Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học hóa học 10 nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh THPT

pdf 14 trang sk10 31/05/2024 1170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học hóa học 10 nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học hóa học 10 nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học hóa học 10 nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh THPT
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
 NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY 
 THỰC HÀNH “QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT” 
 SINH HỌC 10 - BAN CƠ BẢN 
 Ở TRƯỜNG THPT SỐ 2 SI MA CAI 
 Tổ chuyên môn: Tự nhiên 
 Họ và tên: Trần Phương Quy 
 Giáo viên môn: Sinh học 
 N¨m häc: 2011 - 2012 
 Nhưng thực tế thiết bị kính hiển vi được cung cấp cho các trường THPT 
có độ phóng đại rất nhỏ, chỉ từ 100 đến 400 lần, nên việc yêu cầu các em làm 
tiêu bản quan sát, nhận dạng và vẽ được sơ đồ hình dạng một số loại vi khuẩn 
trong khoang miệng là rất khó. 
 Nếu yêu cầu các em quan sát và vẽ cái mà các em không nhìn thấy hoặc 
nhìn thấy nhưng không xác định được đó có phải là vi sinh vật hay không và 
thuộc nhóm phân loại nào là chúng ta đã quay lại với phương pháp cũ – bắt HS 
công nhận đó là vi sinh vật trong khi các em có thể không xác định được đó có 
phải là vi sinh vật hay không không gây được lòng tin ở các em, như vậy là 
đã đi ngược với mục đích của việc đổi mới nội dung - phương pháp dạy học và 
cụ thể hơn là mục tiêu của bài thực hành này. 
 Tôi đã tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giảng 
dạy của bài thực hành trên, tôi đã tiến hành như sau: 
 - Thí nghiệm 1: Quan sát hình ảnh một số loại vi khuẩn trong khoang 
 miệng 
 - Thí nghiệm 2: Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men 
 - Thí nghiệm 3: Làm tiêu bản quan sát nấm mốc 
 - Thí nghiệm 4: Làm tiêu bản và quan sát tảo, động vật nguyên sinh 
 Tôi dùng thí nghiệm 1 và 4 để thay cho thí nghiệm 1 trong SGK vì Động 
vật nguyên sinh và Tảo có kích thước lớn, dễ quan sát mặc dù các em đã được 
quan sát ở lớp dưới nhưng nếu được quan sát lại các em vẫn thấy rất hứng thú và 
các em sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về thế giới vi sinh vật. 
 Chính vì lí do đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng 
cao hiệu quả giảng dạy bài 28: thực hành “quan sát vi sinh vật” Sinh học 10 ban 
cơ bản”. 
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 
1. Mục đích: 
 Vận dụng lí luận và phương pháp dạy học vào thực hiện bài thực hành 
“quan sát vi sinh vật” để góp phần phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao 
hiệu quả giảng dạy. PHẦN II. NỘI DUNG 
I. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
 1. Thí nghiệm 1: Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng 
 Thay vì hướng dẫn và yêu cầu HS làm thí nghiệm để quan sát vi sinh vật 
trong khoang miệng GV cho HS quan sát hình ảnh và cung cấp thông tin một số 
loại vi sinh vật có trong khoang miệng bằng máy chiếu hoặc cung cấp tranh ảnh 
cho HS quan sát (nếu không có máy chiếu), trong SGK cũng có một số hình ảnh 
về vi sinh vật nhưng chưa đủ. 
 Một số hình ảnh đó là: Liên cầu khuẩn (Streptococcus) 
 Phân bố rộng rãi trong tự 
 nhiên, một số sống trong khoang 
 miệng và có thể gây bệnh viêm 
 họng (S.pyogenes). Một số khác 
 như S.lactis khi có nhiều đường 
 trong miệng, VK này sẽ biến 
 đường thành axit lactic ăn mòn 
 chân răng, tạo điều kiện cho các vi 
 khuẩn gây viêm nhiễm khác xâm 
 nhập làm sâu răng. 
 Tụ cầu khuẩn 
 (Staphylococcus) 
 Thường gặp ở niêm mạc, da 
 trong đó có xuất hiện trong khoang 
 miệng, sống hoại sinh phân giải cặn 
 hữu cơ. 
 Vi khuẩn E.Coli 
2. Thí nghiệm 2: Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men 
a. Chuẩn bị: 
 Lấy nước dưa hoặc cà muối để trong cốc thuỷ tinh từ 2 đến 4 ngày thì 
thấy xuất hiện những đám váng nhỏ rồi lan rộng dần ra xung quanh. 
 Lưu ý không nên để lớp váng đó xuất hiện quá dày khi làm tiêu bản sẽ 
khó quan sát do có nhiều lớp tế bào nấm váng dưa nằm chồng lên nhau. 
b. Cách tiến hành: 
* GV hướng dẫn HS cách làm tiêu bản như sau: 
 - Nhỏ 1 giọt nước cất lên phiến kính. 
 - Dùng que cấy đã khử trùng (hơ trên ngọn lửa đèn cồn) lấy một ít váng dưa 
 đặt vào giọt nước (lấy càng ít, váng càng mỏng càng dễ quan sát). 
 - Hơ nhẹ vài lượt phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn. 
 - Đặt miếng giấy lọc lên tiêu bản và nhỏ một giọt dịch thuốc nhuộm lên 
 trên giấy lọc, để 15-20 giây, rồi bỏ giấy lọc ra. 
 - Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô và soi kính. 
* GV hướng dẫn HS cách quan sát: 
 - Đặt phiến kính lên bàn kính hiển vi sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào 
 chính giữa hiển vi trường rồi quay vật kính x10 để quan sát vùng có mẫu 
 vật. 
 - Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất để quan sát các tế bào nấm men, sau 
 đó chuyển sang vật kính x40 để quan sát cho rõ hơn. 
 - Vẽ các tế bào quan sát được vào vở. 
 a b 
a. Ảnh chụp. 
b. mô hình cấu tạo nấm mốc: Các cuống mang bào tử phát triển từ một loại sợi khí 
sinh, trên đầu cuống bào tử hình thành túi mang bào tử vô tính. 
 Sợi khí sinh của nấm mốc 
 Để tiết kiệm thời gian hơn, GV nên làm sẵn tiêu bản nấm mốc để cho các nhóm 
 yếu quan sát. 
 4. Làm tiêu bản và quan sát tảo, động vật nguyên sinh 
 Dùng rơm khô, cỏ tươi hoặc rễ bèo cắt thành đoạn ngắn khoảng 10cm, 
 cho vào cốc thuỷ tinh và lấy nước ao có màu xanh đổ vào, để từ ngày thứ 4 trở 
 đi là có thể quan sát được các vi sinh vật sống trong bình nuôi cấy. Một số loại tảo lục: 
 a. Tảo lục đơn bào hình cầu 
 b. Tập đoàn tảo lục (tập đoàn vônvôc) 
 c. Tảo lục đơn bào hình thoi 
 c 
 Một số lớp động vật nguyên sinh 
 d. Trùng roi e. Trùng biến hình 
 f. Trùng cỏ g. Trùng bào tử 
5. Thu hoạch 
 GV yêu cầu HS về nhà: 
 - Viết thu hoạch và vẽ hình dạng các vi sinh vật đã quan sát được. 
 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 112. 
 hơn, bồi dưỡng được niềm tin vào khoa học cho HS. Số HS của lớp 10A1 tận 
mắt quan sát thấy hình ảnh VSV nhiều hơn số HS lớp 10A2 quan sát được hình 
ảnh VSV. 
Qua các số liệu trên, chúng ta có thể thấy tính đúng đắn của đề tài. Đề tài đã 
thực hiện được mục tiêu của bài thực hành đặt ra. 
2. Kiến nghị: 
 Qua nội dung nghiên cứu trên, để đề tài được triển khai, áp dụng có hiệu 
quả tôi có kiến nghị như sau: 
 - Đối với giáo viên: Cần phải thường xuyên học hỏi, tích luỹ kiến thức, tích luỹ 
tư liệu và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ 
môn. 
 - Các nhà trường cần có phòng thực hành bộ môn với đầy đủ thiết bị theo danh 
mục tối thiểu của bộ GD & ĐT. 
 - Các phòng bộ môn cần trang bị thêm máy chiếu để kết hợp giảng dạy có hiệu 
quả không chỉ với bài thực hành này mà cả một số bài lí thuyết dạy ở phòng bộ 
môn. 
 Trong giới hạn đề tài này, nội dung mới chỉ đề cập ở một bài thực hành. 
Ngoài ra chúng ta có thể thấy sự bất cập của nhiều bài thực hành khác trong 
chương trình Sinh học lớp 10, có thể nội dung các bài thực hành đó chưa phù 
hợp với điều kiện của nhiều nhà trường và thực tế của địa phương. Tuỳ theo 
điều kiện mà giáo viên lựa chọn và vận dụng phương án thực hành cho phù hợp. 
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tôi 
có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và đạt kết quả ngày càng tốt hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_grap_trong_day_hoc.pdf