Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” - Giáo dục công dân lớp 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” - Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” - Giáo dục công dân lớp 10

Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG THPT THẠNH MỸ TÂY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Châu Phú, ngày 8 tháng 2 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến “Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10” I- Sơ lƣợc lý lịch tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 14/02/1982 - Nơi thường trú: Ấp I- Thị trấn Sa Rài- Tân Hồng- Đồng Tháp. - Đơn vị công tác: THPT Thạnh Mỹ Tây - Chức vụ hiện nay: TTCM - Trình độ chuyên môn: Cử nhân - Lĩnh vực công tác: Giáo dục. II. Sơ lƣợc đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Thuận lợi - Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết, quan tâm tới hoạt động chuyên môn, hoạt động ngoài giờ. - Đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường năng động, nhiệt tình, có năng lực trong giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm và công tác ngoài giờ. - Tập thể tổ đoàn kết, nhiệt tình, giúp đỡ nhau trong công việc, trong cuộc sống. 2. Khó khăn - Trường nằm ở vùng nông thôn nên điều kiện đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc học của các em, nhất là vào mùa mưa. - Cơ sở vật chất còn thiếu, chưa có các phòng chuyên môn, hội trường nên các hoạt động ngoại khóa còn gặp khó khăn. 1 Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Số lƣợng điều tra: 170 Nội dung lấy ý kiến Số Tỉ lệ Ghi lƣợng (%) chú đồng ý I. Chọn phƣơng án anh (chị) cho là phù hợp. 1. Theo em việc học tập nội dung GDCD lớp 10 như thế nào? a. Khó hiểu. 165/170 97.1 b. Dễ hiểu. 5/170 2.9 2. Theo em Nguyên nhân nào về mặt kiến thức làm cho việc học GDCD lớp 10 khó hiểu? a. Kiến thức mới lạ, trừu tượng. 170/170 100 b. Kiến thức gần gũi cuộc sống. 0/170 00 3. Một số nguyên nhân làm cho việc nắm kiến thức của anh (chị) gặp khó khăn. a. Tư liệu dạy học phong phú. 10/170 5.9 b. Tư liệu dạy học ít. 160/170 94.1 c. Giáo viên sử dụng phương pháp tích cực. 38/170 22.4 d. Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết giảng. 132/170 77.6 e. Năng lực của bản thân anh (chị) còn hạn chế. 45/170 26.5 II. Anh (chị) hãy tự mình ghi ra những mong muốn mà anh (chị) cho rằng có lợi cho việc nắm bắt kiến thức môn GDCD 10 (tƣ liệu dạy học, phƣơng pháp, biện pháp khuyến khích học sinh học tập) - Giáo viên giữ nguyên cách dạy cũ. 38/170 22.4 - Tăng cường tư liệu dạy học gắn với thực tiễn. 132/170 77.6 - Phương pháp dạy học phong phú hơn. 132/170 77.6 - Một số ý kiến khác ngoài các ý kiến trên (tăng cường 30/170 17.5 khuyến khích bằng điểm số, phần thưởng) 3 Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy HÌNH 1: BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA LỚP 10A6, 10A8 TRƢỚC KHI THỰC NGHIỆM 50 46.5 45 44.2 45 40 35 35 30 25 10A6 20 10A8 15 12.5 10 7.5 9.3 5 0 0 <5.0 5.0-<6.5 6.5-<8.0 8.0-10.0 Qua biểu đồ trên ta thấy: kết quả trước thực nghiệm của lớp 10A8 cao hơn lớp 10A6. Cụ thể: Tỉ lệ học sinh dưới 5.0 điểm của lớp 10A6 là 12.5%, trong khi đó lớp 10A8 là 0.0%. Tỉ lệ học sinh có điểm từ 5.0 - < 8.0 của lớp 10A8 cao hơn lớp 10A6. Tỉ lệ học sinh có điểm từ 8.0-10.0 của lớp 10A6 (7.5%) thấp hơn lớp 10A8 (9.3%). Vấn đề đặt ra cho giáo viên là làm sao nâng cao hiệu quả dạy và học đối với lớp 10A6. Đồng thời giải quyết vấn đề là làm sao để học sinh có hứng thú hơn trong việc học các kiến thức Triết học khô khan, trừu tượng, khó. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học hành. Thì việc người dạy thay đổi cách tiếp cận kiến thức cho học sinh là vô cùng cần thiết. 5 Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 3.2. Thời gian thực hiện. Từ 7/9/2018 đến 08/2/2019 3.3. Biện pháp thực hiện 3.3.1. Cơ sở lí luận Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã khẳng định: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường nhận thức chân lý, của sự nhận thức khách quan”. Đối với môn GDCD là một môn khoa học mà lượng kiến thức không ít, mang tính chất khái quát hóa, trừu tượng hóa, tổng hợp cao nhưng nó gắn liền với đời sống hàng ngày, tác động trực tiếp, thường xuyên đến suy nghĩ và hành động của học sinh. Vì vậy đòi hỏi giáo viên trong quá trình dạy học người giáo viên trình bày kiến thức dưới dạng trực quan làm cho người học dễ dàng tiếp thu kiến thức. 3.3.1.1. Tƣ liệu dạy học Tư liệu dạy học là một hệ thống tập hợp bao gồm tất cả những nguồn tư liệu, tài liệu như: sách; báo; tranh ảnh; video; bài giảng điện tử; sơ đồ; các dạng bài tập; ca dao tục ngữ, thành ngữ có liên quan đến hoạt động dạy - học của thầy và trò. 3.3.1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng tƣ liệu dạy học môn GDCD ở trƣờng THPT Về mặt kiến thức, sử dụng Tư liệu dạy học môn GDCD sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao sự nhận thức cho học sinh. Thông qua hệ thống đồ dùng trực quan nói chung, kênh hình nói riêng sẽ tác động vào giác quan, đem lại những sự hiểu biết chính xác, trung thực cho học sinh. Về tư tưởng, tình cảm, sử dụng tư liệu trong dạy học GDCD giúp học sinh hình thành và bồi dưỡng những quan điểm tư tưởng, tình cảm và cảm xúc thẩm mỹ, giúp các em thấy rõ hơn cái hay cái đẹp trong cuộc sống, từ đó các em hình thành được nhân sinh quan cho bản thân. Về mặt phát triển, sử dụng tốt các nguồn tư liệu dạy học môn GDCD (hình ảnh, video, bài tập, sơ đồ) còn giúp học sinh phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ... 3.3.1.3.Một số yêu cầu khi xây dựng tƣ liệu dạy học Say mê với nghề, có ý thức và hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng hồ sơ tư liệu trong dạy học bộ môn. 7 Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 3.3.3. Quy trình tổ chức thực hiện. 3.3.3.1. Thiết kế nghiên cứu. Chọn lớp 10A6 năm học 2018-2019 để tổ chức thực nghiệm. Lớp 10A8 năm học 2018- 2019 làm lớp đối chứng. Trước khi thực nghiệm phát phiếu điều tra thăm dò ý kiến của các em về phương pháp, việc sử dụng tư liệu và hiệu quả truyền thụ kiến thức của giáo viên. Cho học sinh 2 lớp làm bài kiểm tra 15 phút để đánh giá năng lực học tập của 2 lớp 10A6, 10A8. Kết quả năng lực lớp 10A6 là thấp hơn lớp 10A8. (Xem phụ lục II, III) Sau thực nghiệm giáo viên cho học sinh 2 lớp làm bài kiểm tra học kì I để đánh giá sự thay đổi trong chất lượng học tập của các em. (Xem phụ lục V, VI, VII). Thống kê và so sánh số liệu của 2 lớp để thấy được hiệu quả. Điểm trung bình của 2 lớp là có sự chênh lệch rõ ràng nên tôi dùng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số 2 nhóm sau khi tác động và kết quả p = 0,03<0,05.(Xem phụ lục VIII kiểm chứng) 3.3.3.2. Tiến hành thực nghiệm. Sau khi đã xây dựng hệ thống tư liệu phù hợp với nội dung kiến thức của từng bài. Giáo viên soạn giáo án và vận dụng một cách linh hoạt các tư liệu đó vào quá trình thực nghiệm. Cụ thể như sau: 3.3.3.2.1. Sử dụng video trong hệ thống tƣ liệu dạy học môn GDCD. Video là dạng tư liệu có tác dụng trong việc cung cấp những thông tin bằng hình ảnh, ngôn ngữ tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong việc khai thác kiến thức bài học. Tùy vào nội dung bài học mà giáo viên có thể sử dụng cho hoạt động khởi động, hoạt động tìm hiểu kiến thức hoặc luyện tập... Khi sử dụng video GV có thể thực hiện theo các bước sau: - Định hướng nhận thức: Tức là GV làm cho HS hiểu mình phải chú ý tới nội dung nào, hình ảnh nào trong đoạn phim. - GV cho HS xem đoạn phim - Kết thúc: HS nêu được những vấn đề mà người GV yêu cầu. GV tóm tắt, củng cố, khắc sâu những nội dung chính qua đoạn phim đã được xem. Lưu ý: trước khi cho HS xem phim người GV cần nhắc nhở cho các em những vấn đề mà các em cần chú ý trong video. Video không được quá dài sẽ làm giảm sự chú ý của HS. Đối với những Video quá dài, GV nên dùng kĩ thuật xử lí để phù hợp với lượng thời gian cho phép. 9 Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy Câu 2: Vậy, muốn chuyển từ chất là hạt ngô sang cây ngô thì trước hết cần có sự biến đổi về gì? a. Chất b. Lƣợng Ví dụ 2:Dạy nội dung bài 7- mục 3a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Để cho học sinh thảo luận và lý giải tại sao thực tiễn là cơ sở của nhận thức giáo viên cho học sinh xem clip “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.”-> Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) * Sử dụng video cho hoạt động vận dụng. Ví dụ: Sử dụng video cho hoạt động vận dụng – Bài 5-Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Giáo viên gợi ý: Các em xem video và rút ra bài học cho bản thân. Như vậy, sau quá trình tìm hiểu bài mới và xem video, học sinh sẽ rút ra được bài học là: Trong quá trình học tập và rèn luyện cũng như trong cuộc sống, để đạt mục tiêu đề ra đòi hỏi mỗi người phải không ngừng kiên trì, nỗ lực với cả một quá trình ... bởi, để thực hiện được những mục đích lớn lao thì trước hết phải bắt đầu từ những công việc nhỏ, đơn giản, bình thường nhất, cần phải tránh nóng vội, chủ quan, hấp tấp. (Xem phần minh họa bằng giáo án powerpoint trong đĩa) - Hiêu quả của việc dạy học bằng video: Nội dung đa dạng, phong phú, tính trực quan cao sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức, khắc sâu được kiến thức cho học sinh, kích thích khả năng tư duy của học sinh làm cho tiết học sinh động hơn. 3.3.3.2.2. Sử dụng hình ảnh trong hệ thống tƣ liệu dạy học môn GDCD Hình ảnh là một dạng tư liệu dạy học trực quan. Hình ảnh có thể lấy từ sách báo, tạp chí, internet.... hình ảnh đa dạng và phong phú. Vì vậy, giáo viên phải biết khai thác cho phù hợp với nội dung bài học.Việc khai thác hình ảnh phải nhằm kích thích tư duy của học sinh, tránh việc sử dụng hình ảnh chỉ có ý nghĩa minh họa. Hình ảnh thường được giáo viên sử dụng để kích thích học sinh tìm hiểu nội dung bài mới. Ví dụ 1: Để dạy bài 5- mục 1. Chất. Giáo viên sử dụng một số hình ảnh sau: 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tu_lieu_day_hoc_nham_nang_cao.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân v.pdf