Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai để dạy bài “Địa lí các ngành Giao thông vận tải” (Bài 37- Địa lí 10)

docx 17 trang sk10 02/10/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai để dạy bài “Địa lí các ngành Giao thông vận tải” (Bài 37- Địa lí 10)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai để dạy bài “Địa lí các ngành Giao thông vận tải” (Bài 37- Địa lí 10)

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai để dạy bài “Địa lí các ngành Giao thông vận tải” (Bài 37- Địa lí 10)
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
I – MỞ ĐẦU 2
 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, 3
 NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
II – NỘI DUNG 4
1. CƠ SỞ KHOA HỌC 4
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5
2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 7
 2.1.Thiết kế và thực hiện theo phương pháp cũ. 8
 2.2. Giải pháp trong việc vận dụng phương pháp 11
đóng vai để dạy bài địa lí các ngành GTVT 
3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 14
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
 1 thời học sinh cũng có các kiến thức kỹ năng nhất định để vận dụng vào học ở các phần 
kiến thức khác trong chương trình học.
 Xuất phát từ các lí do trên tôi đã chọn đề tài: Sử dụng phương pháp đóng vai để 
dạy bài: “Địa lí các ngành Giao thông vận tải”( Bài 37- Địa lí 10)
 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP 
 NGHIÊN CỨU:
 2.1 – Mục tiêu nghiên cứu
 Nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy học môn Địa lí trong nhà trường phổ 
thông, đặc biệt nâng cao vai trò chủ động sang tạo của học sinh. Đề tài muốn ứng dụng 
các phương pháp mới vào thực tiễn dạy học Địa lí để mang lại hiệu quả giáo dục cao 
nhất.
 2.2 – Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu về phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí nói chung, trong Địa lí 
10 nói riêng. Việc thực hiện một bài dạy có nhiều nội dung nhưng có chung một mô 
típ kiến thức giống nhau đều có thể áp dụng phương pháp đóng vai để thay đổi cách 
thức tiếp cận của học sinh, thay đổi vai trò dẫn dắt của giáo viên. Đề tài hướng đến 
cách đổi mới tổ cức giờ học của người thầy và cách tham gia vào bài giảng của học 
sinh theo hướng sang tạo, chủ động phát huy khả năng của mỗi cá nhân.
 2.3 – Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của một số quan điểm dạy học hiện đại
 - Thiết kế tình huống dạy học về việc vận dụng phương pháp đóng vai vào một 
bài học cụ thể ở trường trung học phổ thông. Từ đó đề xuất biện pháp thiết kế, tổ chức 
phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí.
 - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài đã được 
nghiên cứu.
 2.4 – Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học. ...
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. 
 3 - Bước 4: Cho HS thảo luận quanh nội dung của các vai. Rút ra những kết luận 
 cần thiết.
 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, bài “Địa lí các ngành GTVT” có nội dung 
dài và có các tiêu đề khá giống nhau ở từng loại hình vận tải và kiến thức mang tính 
chất liệt kê ở nhiều phần. Vì vậy, vận dụng khả năng đóng vai sẽ giúp HS lĩnh hội 
được kiến thức một cách dễ dàng và có thể so sánh được các loại hình vận tải với 
nhau. Và quan trọng nhất, việc áp dụng phương pháp đóng vai trong trường hợp này 
giúp khắc phục sự nhàm chán, khuôn mẫu của bài học, tăng hứng thú cũng như tính 
sang tạo của học sinh.
 Nội dung kiến thức cơ bản của bài địa lí ngành GTVT (Bài 37-Địa lí 10)
 a. Đường sắt
 * Ưu điểm
 - Vận chuyển được các hàng nặng, cồng kềnh đi trên quãng đường xa với tốc độ 
nhanh, ổn định, giá rẻ.
 - Chạy liên tục ngày đêm, đúng giờ.
 - Đảm bảo an toàn.
 * Nhược điểm
 - Chỉ hoạt động trên đường ray không cơ động
 - Đầu tư lớn: để xây dung đường ray, nhà ga
 * Những tiến bộ
 - Tốc độ ngày càng nhanh, có thể đạt tới 250- 300 km/h
 - sức vận tải lớn
 - Trước đây chạy bằng hơi nước, củi, than. Nay chạy bằng dầu, điện
 - Phát triển các toa tàu chuyên dụng.
 * Sự phân bố
 - Phân bố phản ánh sự phát triển kinh tế và phân bố công nghiệp
 - Nước phát triển: Tây Âu, Bắc Mĩ, với mạng lưới dầy đặc, khổ đường rộng
 - Nước đang phát triển mạng lưới đường thưa, đoạn đường ngắn, khổ hẹp ( 
0,6m,0,9m,1m)
 b. Đường ô tô
 5 d. Đường sông hồ, đường biển
 * Ưu điểm
 -Cước phí vận chuyển rẻ.
 - Thích hợp vơí vận chuyển hàng húa nặng, cồng kềnh.
 - Giá thành ổn định, tương đối rẻ.
 - Vận chuyển hàng nặng
 * Nhược điểm
 - Tốc độ vận chuyển chậm.
 - Gây ô nhiễm môi trường: môi trường nước sông, môi trường biển..
 * Những tiến bộ
 - Phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại hoá, sức vận tải được nâng cao
 - Xây dựng các kênh đào( Xuyê, Panama, kien)
 * Phân bố
 - Các nước phát triển mạnh hệ thống đường sông: Hoa Kì, LB Nga, Canađa
 - Hoạt động đường biển gắn liền với các cảng biển, tập trung chủ yếu ở hai bờ đối 
diện Đại Tây Dương.
 e. Đường hàng không
 * Ưu điểm
 - Tốc độ vận chuyển nhanh.
 - Tiện lợi, lịch sự
 * Nhược điểm
 - Chi phí vận tải đắt
 - Dễ gây ô nhiễm môi trường
 - Trọng tải nhỏ.
 * Những tiến bộ
 Các loại máy bay vận chuyển hành khách và hàng hoá cỡ lớn và có nhiều tính 
năng hiện đại ra đời.
 * Phân bố
 - Hoa Kì, Tây Âu là nơi tập trung chủ yếu các sân bay quốc tế.
 - Các cường quốc hàng không trên thế giới: Hoa Kì, Anh, Pháp, LB Nga
 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
 7 - GV hỏi tiếp: Hãy cho biết những tiến bộ và phân bố của GTVT đường biển? Tại 
sao phần lớn các hải cảng lớn trên thế giới lại phân bố chủ yếu ở hai bờ đối diện ĐTD
 HS trả lời và GV ghi bảng
 - Liên hệ VN
 2.1.5 Đường hàng không
 - GV hỏi: Đường hàng không có những ưu điểm và nhược điểm gì?
 HS trả lời và GV ghi bảng
 - GV hỏi: những tiến bộ và các cường quốc hàng không trên thế giới?
 HS trả lời và GV ghi bảng.
 Thiết kế phần giảng dạy minh họa 
 Nội dung Hoạt động của thầy và trò
 I.Đường sắt - GV hỏi: Hãy cho biết những ưu điểm và 
 a. Ưu điểm nhược điểm của ngành GTVT đường sắt
  - HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và ghi bảng
 b. Nhược điểm -GV hỏi: GTVT đường sắt có những tiến bộ 
  nào? Tại sao Đông Bắc Hoa Kì và châu Âu có 
 c. Những tiến bộ mật độ đường sắt cao
  - HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng
 d. Phân bố
  Chuyển ý: 
 II. Đường ôtô
 a. Ưu điểm - GV hỏi: So với ngành GTVT đường sắt thì 
  đường ôtô có những ưu điểm và nhược điểm gì
 b. Nhược điểm - HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng.
  -GV hỏi: Bằng kiến thức của mình, hãy cho 
 c. Những tiến bộ biết những tiến bộ của GTVT đường ôtô.Dựa 
  vào H37.2 hãy nhận xét sự phân bố ngành vận tải 
 d. Phân bố ôtô trên thế giới.
 . - HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng.
 III. Đường ống
 a. Ưu điểm - GV hỏi: Những ưu, nhược điểm của GTVT 
 9 
 D. Phân bố
 * Thiết kế và thực hiện theo giải pháp trên, người thầy sẽ đóng vai trò trung tâm, 
chủ động trong việc truyền đạt kiến thức. Vai trò của học sinh là khá thụ động, chủ yếu 
nhận biết kiến thức qua sự phân tích của người thầy. Như vậy chưa phát huy được tính 
tích cực, chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức của học sinh, chưa phát huy được khả 
năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh. Mặt khác ta thấy các đề mục của các loại hình 
vận tải là giống nhau mà GV cứ lần lượt tìm hiểu theo tuần tự điều này có thể gây nên 
sự nhàm chán trong học tập ở học sinh.
 2.2. Giải pháp trong việc vận dụng phương pháp đóng vai để dạy bài địa lí các 
ngành GTVT 
 Trên nguyên tắc đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản, khắc sâu nội dung kiến 
thức và phát huy tính tích cực học tập sáng tạo và phát huy tư duy, trí tuệ của học sinh, 
cách làm việc với sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tôi đã tiến hành giải pháp sau:
 * Xây dựng nội dung kiến thức cơ bản cần đảm bảo:
 Ưu điểm Nhược điểm Những tiến bộ Sự phân bố
 Đường sắt
 Đường ôtô
 Đường ống
 Đường sông, hồ
 Đường biển
 Đường hàng không
 Sau đó chia lớp ra làm 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu và hoàn thành một loại hình 
GTVT như bảng và trên nguyên tắc: Những thành viên trong nhóm mình chính là đại 
diện của vị thần cai quản ngành giao thông vận tải đó. Trước khi nhập vai, mỗi nhóm 
hoàn thành việc thảo luận để nắm được kiến thức cơ bản của ngành GTVT mà nhóm 
được giao nhiệm vụ theo gợi ý sau:
 11 - Nhóm 5: : Dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình hãy trở thành vị thần ngành 
GTVT đường biển để giúp mọi người hiểu được ngành GTVT đường biển xứng đáng 
là ngành GTVT quan trọng nhất trên thế giới:
 + Trình bày ưu, nhược điểm, những tiến bộ và sự phân bố của GTVT đường biển
 + Tại sao việc chở dầu bằng tàu lớn luôn đe doạ ô nhiễm môi trường.
 + Tại sao phần lớn các hải cảng lớn trên thế giới phân bố chủ yếu ở hai bờ đối 
diện ĐTD?
 + Tại sao Rốt- tec- đam lại trở thành hải cảng lớn nhất thế giới.
 + Hãy xác định các luồng vận chuyển hàng hoá chủ yếu bằng đường biển trên thế 
giới . 
 + Kể tên một số cảng lớn ở VN
 - Nhóm 6: : Dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình hãy trở thành vị thần ngành 
GTVT đường hàng không để giúp mọi người hiểu được ngành GTVT đường hàng 
không xứng đáng là ngành GTVT quan trọng nhất trên thế giới:
 + Trình bày ưu, nhược điểm, những tiến bộ và sự phân bố của GTVT đường 
hàng không
 + Các cường quốc hàng không trên thế giới.
 + Liên hệ VN
 * Yêu cầu:
 - Trước hết, các học sinh khi nhập vai vào vị thần ngành GTVT mình cai quản, 
trong quá trình thể hiện cần lờ đi nhược điểm, hạn chế mà ngành GTVT đó mắc 
phải hoặc sữ dụng khả năng hung biện của mình để người khác thấy những hạn 
chế đó không đáng kể. Điều này sẽ được giáo viên và các học sinh khác làm rõ 
trong quá trình phản biện.
 - Mỗi nhóm tiến hành nghiên cứu và hoàn thành yêu cầu trong quá trình học ở 
 nhà, việc thực hiện ở lớp chỉ mang tính chuẩn bị trong khoảng thời gian 3’ 5’.
 - Mỗi nhóm cử một thành viên có năng khiếu về nghệ thuật để trình bày nội dung 
 của nhóm mình với tư cách là vị thần cai quản ngành giao thong vận tải đó. Học 
 sinh trong nhóm đó đóng vai là những thần dân, vừa đưa ra những thắc mắc, 
 những vấn đề cần phản biện để làm rõ đực điểm của mỗi ngành giao thông vận tải.
 * GV tổ chức thực hiện và tổng kết:
 13 - Giáo viên dể tổ chức giờ dạy, hầu như chỉ giữ vai trò dẫn dắt, đúc rút kiến thức 
 và khuyến khích học sinh là chính. Phàn nào giảm được áp lực truyền thụ kiến 
 thức cho học sinh những vẫn đảm bảo được các yêu cầu của bài học.
 Với việc sử dụng phương pháp đóng vai để dạy bài địa lí các ngành GTVT, kết 
 hợp với việc chia nhóm học tập như trên, chúng tôi đã áp dụng vào giảng dạy ở lớp 
 10A6 và so sánh với lớp 10A7 ( không áp dụng), qua kiểm tra đã thu được kết quả sau:
 *KIỂM TRA 15 PHÚT 
 Hãy so sánh ưu, nhược điểm của ngành GTVT đường sắt và đường ôtô? Tại 
 sao cảng Rốt- tec- đam lại trở thành hải cảng lớn nhất thế giới?
 * Kết quả kiểm tra như sau:
 Kết quả kiểm tra
 Số HS 6,5 6,5 < 8 8 Ghi
Lớp tham 10 chú
 gia 
 SL % SL % SL % SL %
10A6 44 0 
 10 22,7 19 43,1 15 34
10A7 42 7 
 16,6 20 47,6 13 30,4 2 5,4
 Với kết quả kiểm tra thực nghiệm ở 2 lớp trên, tôi thấy rằng:
 - Số học sinh khá, giỏi ở lớp thực nghiệm 10A6 chiếm tỉ lệ lớn hơn hẳn so với 
 lớp không thực nghiệm 10A7.
 - Số học sinh đạt điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm là không có, trong khi ở lớp 
 không thực nghiệm số này là khá cao.
 - Tỉ lệ học sinh 10A6 thâm gia vào bài giảng cao hơn hẳn 10A7. Đặc biệt là học 
 sinh 10A6 tổ ra rất hứng thú, chủ động với những nội dung kiến thức trong bài so với 
 sự thụ động, mang tính ghi chép là chính ở 10A7.
 * Như vậy rõ ràng việc hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp đóng vai và chia 
 nhóm học tập để dạy bài địa lí các ngành GTVT đã giúp học sinh có khác biệt rất lớn 
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_dong_vai_de_day_ba.docx