Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài luyện tập oxi và lưu huỳnh – Hóa học 10 nhằm phát huy năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài luyện tập oxi và lưu huỳnh – Hóa học 10 nhằm phát huy năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài luyện tập oxi và lưu huỳnh – Hóa học 10 nhằm phát huy năng lực học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BÀI LUYỆN TẬP OXI VÀ LƯU HUỲNH – HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH Tác giả sáng kiến: LÊ HỒNG ÁNH Mã sáng kiến: 04.55.01 Vĩnh Phúc, năm 2020 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”; “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực”, qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi làm thế nào để học sinh có thể làm chủ kiến thức, vận dụng kiến thức kỹ năng để có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xung quanh họ? Lựa chọn nội dung kiến thức, thông tin như thế nào để đáp ứng được điều đó? Và khi đã lựa chọn được những nội dung cần dạy thì làm thể nào để tổ chức tốt những hoạt động học tập để cho người học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức về các nội dung đó. Theo đó, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Để học sinh học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong giờ học thì đòi hỏi phải có sự tập trung và hứng thú. Đối tượng học sinh trung học phổ thông ngày nay, với sự bùng nổ thông tin truyền thông, tâm lí lứa tuổi, việc tập trung gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những cách giúp học sinh ở lứa tuổi này tập trung và tham gia tích cực, chủ động trong các giờ học nói chung và giờ học hóa học nói riêng là cho học sinh tham gia vào các nhóm học tập, các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi phổ biến trên truyền hình. Các trò chơi có sự lồng nghép kiến thức liên quan đến 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC. 1. Day học tích cực. 1.1. Khái niệm dạy học tích cực Dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy. 1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy và học tích cực phát triển ở học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, do đó nó đề cao vai trò của học sinh: học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của chính bản thân mình mà học sinh chiếm lĩnh kiến thức, hình thành năng lực và phẩm chất đạo đức, còn giáo viên chủ yếu giữ vai trò người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể thực hiện thành công các hoạt động học tập. Có thể nêu ra các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực là: * Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. * Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. * Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác. * Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi ích của xã hội. * Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. * Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 1.3. Các phương pháp dạy học tích cực. 1.3.1. Phương pháp dạy học hợp tác. 1.3.1.1. Thế nào là dạy học hợp tác? Ở nhiều môn học khác nhau, phương pháp dạy học hợp tác có một số tên gọi khác nhau là: học tập hợp tác, dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm Tùy theo 5 Sau khi đã lựa chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp, bước tiếp theo là thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu của bài học/ nhiệm vụ. Giáo viên cần xác định rõ cách tổ chức nhóm: Theo trình độ học sinh, theo ngẫu nhiên, theo sở trường của học sinh hoặc một tiêu chí xác định nào khác. Xác định phương pháp dạy học chủ yếu: dạy và học hợp tác cần kết hợp với phương pháp khác, thí dụ như : phương pháp thí nghiệm, giải quyết vấn đề, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin Bước 3. Tổ chức dạy học hợp tác. Các bước chung của việc tổ chức dạy học hợp tác thường như sau: Đầu tiên giáo viên nêu nhiệm vụ học tập hoặc nêu vấn đề cần tìm hiểu và nêu phương pháp học tập cho toàn lớp. Các hoạt động tiếp theo có thể là : - Phân công nhóm học tập và bố trí vị trí nhóm phù hợp theo thiết kế: Nhóm trưởng, thư kí và các thành viên. Tùy theo nhiệm vụ có thể có cách tổ chức khác nhau: cặp hai học sinh, nhóm ba học sinh hoặc nhóm đông hơn 4-8 học sinh. Nên chú ý tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có thể tham gia vai trò là nhóm trưởng và thư kí qua các hoạt động để phát triển kĩ năng học tập và kĩ năng xã hội đồng đều cho học sinh. - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm học sinh: Có thể giao cho mỗi nhóm học sinh một nhiệm vụ riêng biệt trong gói nhiệm vụ chung hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện nhiệm vụ như nhau. Giáo viên cần nêu rõ thời gian thực hiện và yêu cầu rõ sản phẩm của mỗi nhóm. - Giáo viên theo dõi, điều khiển, hướng dẫn học sinh hoạt động nếu cần. Khi học sinh hoạt động nhóm có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, nhất là khi học sinh tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát băng hình, giải quyết vấn đề Do đó giáo viên cần quan sát bao quát, đi tới các nhóm để hướng dẫn, hỗ trợ học sinh nếu cần. - Tổ chức học sinh báo cáo kết quả và đánh giá: Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm sẽ hoàn thiện kết quả của nhóm và cử đại diện nhóm báo cáo kết quả chia sẻ kinh nghiệm với nhóm khác. Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện. 7 1.3.2.2. Bản chất. Có nguồn gốc tự nhiên và xã hội; thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và tự đánh giá. 1.3.2.3. Phân loại trò chơi học tập. Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập. - Phân loại theo mục tiêu dạy học thì có: trò chơi hình thành kiến thức, trò chơi hình thành thái độ, trò chơi hình thành hành vi, thói quen - Phân loại theo tiến trình bài học thì có: trò chơi khởi động, trò chơi hình thành kiến thức và rèn kĩ năng, trò chơi ôn tập củng cố. - Phân loại theo hình thức tổ chức thì có: trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân, trò chơi trong lớp, trò chơi ngoài lớp Theo Nguyễn Thị Bích Hồng (tạp trí Khoa học Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh) trò chơi gồm ba loại: loại khởi động, loại kích thích học tập và loại khám phá tri thức; Trong đó loại khám phá tri thức có tác dụng cao trong việc kích thích tính tích cực của người học thực chất là phương pháp dạy học nêu vấn đề hoặc tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích hoạt động học tập của học sinh. 1.3.2.4. Quy trình thực hiện một trò chơi Để thực hiện một trò chơi, người dạy cần phải thực hiện theo một qui trình cụ thể như sau: - Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã nêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế. - Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền. Muốn xác định được chủ đề thì phải trả lời câu hỏi: “Trò chơi đem đến cho học sinh kiến thức mới gì? Hay khắc sâu nội dung gì mà giáo viên cần truyền tải, nhấn mạnh?” - Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi. - Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích hợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phải thiết kế 9 Như vậy, năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổng thể của nhiều yếu tố có liên hệ tác động qua lại và hai đặc điểm phân biệt cơ bản của năng lực là: tính vận dụng; tính có thể chuyển đổi và phát triển. Đó cũng chính là các mục tiêu mà dạy và học tích cực muốn hướng tới. 2.2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2.3. Năng lực đặc thù môn học. - Năng lực nhận thức kiến thức khoa học môn hóa học. - Năng lực tìm tòi và khám phá môn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực thực nghiệm hóa học. 11 Thời gian học sinh chuẩn bị nội dung: 1 ngày II. TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Hướng dẫn chung Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Các bước Thời lượng dự Hoạt động Tên hoạt động kiến Khởi động Hoạt động 1 Mở đầu 2 phút Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Khởi động 4 phút (Tổ chức trò chơi) Hoạt động 3 Hỏi nhanh – đáp đúng 5 phút Hoạt động 4 Liên kết 6 phút Hoạt động 5 Đoàn kết 7 phút Hoạt động 6 Vận dụng 13 phút Luyện tập Hoạt động 7 Hoàn thành phiếu học tập 6 phút Vận dụng Hoạt động 8 Hướng dẫn về nhà 2 phút Tìm tòi, mở rộng 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động Hoạt động 1: MỞ ĐẦU a) Mục tiêu hoạt động: - Tạo hưng phấn, khí thế cho học sinh trước khi bước vào bài học b) Gợi ý tổ chức hoạt động: - Cả lớp cùng hát chung 1 bài hát ngắn do lớp tự chọn ( hoặc giáo viên chỉ định hát bài: lớp chúng mình) c) Sản phẩm của hoạt động: - Học sinh vui tươi, thoải mái trước giờ học Hoạt động 2: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu hoạt động: - Hệ thống lại nội dung, kiến thức học sinh đã được học về oxi, lưu huỳnh và một số hợp chất của lưu huỳnh. - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. 13 a) Mục tiêu hoạt động: - Hệ thống lại nội dung, kiến thức học sinh đã được học về oxi, lưu huỳnh và một số hợp chất của lưu huỳnh. - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. b) Gợi ý tổ chức hoạt động: - Nội dung cần ôn tập: bài 34 luyện tập oxi và lưu huỳnh. - Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế bộ câu hỏi và đáp án. - Thể lệ: + Lớp được chia thành 3 đội, mỗi đội sẽ nhận được 5 câu hỏi về oxi, lưu huỳnh. + Các đội phải hoàn thành trong 1 phút. + Với mỗi câu trả lời đúng, đội đó sẽ ghi được 10 điểm Đội 1 Câu 1. Điền vào chỗ trống: lưu huỳnh có tính oxi hóa oxi? Đáp án: yếu hơn Câu 2. Hiện tượng gì xảy ra khi sục khí SO2 vào dung dịch nước Br2? Đáp án: Dung dịch Br2 bị mất màu (nhạt màu) Câu 3. Xác định sản phẩm của phản ứng: HI + H2SO4 đặc? Đáp án: I2 + SO2 + H2O Câu 4. Sắp xếp theo chiều tính axit mạnh dần: H2SO3, H2CO3, H2S? Đáp án: H2S < H2CO3 < H2SO3 Câu 5. Oxi có độ âm điện nhỏ hơn nguyên tố nào? Đáp án: Flo Đội 2 Câu 1. Điền vào chỗ trống: H2S có tính mạnh? Đáp án: khử Câu 2. Công thức của oleum? Đáp án: H2SO4.nSO3 Câu 3. Dùng thuốc thử A nhận biết được 4 dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, BaCl2, NaOH, HCl. A là gì ? 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_t.docx