Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) lớp 10 - Ban Cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) lớp 10 - Ban Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) lớp 10 - Ban Cơ bản
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỉ XXI, do tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh chóng, với những biến đổi liên tục và khôn lường; để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước. Ở Việt Nam, hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI ngày 4.11.2013 đã thông qua chủ trương “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học... Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là vấn đề then chốt của đổi mới giáo dục. Bộ môn Lịch sử là một trong những môn học có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là một yêu cầu cấp thiết góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã và đang được nhiều giáo viên quan tâm song còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của xã hội. Nhiều giáo viên vẫn còn dạy theo lối truyền thống, sử dụng tư liệu lịch sử chỉ mang tính minh họa, không phát huy được tính tích cực của học sinh, do đó các em không hứng thú học tập môn Lịch sử và dẫn đến coi nhẹ bộ môn. Để khắc phục tình trạng trên một yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên Lịch sử là phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) ,lớp 10, Ban cơ bản”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục đích: Sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học phần Lịch sử phong kiến Việt Nam ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) và đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thưc hiện mục đích trên, đề tài tập trung vào giải quyết một số nhiệm vụ sau: 1 PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1. Quan niệm 1.1.1. Quan niệm về tư liệu lịch sử Lịch sử là những gì đã xẩy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đồng thời nó cũng tồn tại khách quan với chúng ta. Do xẩy ra trong quá khứ cho nên con người không thể quan sát trực tiếp các sự kiện, quá trình lịch sử đó; do vậy việc nhận thức lịch sử phải dựa vào nhiều tư liệu lịch sử khác nhau. Tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt với khoa học lịch sử nói chung cũng như việc học lịch sử nói riêng. Khoa học lich sử tồn tại được trên cơ sở các sự kiện lịch sử, mà các sự kiện lịch sử lại là những tế bào cấu thành lịch sử mà các tế bào đó là từ các tư liệu lịch sử. Tư liệu lịch sử tồn tại cho khoa học lịch sử và ngược lại khoa học lịch sử không thể thiếu nó. Tư liệu lịch sử như một cầu nối nhà nghiên cứu với quá khứ nói cách khác nó như một thứ nguyên vật liệu để chế tạo ra sản phẩm khác. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về tư liệu lịch sử: Theo phương diện xã hội, tư liệu lịch sử là một phương diện xã hội để bảo tồn, lưu giữ, truyền bá. Theo phương diện triết học Lapađanhiepxki định nghĩa tư liệu lịch sử là khái niệm phản ánh đặc tính của hiện vật có thể được thu nhận tri thức của hiện vật khác. Nhà sử học người Nga Chi-khơ-mi-rốp cho rằng tư liệu lịch sử là tất cả những gì còn sót lại của cuộc sống đã qua. Rê-bans cho rằng tư liệu lich sử là tổng hợp thành quả từ hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương diện xã hội. Trong Bách khoa toàn thư tư liệu lịch sử là những gì phản ánh trực tiếp quá khứ. Xét về mặt lý luận có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tư liệu lịch sử. Song ta có thể hiểu tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đó của con người. Như vậy, chúng ta có thể hiểu tư liệu lịch sử là các sự kiện, tài liệu mà mỗi giáo viên cần phải sưu tầm để tìm hiểu quá trình lịch sử đang học. Tư liệu càng sinh đông, phong phú bao nhiêu thì sự kiện càng cụ thể, càng hay bấy nhiêu. Trong dạy học lịch sử, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo hình ảnh quá khứ là tư liệu lịch sử. Nếu không có nguồn tư liệu phong phú, không cung cấp được nguồn tư liệu cụ thể chân thực thì dù có vận dụng phương pháp giảng dạy nào đi chăng nữa cũng không thể đạt hiệu quả mong muốn. Nói như vậy để hiểu rằng, các nguồn tư liệu lịch sử có vai trò cực kì quan trọng, như nhà sử học Ba Lan J.iopolski đã viết: Tư liệu luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử học, không có 3 Tư liệu trực quan: Bao gồm nhiều loại khác nhau như tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình, phim ảnh, băng ghi âm...Tư liệu trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng “ hiện đại hóa” lịch sử của học sinh. 1.1.2. Quan niệm, đặc điểm, yêu cầu về năng lực và dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử ở trường phổ thông. 1.1.2.1. Quan niệm về năng lực và dạy học năng lực. Theo từ điển Tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Chương trình giáo dục phổ thông của New Zealand đã định nghĩa năng lực: “ Năng lực là một khả năng hành động hiệu quả hoặc là sự phản ứng thích đáng trong các tình huống phức tạp nào đó” Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cũng đã cố gắng định nghĩa khái niệm năng lực. F.E. Weinert cho rằng: “ Năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể”; còn J. Coolahan thì viết rằng: năng lực được xem như là “những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành giáo dục”... Có thể thấy dù cách phát biểu có khác nhau, nhưng các cách hiểu trên đều khẳng định: nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm chứ không chỉ biết và hiểu. Tất nhiên, hành động (làm) hay thực hiện ở đây phải gắn với ý thức và thái độ; phải có kiến thức và kỹ năng, chứ không phải làm một cách máy móc, mù quáng, đúng như chương trình giáo dục phổ thông của Indonesia đã xác định: “ Năng lực là những kiến thức, kỹ năng và các giá trị được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. Thói quen tư duy và hành động kiên trì, liên tục có thể giúp một người trở nên có năng lực, với ý nghĩa làm một việc gì đó trên cơ sở có kiến thức, kỹ năng và các giá trị cơ bản” Phân loại năng lực là một vấn đề rất phức tạp. Kết quả phụ thuộc vào quan điểm và tiêu chí phân loại. Nhìn vào chương trình thiết kế theo năng lực của các nước có thể thấy hai loại chính. Đó là năng lực chung và năng lực cụ thể, chuyên biệt. Năng lực chung là năng lực cơ bản thiết yếu của con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Năng lực cụ thể, chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực hoặc môn học nào đó. 5 nhiều chất liệu: sắt thép, xi măng, cát, sỏi, đá, nước và các chất phụ gia khác. Trong cái khối bê tông ấy sắt thép làm rường cột. Sắt thép chính là kiến thức. Tóm lại, dạy học phát triển năng lực vẫn coi trọng nội dung kiến thức tuy nhiên chỉ mình nội dung kiến thức chưa đủ; cần thay đổi cách dạy và cách học theo hướng học sinh chủ động tham gia kiến tạo nội dung kiến thức, vận dụng tri thức vào cuộc sống và hình thành phương pháp tự học để có thể học suốt đời. 1.1.2.2. Đặc điểm và yêu cầu dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử ở trường phổ thông. Năng lực môn Lịch sử là một thành phần của năng lực tìm hiểu xã hội trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Đối với học sinh cấp trung học phổ thông, yêu cầu tìm hiểu về năng lực xã hội bao gồm những nội dung sau đây: - Một là, hiểu và vận dụng được những cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội: Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật cơ bản thu thập và xử lý thông tin; Biết trình bày và phân tích các nhân vật, sự kiện, quá trình xã hội từ những góc độ, chiều cạnh khác nhau; Nắm được cách trình bày các ý kiến, lập luận, tranh luận về các vấn đề xã hội. - Hai là, nắm được các tri thức cơ bản về đối tượng của các khoa học xã hội: Hiểu được một số khái niệm cơ bản liên quan đến đối tượng của khoa học xã hội như: phân hóa xã hội, khác biệt xã hội và xung đột xã hội, chiến tranh, cách mạng, tiến bộ xã hội...; Hiểu được những tri thức cơ bản về một số đối tượng của khoa học xã hội như quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại, lịch sử các nền văn minh, giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hóa và giao lưu văn hóa, quá trình phát triển nhân cách, ... - Ba là, nắm được những tri thức cơ bản về xã hội loài người, hiểu được những quy luật chung của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong mối liên hệ với khu vực và thế giới; hiểu được các xu hướng vận động cơ bản của nhân loại trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, quốc phòng và an ninh... - Bốn là, vận dụng những tri thức về xã hội và văn hóa vào cuộc sống: Biết tự nghiên cứu về một vấn đề của xã hội; Biết tham gia tranh luận về một hoặc một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội đương đại, nhất là các vấn đề có liên quan đến thế hệ thanh niên hiện nay; Có thái độ tích cực với những chính sách của Nhà nước và biết cách tuyên truyền, giải thích cho gia đình, bạn bè, cộng đồng hiểu và tham gia ủng hộ; Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức và những giá trị xã hội tốt đẹp, có trách nhiệm đối với bản thân và xã hội. Trên cơ sở những yêu cầu về tìm hiểu xã hội, môn Lịch sử ở trường phổ thông giúp học sinh phát triển và hoàn thiện những năng lực chuyên môn Lịch 7 việc với các tư liệu lịch sử để tự mình tạo được các biểu tượng lịch sử cụ thể, trên cơ sở đó hình thành các khái niệm và rút ra các quy luật, bài học lịch sử. Khi sử dụng các tư liệu lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, các em luôn tỏ ra thích thú, chú ý học tập, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, ghi chép bài. Chủ động tìm thêm các tư liệu khác ngoài tư liệu mà giáo viên cung cấp, luôn hứng thú học tập, hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà thầy cô giao cho. Ham mê nghiên cứu và vận dụng những kiến thức đã học vào học tập và lao động. Khi sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh, các em sẽ độc lập, chủ động làm việc với các tư liệu, giải quyết các vấn đề dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên. 1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tư liệu lịch sử là phương tiện cần thiết đối với việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông. Mỗi loại loại tư liệu có một vị trí cụ thể trong việc sử dụng và có vai trò nhất định đối với hiệu quả bài học. Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh có ý nghĩa to lớn về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ. Về mặt kiến thức: Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, tư liệu lịch sử là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng cho học sinh. Việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh có ý nghĩa to lớn về mặt bồi dưỡng kiến thức cho học sinh. Tư liệu lịch sử là một phương tiện quan trọng để cụ thể hóa kiến thức lịch sử đang học, nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng, cụ thể, có hình ảnh, tăng thêm tính chất sinh động, gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của các em. Trong dạy học lịch sử, giáo viên hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh thông qua hệ thống các tư liệu lịch sử khiến các em tích cực hoạt động, phát huy trí sáng tạo, lựa chọn tốt các kiến thức từ các tư liệu lịch sử và tạo biểu tượng lịch sử. Khi đã tạo được những biểu tượng lịch sử quá khứ chân thực, cụ thể, giúp học sinh tránh được hiện tượng “hiện đại hóa” lịch sử. Ví dụ, khi dạy về “Tình hình Nông nghiệp nước ta ở các thế kỷ XVI- XVIII”, giáo viên sử dụng các tư liệu thành văn sau: “Nhiều người nuớc ngoài có mặt thời đó đã rất ngợi ca sự trù phú của đất đai. Giáo sĩ Marini trong tập ký sự về Đường ngoài đã để hẳn một chương để mô tả "sự màu mỡ của Vương quốc" này ("Vương quốc xứ Đàng ngoài"). Marini viết: "Đất đai màu mỡ và không lúc nào nghỉ sản xuất. Nhân dân rất hiểu giá trị của ruộng đất nên không bỏ hoang và những người nội trợ giỏi, sau khi thu hoạch mùa màng xong, lập tức lại cày bừa ngay và gieo hạt. Và như vậy mỗi năm họ thường thu được 2, 3 vụ. Ở những nơi nào không trồng lúa được thì họ trồng cây ăn quả và thu hoạch 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tu_lieu_lich_su_theo_huong_pha.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần L.pdf