Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu nhân vật lịch sử dạy học lớp 10 phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV

docx 21 trang sk10 13/01/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu nhân vật lịch sử dạy học lớp 10 phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu nhân vật lịch sử dạy học lớp 10 phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu nhân vật lịch sử dạy học lớp 10 phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRUNG TÂM GDNN – GDTX HOẰNG HÓA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “ SỬ DỤNG TƯ LIỆU NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG DẠY 
HỌC LỚP 10 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X-XV”
 Người thực hiện: Lê Thị Lan Anh
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
 THANHMỤC HÓA LỤC NĂM 2020
 THANH HÓA NĂM 2020
 THANH HOÁ NĂM 20..
 (Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock) 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Ngày nay cuộc sống đang thay đổi và tiến lên từng giờ. Đó là sự phát triển 
như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của nền văn minh tin học, sự phát triển của nền 
kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ. Đây là cơ hội và 
cũng là thách thức đối với đất nước ta. Trong khi đó chúng ta đang gặp nhiều khó 
khăn trở ngại do chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo còn đang thấp hơn so với 
yêu cầu của sự phát triển đó.
 Mặt khác, trong xu thế hội nhập với thế giới, bên cạnh những nền văn hoá 
tiến bộ, có rất nhiều mảng văn hoá đen vẫn còn len lỏi và dễ dàng lan nhanh trong 
giới trẻ. Điều đó dẫn đến bản sắc dân tộc đang dần mất đi, mà nhiều người Việt 
Nam lại đang quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc. Vì vậy một trong những vấn đề 
trọng tâm của nước ta là đầu tư phát triển nhân tố con người, tức là đầu tư cho giáo 
dục và đào tạo để tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo 
đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc 
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách và phẩm chất năng lực của 
công dân, nhất là bản lĩnh văn hoá vững vàng trước sự hội nhập. Môn lịch sử có vai 
trò không nhỏ góp phần thực hiện nhiệm vụ trên.
 Có thể nói học môn lịch sử ngoài việc để “ cho tường gốc tích nước nhà Việt 
Nam” thì lịch sử còn cung cấp cho học sinh nhiều kĩ năng quan trọng khác như: 
phân tích, đánh giá, nhận xét, tổng hợp đánh giá quá khứ hiện tại, tương lai một 
cách đúng đắn phù hợp với thời cuộc. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy chất lượng 
học môn lịch sử của học sinh các trường THPT nói riêng, các cấp học nói chung 
còn nhiều điều đáng bàn, đặc biệt với các học viên GDTX. Những năm gần đây kết 
quả thi tốt nghiệp THPT và thi đại học môn lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta 
một vấn đề: Tại sao lại như vậy? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này?
 Về phía học sinh, các em không thích học môn lịch sử vì cho rằng đó là môn 
phụ, không quan trọng lại có quá nhiều mốc thời gian và sự kiện khô khan, khó 
nhớ. Vì vậy các em không hứng thú trong học tập môn này, hoặc chỉ học qua loa 
đối phó. Vậy phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơn 
trong học môn lịch sử?
 Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng tư liệu nhân vật lịch 
sử dạy học lớp 10 phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV” để khơi dậy cho học 
sinh tinh thần dân tộc và niềm yêu thích môn học lịch sử thông qua các nhân vật 
lịch sử này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học lịch sử luôn là điều các giáo 
viên dạy bộ môn này trăn trở. Tuy nhiên để tạo được hứng thú cho học sinh thì phải 
dựa trên cơ sở kiến thức được truyền đạt và các em được tiếp thu phải sinh động, dễ 
hiểu, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh. Qua nghiên cứu đề tài này, tôi muốn 
giáo dục cho học sinh lòng biết ơn với các vị anh hùng của dân tộc đã có công dựng 
 1 Như vậy phần lịch sử Việt Nam trong chương trình lịch sử lớp 10 có khoảng 
hơn 10 nhân vật lịch sử tiêu biểu như trong thời kì Bắc thuộc (thế kỉ II TCN - thế kỉ 
X) có các nhân vật lịch sử: Hai Bà Trưng, Lí Bí, Ngô Quyền, thời kì nhà nước 
phong kiến độc lập (thế kỉ X-XV) có các nhân vật lịch sử: Lê Hoàn, Đinh Bộ Lĩnh, 
Trần Quốc Tuấn, Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, hoặc thời kì cuối thế kỉ 
XVIII có nhân vật lịch sử nổi bật là Quang Trung- Nguyễn Huệ. Tuy nhiên trong 
giới hạn của đề tài, tôi chọn một số nhân vật nổi bật gắn liền với các bài học cụ thể 
đề truyền đạt cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề
 Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung và GDTX nói riêng hiện 
nay đang đúng trước nhiều khó khăn, thách thức khi đa số học sinh không còn yêu 
thích môn học này, việc này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản 
làm cho các em nhàm chán vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ quá nhiều sự 
kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan, mà trong giờ học lịch sử 
nào thầy cô giáo cũng bắt buộc phải truyền đạt cho học sinh. Vì vậy, làm thế nào để 
học sinh có thể nắm kiến thức môn học này tốt nhất là điều làm tôi phải suy nghĩ. 
 Việc học sinh chưa tích cực học môn lịch sử nói trên là đúng nhưng không 
phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phương pháp 
dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói cách khác 
là giáo viên chưa gây được hứng thú học tập trong giờ học bộ môn lịch sử.
 Mặc dù đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy 
và học bộ môn lịch sử, song khi lên lớp hầu hết giáo viên giảng bài các kiến thức 
bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa không có sự cải tiến cách dạy khi nêu 
kiến thức bài học nên học sinh không tập trung trong học tập bởi không có gì mới, 
không có gì phải suy nghĩ, phải nghiên cứu. Trong khi đó một số thầy cô giáo khi 
lên lớp ở các giờ học vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho 
học sinh, nên các em phải ghi quá nhiều sự kiện lịch sử, tiếp nhận một khối lượng 
thông tin quá lớn, học sinh không nhớ hết dẫn đến chán học. 
 Bên cạnh đó giáo viên chỉ giới thiệu qua loa các nhân vật lịch sử, chỉ cho học 
sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không thông qua chân dung đó để giới 
thiệu tổng quát về đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm, sự nghiệp, vai trò... 
của nhân vật lịch sử để khắc sâu kiến thức cho học sinh, gây cho các em có những 
xúc cảm đối với nhân vật lịch sử đó, từ đó tạo ấn tượng sâu sắc gây hứng thú học 
tập. Hơn nữa, khi kiểm tra đánh giá giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra 
về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học các nhân vật lịch sử đó đóng vai 
trò trung tâm trong nội dung bài giảng.
 Một thực tế nữa của lịch sử lớp 10- Phần lịch sử Việt Nam thời phong kiến là 
không bài nào có hình ảnh minh hoạ hoặc tư liệu chỉ dẫn về nhân vật lịch sử lên 
quan đến bài học. Vì vậy, giáo viên khi giảng dạy bài học đó rất lúng túng trong 
việc sử dụng hình ảnh nhân vật lịch sử vào thời điểm nào trong bài cho thích hợp, 
 3 
 Ngô Quyền
 ( Nguồn Internet )
 Ngô Quyền sinh ngày 12-3-898, ở tại Đường Lâm (Ba Vì - Hà Tây), cha là 
Ngô Mân một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, 
được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái 
Châu (Thanh Hóa). Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Tháo, đưa quân sang 
xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết 
tên phản bội là Kiêu Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán.
 Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng thủy triều lên xuống ông cho bố trí 
một trận địa cọc nhọn bịt sắt, cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi 
chiến thuyền của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho giặc 
vượt qua trận địa cọc, đợi cho nước thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ 
sông làm cho thuyền giặc tháo chạy va vào cọc nhọn bịt sắt bị đắm chìm gần hết. 
Thái tử Hoằng Tháo chết tại trận, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán.
 Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, 
đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ, 
tức là đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm vua từ năm 939 
đến 944 thì mất.
 Sau khi giới thiệu về Ngô Quyền bằng kênh hình và kênh chữ xong giáo viên 
chốt ý: Như vậy, với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô 
Quyền đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử đất nước sau hàng ngàn năm Bắc 
thuộc, đó là thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của nước ta. Đồng thời chiến thắng của 
Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng còn khẳng định nghệ thuật 
quân sự tài tình của ông và người tiếp nối truyền thống thắng giặc trên sông Bạch 
 5 rằng đứa trẻ này khí độ như thế, tất sẽ làm nên việc, bọn chúng ta nếu không theo 
về, ngày sau hối không kịp". 
 Năm 944, khi Đinh Bộ Lĩnh tròn 20 tuổi thì vua Ngô Quyền mất. Một năm 
sau, Dương Tam Kha chiếm khôi và xưng là Bình Vương. Con trai Ngô Quyền là 
Ngô Xương Ngập chạy về Nam Sách (Hải Dương) tạo nên cuộc tranh chấp ngôi 
báu giữa nhà Ngô và ngoại tộc.
 Năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh và chết. Hơn 10 năm sau, Ngô Xương 
Văn đem quân đi đánh các thế lực chống đối và chết trận. Không còn chính quyền 
trung ương, đất nước càng thêm rối loạn rồi bị chia rẽ sâu sắc bởi sự nổi lên của 12 
sứ quân. Cùng lúc đó, triều đình phương Bắc nhăm nhe khôi phục ách đô hộ. Trước 
tình hình này, Đinh Bộ Lĩnh đã đứng lên dẹp loạn.
 Suốt hai năm, Đinh Bộ Lĩnh thuyết phục, vận động, liên kết, hàng phục và 
dùng sức mạnh quân sự để đánh dẹp các thế lực cát cứ. Đối với cánh quân Trần 
Lãm, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, ông dùng phương pháp 
liên kết và hàng phục; đối với cánh quân Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, Kiều Công 
Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận, Lý Khuê thì đánh dẹp. Còn lại Lã Đường và 
Nguyễn Khoa không đánh cũng tự thua.
 Cuối cùng, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt thu phục các sứ quân, chấm dứt tình 
trạng phân chia cát cứ, thống nhất đất nước, được gọi là Vạn Thắng Vương. Năm 
Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên 
nước là Đại Cồ Việt và cho định đô ở Hoa Lư. 
 Sau khi giới thiệu tư liệu về nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh, giáo viên chốt ý: 
Đinh Bộ Lĩnh chính là người đã khẳng định nền độc lập tự chủ khi dẹp xong “ loạn 
12 sứ quân” và lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh 
Bình). Đồng thời cho học sinh hiểu rõ: truyền thống đoàn kết là một truyền thống 
cực kì quý báu của dân tộc ta, đã hình thành và được thử thách qua hàng ngàn năm 
lịch sử. Cũng chính truyền thống này đã giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, chia 
cắt để đi đến thống nhất, xây dựng một Nhà nước phong kiến tập quyền vững mạnh 
suốt hàng ngàn năm và được gìn giữ, phát huy cả trong công cuộc bảo vệ và xây 
dựng đất nước sau này. 
 * Thứ ba: Sử dụng nhân vật lịch sử trong dạy học liên môn.
 Môn lịch sử có mối quan hệ rất gần với các môn như địa lí, văn học, tạo 
thành tổ hợp môn xã hội được dùng trong kì thi xét tuyển vào các trường Đại học, 
Cao đẳng. Vì vậy để học sinh thấy được sự cần thiết trong việc nắm bắt kiến thức 
môn này phục vụ cho môn kia trong quá trình học tập ở trường, đồng thời phát hiện 
ra năng khiếu của học sinh trong các môn học đó, hình thành niềm yêu thích bộ 
môn khoa học xã hội, vì đây là môn học rất cần cho các em kể cả khi bước vào 
cuộc sống thực tế sau này. Trong đó môn lịch sử có mối quan hệ gần gũi với môn 
văn, đặc biệt là thể loại văn học trung đại qua các tác phẩm như: Nam quốc sơn hà 
(Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn 
Trãi)
 7 Dịch thơ: Sông núi nước Nam
 Sông núi nước Nam vua Nam ở
 Rành rành định phận tại sách trời
 Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
 Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!
 (Bản dịch của nhà sử học Trần Trọng Kim)
 Năm 1164, nhà Tống thừa nhận nước ta là một nước riêng biệt.
 Năm Ất Dậu 1105, Lý Thường Kiệt mất, Ông thọ 86 tuổi, đựoc truy tặng 
Kiểm hiệu Thái Uý Việt Quốc Công.
 Giáo viên khẳng định Lý Thường Kiệt với bài thơ “ Nam quốc sơn hà” được 
đọc trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ 
nhất của đất nước còn vang vọng mãi ngàn năm. Đồng thời đây cũng là một trong 
ba bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, cùng với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn 
Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945.
 Hưng Đạo Vương- Trần Quốc Tuấn
 (Nguồn Internet)
 Ví dụ 4: Trong bài “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế 
kỉ X- XV”. 
 Để giới thiệu về nhân vật tiếp theo tôi đặt câu hỏi cho các em: 
 Em hãy kể tên các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại em đã được 
học trong chương trình lớp 9 và lớp 10?
 Học sinh kể tên các tác phẩm như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình 
Ngô đại cáo
 Sau khi học sinh kể tên các tác phẩm, giáo viên bổ xung thêm phần tác giả 
của các tác phẩm đó mà các em đã được học như Lý Thường Kiệt, tiếp theo nhân 
vật lịch sử nữa mà các em sẽ được tìm hiểu là Trần Quốc Tuấn.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tu_lieu_nhan_vat_lich_su_day_h.docx