Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi online tạo động lực học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Hóa học 10 học kì I THPT

pdf 58 trang sk10 23/01/2025 450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi online tạo động lực học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Hóa học 10 học kì I THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi online tạo động lực học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Hóa học 10 học kì I THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi online tạo động lực học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Hóa học 10 học kì I THPT
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 SỬ DỤNG TRÕ CHƠI ONLINE 
TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TÍCH CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN 
 NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO 
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 10 
 HỌC KÌ I THPT 
 LĨNH VỰC: HÓA HỌC 
 MỤC LỤC 
 Trang 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 
 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 
 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2 
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 
 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2 
 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 2 
 6. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................... 3 
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 4 
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................... 4 
 1.1. Cơ sở lý luận về động lực học, năng lực và năng lực giải quyết vấn đề và 
 sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông. .................................................................... 4 
 1.1.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. ........................................... 4 
 1.1.2. Động lực học và các biện pháp thức đẩy hứng thú học tập cho học sinh ......... 4 
 1.2. Năng lực và vấn đề phát triển năng lực .................................................................... 6 
 1.2.1. Khái niệm về năng lực ....................................................................................... 6 
 1.2.2. Cấu trúc năng lực ............................................................................................... 6 
 1.2.3. Một số năng lực cần phát triển cho HS THPT .................................................. 7 
 1.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. ................................................................... 7 
 1.3.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. ........................................... 7 
 1.3.2. Các phương pháp dạy học hóa học để bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn 
 đề và sáng tạo cho học sinh THPT .............................................................................. 9 
 1.4. Một số công cụ online tạo câu hỏi trắc nghiệm khách quan .................................. 11 
 1.4.1. Sử dụng công cụ Kahoot để tạo trò chơi theo hình thức trắc nghiệm ............. 12 
 1.4.2. Sử dụng công cụ Quizizz để tạo trò chơi theo hình thức trắc nghiệm ............ 12 
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÓ SỬ DỤNG 
CÁC TRÕ CHƠI ONLINE ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP NHẰM PHÁT 
TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC 
SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 HỌC KÌ I THPT ...................................... 14 
 2.1. Mục tiêu, cấu trúc phần hóa học học kỳ I hóa học 10 THPT. ................................ 14 
 2.1.1. Mục tiêu phần hóa học học kỳ I trong chương trình hóa học 10 THPT ......... 14
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ 
BHTTH : Bảng hệ thống tuần hoàn 
CK : Chu kì 
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
CNTT : Công nghệ thông tin 
DHHH : Dạy học hóa học 
ĐHSP : Đại học sư phạm 
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo 
GDPT : Giáo dục phổ thông 
GQVĐ : Giải quyết vấn đề 
HĐGD : Hoạt động giáo dục 
HS : Học sinh 
NL : Năng lực 
NLGQVĐ&ST : Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
NLST : Năng lực sáng tạo 
Nxb : Nhà xuất bản 
PPDH : Phương pháp dạy học 
PTPƯ : Phương trình phản ứng 
THCS : Trung học cơ sở 
THPT : Trung học phổ thông 
TW : Trung ương 
 MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài 
 Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 đã là thay đổi toàn bộ đời sống 
kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục của các nước trên thế giới buộc các nước phải tiến 
hành đổi mới giáo dục đào tạo để đáp ứng kịp yêu cầu, xu thế hiện nay. Trong đó, đổi 
mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp 
thiết của ngành giáo dục đào tạo nhằm nâng cao nguồn lực con người, đào tạo một thế hệ 
trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Việc áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin 
vào giảng dạy được coi là bước đột phá mới mẻ và mang lại hiệu quả cao đối với giáo 
dục hiện nay. 
 Luật giáo dục 2005 chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính 
tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp 
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện 
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng 
thúc học tập cho học sinh”. 
 Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có nhiều ứng dụng, vai trò quan trọng 
trong đời sống cũng như trong nền kinh tế. Đây là một môn học sẽ trang bị kiến thức then 
chốt quan trọng để hình thành cho học sinh những kỹ năng thực hành với hóa chất, dụng 
cụ thí nghiệm, kỹ năng quan sát, giải thích các hiện tượng hóa học, hình thành phương 
pháp nghiên cứu, thế giới quan khoa học; phẩm chất của người lao động có kiến thức để 
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trong quá trình dạy học, đặc biệt là bộ môn Hóa học thì 
việc tạo động lực học tập chính là yếu tố quyết định sự tham gia tích cực của học sinh 
trong quá trình dạy học, nếu không có động lực hứng thú học tập thì học sinh học chỉ 
mang tính chất đối phó, cảm thấy sự học rất khô khan và nhàm chán. Động lực học giúp 
học sinh cải thiện các vấn đề về hành vi và tạo dựng môi trường học tập tích cực. Khơi 
dậy trong học sinh những giá trị tích cực của môn học và dùng nó làm động lực thúc đẩy 
trong quá trình học tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học 
sinh. Những chiến lược này có thể giúp cải thiện và thúc đẩy động lực học tập của học 
sinh – điều kiện tiên quyết quyết định phần lớn kết quả học tập của học sinh nói riêng và 
giáo dục nói chung để giúp chúng có được thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên việc 
khơi dậy động lực học tập cho học sinh đặc biệt là bộ môn Hóa (một môn mà các em 
luôn cho rằng là khó học, chưa có nhiều sự đam mê) thì việc sử dụng các phương tiện hỗ 
trợ dạy học như thế nào để tạo động lực học, phát huy tính tích cực của học sinh nhằm 
nâng cao hứng thú học tập cho các em từ đó phát triển các năng lực cơ bản là điều quan 
trọng, cần được quan tâm sử dụng nhiều trong quá trình dạy học. 
 Chính vì thế, tôi chọn “Sử dụng trò chơi online tạo động lực học tích cực nhằm 
phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn hóa 
học 10 học kì I THPT ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 
 1 
 - Về mặt thực tiễn: Đánh giá được hiệu quả của việc tạo động lực học tích cực 
nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi sử dụng trò chơi online 
 6. Cấu trúc của đề tài 
 Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc 
đề tài gồm: 
 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 
 Chương 2: Thiết kế một số kế hoạch dạy học có sử dụng các trò chơi online để 
 tạo hứng thú học tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và 
 sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học 10 học kì I THPT. 
 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 
 3 
tầm quan trọng của việc học bộ môn đó. Động lực sẽ tạo cho học sinh khát vọng vươn lên 
muốn chiếm lĩnh kiến thức và ứng dụng tốt các kiến thức đó để nâng cao các năng lực 
cho bản thân như năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự lực, tự khẳng định, 
tự định hướng và tự khẳng địnhTrong quá trình học tập, tính tích cực nhận thức luôn 
có quan hệ chặt chẽ với hứng thú nhận thức. Hứng thú nhận thức là yếu tố có ý nghĩa to 
lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà còn cả đối với sự phát triển toàn diện nhân cách 
của học sinh. Hứng thú là yếu tố quan trọng, quyết định sự tham gia tích cực của học sinh 
trong quá trình dạy học dẫn đến sự tự giác đảm bảo sự hình thành, phát triển tính tích 
cực, độc lập sáng tạo trong học tập. 
 Một số biện pháp để thúc đẩy hứng thú, động lực học cho học sinh: 
 - Câu hỏi mở: Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp học sinh đưa ra 
các giải pháp sáng tạo. Đưa ra các câu hỏi mở giúp học sinh có thể suy nghĩ theo quan 
điểm cá nhân, từ đó thử thách sự sáng tạo của bản thân mình. Các câu hỏi mở cũng tạo 
điều kiện để những học sinh kém hơn có thể tham gia và đưa ra câu trả lời mà không bị 
bỏ lại phía sau. 
 - Làm việc theo nhóm: Động lực học tập cũng đến từ cảm giác “thuộc về” – nghĩa 
là học sinh cảm thấy mình là một phần của một đội nhóm, một cộng đồng và có trách 
nhiệm với cộng đồng đó. Các hoạt động làm việc theo nhóm giúp học sinh hiểu hơn mọi 
người xung quanh và tìm cách để đàm phán, đưa ra giải pháp chung cho cả nhóm. Nó 
cũng mang đến cho học sinh cơ hội để bày tỏ quan điểm cá nhân, cảm thấy thoải mái, 
được lắng nghe và tôn trọng. 
 - Cạnh tranh tích cực: Các cuộc thi, trò chơi mang tính cạnh tranh là cách để tạo 
động lực học tập hiệu quả cho học sinh. Nó không chỉ thúc đẩy học sinh làm việc chăm 
chỉ hơn, nỗ lực nhiều hơn trong quá trình học tập mà còn dạy cho học sinh cách tôn trọng 
và chấp nhận thành công của người khác, kiểm soát cảm xúc cá nhân. 
 - Trò chơi tạo động lực: Có rất nhiều trò chơi mà giáo viên có thể tổ chức cho học 
sinh chơi theo nhóm, cả lớp hoặc cá nhân. Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi trong hoạt 
động chuyển tiếp, các tiết trống hoặc những khoảnh khắc học sinh cảm thấy mệt mỏi. 
 - Cơ hội dẫn đầu: Một vai trò lãnh đạo luôn đi kèm với đó là các trách nhiệm và 
cam kết. Nó thậm chí có thể thay đổi tính cách của học sinh và giúp chúng làm việc tích 
cực và hiệu quả hơn. Hãy giao cho học sinh cơ hội được làm “lãnh đạo”, “thủ lĩnh” trong 
các hoạt động của lớp. Điều này sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy học sinh 
đảm nhận những vai trò mới mang tính thử thách trong cuộc sống. 
 - Đối mặt với thất bại: Việc cho phép học sinh được trải nghiệm, thử và sai, được 
làm lại và học hỏi từ những sai lầm khiến học sinh có động lực học tập tích cực hơn. 
Giáo viên cần giúp học sinh cách tập trung vào các nhiệm vụ và quá trình học tập hơn là 
nỗi lo sợ thất bại. 
 - Theo dõi tiến độ: Con người ta sẽ không làm điều gì đó mà không thấy kết quả. 
Con người ta cũng rất dễ cảm thấy nản chí khi làm mãi mà không biết mình đang ở đâu, 
 5 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tro_choi_online_tao_dong_luc_h.pdf