh với kinh tế thời Tần – Hán để thấy được sự phát triển cao hơn của nhà Đường). - Giao thông vận tải dược phát triển con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập và mở rộng. Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước. c. Về chính trị , xã hội. GV hỏi: Nêu những biện pháp lớn của nhà Đường về chính trị , xã hội? HS dựa vào SGK trả lời, GV giảng nhấn mạnh các nội dung sau: - Cử người thân tín cai quản các địa phương ( vua Đường Thái Tông nhận thức được rằng: “ Thuyền ví như vua, nước ví như dân, nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền”). - Thi tuyển chọn nhân tài (điểm mới để tập hợp nhân tài cho đất nước, không giới hạn trong giới quý tộc, địa chủ, quan lại như trước đây). GV mở rộng thêm về văn hoá thời Đường: nhờ chính sách tiến bộ, trọng nhân tài mà văn hoá thời đường cũng phát triển rực rỡ đặc biệt thơ Đường đạt tới đỉnh cao. d. Chính sách đối ngoại: GV hỏi : Đối với các nước xung quanh nhà Đường thực hiện chính sách gì? HS trả lời theo SGK. - Bành trướng xâm lược Thời Đường Trung Quốc có cương vực lãnh thổ lớn nhất. GV hỏi: Vì sao nhà Đường sụp đổ ? 8 Giáo viên: Nguyễn Văn Bài – Trung tâm GDTX – DN Hoằng Hoá cũng có sự khác nhau. Qua các loại bài kiểm tra, phiếu TEST tôi đã thu được kết quả so sánh như sau: Các mức độ Các lớp thực hiện Các lớp ít thực hiện Hứng thú học tập bộ Tăng lên Bình thường môn Khả năng ghi nhớ sự - Nhanh. - Mức độ chậm. kiện, nhân vật - Nhiều, hiểu rõ sự kiện. Khả năng làm bài phân - Đa dạng, phân tích có - Chủ yếu học thuộc tích sự kiện chiều sâu. lòng, ghi nhớ các sự kiện không sâu. Công tác giáo dục tư Học sinh có tình cảm, - Học sinh có thái độ tưởng thái độ đúng đắn đối với đúng đắn đối với sự sự kiện, nhân vật. kiện, nhân vật. + Trước hết qua nghiên cứu đề tài tôi đã khẳng định được vai trò của phương pháp dạy học, nêu vấn đề trong quá trình dạy học, từ đó tôi có hướng để tìm tòi, sáng tạo trong công tác giảng dạy của mình. + Từ việc ứng dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, tôi đã gây được hứng thú học tập trong học sinh và có được những giờ giảng thành công. + Nâng cao được khả năng nhận thức và chất lượng tiếp thu tri thức của học sinh, các em đã vận dụng kiến thức và kĩ năng vào bài làm trong các bài kiểm tra, bài thi đạt kết quả cao. V. KẾT LUẬN: * Dạy học nêu vấn đề là cách dạy đòi hỏi tính tự lực, tính tích cực của học sinh trong học tập, thực sự phù hợp với nội dung cải cách giáo dục và yêu cầu “Đổi mới phương pháp dạy học”. Dạy học nêu vấn đề có thể trình bày có tính chất vấn đề, xây dựng tình huống có vấn đề, nêu vấn đề để cho học sinh tìm kiếm bộ phận và nêu vấn đề để học sinh tự lực nghiên cứu hoàn toàn. Thông thường ở trên lớp nên sử dụng những mức độ đầu, còn mức độ để học sinh tự lực nghiên cứu hoàn toàn chỉ có thể dành bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc ra bài tập về nhà. * Dạy học nêu vấn đề giúp học sinh nắm được tri thức một cách vững chắc, sáng tạo, linh hoạt đồng thời rèn luyện phương pháp tự học. Dạy học nêu vấn đề giúp học sinh phát triển tư duy biện chứng và tư duy sáng tạo, giúp học sinh có hứng thú học tập, tập trung cao độ vào bài học và bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Dạy học nêu vấn đề còn góp phần xây dựng niềm tin vững chắc cho học sinh và tri thức ở đây do học sinh tìm ra chứ không phải do người khác nhồi nhét vào. Do đó, dạy học nêu vấn đề thực sự đáp ứng được yêu cầu đào tạo những con người thông minh sáng 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_neu_van_de.doc