Sáng kiến kinh nghiệm Suy ngẫm về chữ “nhàn” và quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn” - Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Suy ngẫm về chữ “nhàn” và quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn” - Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Suy ngẫm về chữ “nhàn” và quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn” - Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SUY NGẪM VỀ CHỮ “NHÀN” VÀ QUAN NIỆM SỐNG NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM QUA BÀI THƠ “NHÀN”- SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 – TẬP 1 Người thực hiện: Lê Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên SKKN môn: Ngữ Văn THANH HOÁ NĂM 2014 Giáo viên: Lê Thị Hiền – Trung tâm GDTX – DN Hoằng Hóa 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được gói gọn trong những biểu hiện của chữ “nhàn” và quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nên bài viết tập trung nghiên cứu chủ yếu bài thơ “Nhàn” và nghiên cứu phần thơ Nôm. Đó là những sáng tác biểu hiện cô đọng và nhiều nhất quan niệm về chữ “nhàn” và lối sống nhàn dật của Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm. 4. Các phương pháp nghiên cứu. Do đặc điểm riêng của bộ môn nên bài viết này sử dụng các phương pháp chính để nghiên cứu gồm: Phương pháp đọc, xử lý và nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích - tổng hợp. Trang 2 Giáo viên: Lê Thị Hiền – Trung tâm GDTX – DN Hoằng Hóa 2. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang (Đạo giáo) Phái Lão Trang chủ trương “thanh tĩnh vô vi” nghĩa là tuyệt hết cái bụng nghỉ ngơi ham muốn, không hành động gì cả, cứ phó mặc cho cuộc đời biến chuyển theo lẽ tự nhiên. Con người không phải lo lắng, tranh đua, nhọc trí nhọc sức cốt để cho tâm hồn được thảnh thơi nhàn hạ. Sỡ dĩ con người đau khổ là vì dục vọng xui khiến con người suy nghĩ và hành động . Muốn sống hạnh phúc an nhàn ta phải gạt bỏ những tham dục như: danh lợi, tiền bạc. Bàn về lẽ Sinh-Lão-Bệnh- Tử, Lão Tử cho rằng sống chết là việc thường, có thịnh ắt có suy, có sống ắt có chết, có sướng ắt có khổ.... Tất cả muôn loài phải tuân theo sự biến hóa của vũ trụ. Sống ở đời bậc chân nhân là kẻ có thái độ điềm đạm, dửng dưng với tất cả mọi sự xung quanh mình, luôn luôn giữ cho lòng thanh thản bình lặng dẫu cuộc đời có nhiều sóng gió. Như vậy tinh thần chính của tư tưởng Lão Trang là “tự nhiên vô vi”, xuất thế, sống cuộc đời an nhiên tự tại như các vị tiên-thánh. Tư tưởng này quả là cứu cánh cho các bậc chân Nho khi không còn đắc ý hành đạo nữa. Tư tưởng Lão Trang kêu gọi rời bỏ xã hội hòa đồng với tự nhiên để cầu sự an tĩnh. Điều này đã có sức hút mãnh liệt đối với một bộ phận nhà Nho để mong quên đi nỗi đau trần thế. Trong khi về ở ẩn họ thường làm thơ ca gợi cảnh thanh nhàn. Ta bắt gặp rất nhiều bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói lên tinh thần này. Như vậy thực chất quan niệm về chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm có quan hệ mật thiết, tác động qua lại giữa đối với tư tưởng Nho giáo và Lão Trang. 3. Chữ “nhàn” đặt trong quan hệ với tư tưởng Nho - Lão của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua khảo sát thơ văn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tôi thấy “nhàn” là sự kết hợp của tư tưởng Nho giáo và Lão Trang. Cũng như quan niệm của một số nhà thơ trung đại khác, “nhàn” chính là thời gian của thi gia, là khoảng thời gian yên tĩnh sống ngoài cõi tục, xa lánh mọi bon chen danh lợi. “Nhàn” chính là phong thái ung dung tự tại, an nhiên con người được sống thoáng đạt tự do, không bị những cám dỗ dục vọng của cuộc đời làm cho hao tâm suy nghĩ. “Nhàn” chính là nhàn tâm, nhàn việc, nhàn công thảnh thơi tâm hồn, sống cuộc đời ẩn dật tránh tranh đua cùng thế gian. Trang 4 Giáo viên: Lê Thị Hiền – Trung tâm GDTX – DN Hoằng Hóa b. Sự nghiệp: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ:Tập thơ chữ Hán: Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài ).Tập thơ chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài ). Nội dung : mang đậm triết lí giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. 2. Bài thơ “Nhàn” Xuất xứ : Trích “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ nằm trong chủ đề nhàn - một chủ đề lớn của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhan đề do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri ân với nhà thơ. Chữ nhàn trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế. 3. Đọc – hiểu a. Đọc – tìm bố cục bài thơ. Về cách đọc: Giáo viên đọc mẫu rồi hướng dẫn HS đọc: đọc toàn bài thơ các em đọc nhẹ nhàng, thong thả, hóm hỉnh khi đọc hai câu 3 và 4, thanh thản thoải mái khi đọc bốn câu cuối. Bố cục bài thơ: Sau khi đọc xong giáo viên nhận xét và hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục bài thơ. Ngoài cách phân tích truyền thống là hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết ở bài thơ này chúng ta còn có hướng tiếp cận mới đó là: + Tìm hiểu vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu 1,2 và 5,6. + Vẻ đẹp trí tuệ và nhân cách cảu Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu 3,4 và 7,8. b. Đọc – tìm hiểu giá trị nội dung * Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm Phần này giáo viên tập trung hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật ở câu 1,2 và 5,6 để toát lên vẻ đẹp trong quan niệm và cách sống “nhàn” của nhà thơ. “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. Trang 6 Giáo viên: Lê Thị Hiền – Trung tâm GDTX – DN Hoằng Hóa Sau khi cho học sinh khai thác ngôn từ của câu thơ giáo viên phải hướng dẫn cho các em chốt lại được: cuộc sống của bậc đaị ẩn am Bạch Vân đạm bạc mà không khắc khổ, đạm đi với thanh. Cuộc sống thanh cao trong sự trở về với thiên nhiên mùa nào thức ấy. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hoà hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư . Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát tục, tiêu biểu cho quan niệm “ độc thiện kỳ thân” của các nhà nho. Đồng thời có nét gần gũi với triết lí “vô vi” của đạo Lão, “ thoát tục” của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoà hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình. Để gây hứng thú cho học sinh tôi đã liên hệ và đọc cho học sinh nghe một vài bài thơ khác của Nguyễn Bỉnh Khiêm làm bằng thơ Nôm khi ông bộc lộ quan niệm sống “nhàn” này. “ Xóm tự nhiên lều một căn Qua ngày qua tháng lo là nhiều Gió cuốn rèm thay chổi quét Trăng cài cửa kéo đèn treo Cơm ăn chẳng quản dưa muối Áo mặc nài chi gấm thêu Tựa gốc cây ngồi hóng mát Đìu hiu ta hãy một đìu hiu” (Thơ Nôm) Đến với phần trọng tâm, điểm mấu chốt nhãn tự của bài thơ, người thầy nên có phần dẫn ý để nối tiếp sự hứng thú thăng hoa của học sinh khi tiếp cận với nội dung thứ 2 của bài thơ. Trong giai đoạn Nguyễn Bỉnh Khiêm sống, thơ văn viết về chữ “nhàn” cũng khá nhiều. Các Nho sỹ thất thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm rút lui về chờ thời, họ làm thơ ca ngợi cuộc sống ẩn dật. Con đường đi đến cuộc sống ẩn dật có nhiều nguyên nhân, do họ bất mãn với chế độ, không được trọng dụng, lại có người lui Trang 8 Giáo viên: Lê Thị Hiền – Trung tâm GDTX – DN Hoằng Hóa Khôn được ích mình đừng để dại Dại thời giữ phận chớ tranh khôn Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” (Dại khôn- Nguyễn Bỉnh Khiêm) Quan niệm dại, khôn ở Nguyễn Bỉnh Khiêm có phần xuất phát từ trí tuệ, triết lí dân gian: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.” Sau khi hướng dẫn học sinh hiểu nội dung qua cách khai thác nghệ thuật ở câu 3,4 giáo viên phải tiếp tục hướng các em lái con thuyền cảm thụ vẻ đẹp tâm hồn cụ Trạng Trình qua hai câu thơ cuối bài. “ Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” Hai câu thơ cuối bài quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định . Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gắn với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình : Ở thế mới hay người bạc ác Giàu thì tìm đến, khó thì lui (Thói đời) Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ Tăng thử (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ “Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành mạnh, bền vững tốt đẹp của nhân dân. Trang 10 Giáo viên: Lê Thị Hiền – Trung tâm GDTX – DN Hoằng Hóa 5. Đánh giá chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm . Văn học Trung Quốc cổ cũng như văn học trung đại Việt Nam thường nói đến chữ “nhàn”. Đó là phương châm xử thế trước thời cuộc của các nhà Nho. Mục đích của kẻ sĩ là lựa chọn: gặp thời đem hết tài năng của mình ra giúp nước giúp dân, nhưng khi thất thời thì lui về ở ẩn sống cuộc đời thanh sạch. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong thời loạn lạc, vua chúa tranh giành quyền bính, mọi quan hệ đạo đức bị đảo lộn, cho nên hầu hết cuộc đời ông là sống yên vui thanh tĩnh ở quê nhà. Ông có ra làm quan trong khoảng tám năm nhưng rồi tình thế rối ren đen bạc ông bèn cáo quan về ở ẩn, tự chọn cho mình cuộc sống an nhàn, gắn bó với đồng ruộng, sống cuộc đời thanh đạm miễn là dưỡng cho mình cái phong thái ung dung an nhiên tự tại. Ông vốn là người không màng danh lợi và ngại tranh đua, nên việc về với đồng ruộng là một sự tự nguyện. Là người nắm rõ quy luật thời thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm tỏ ra rất điềm đạm ung dung. Đấy là mặt tích cực trong tư tưởng nhàn tản của Nguyễn Bỉnh Khiêm . Ông nói đến nhàn dật nhưng tâm huyết của ông lại dồn hết vào cuộc đời, lắng nghe từng bước đi ngoài cõi tục. Ông “nhàn thân” mà không “nhàn tâm”, nhàn mà vẫn canh cánh một niềm ưu ái với nước, với dân. Tuy vậy nhàn tản không phải bao giờ cũng là một thái độ tốt, một tư tưởng tích cực. Nếu chỉ biết vui với đạo trời, biết số mệnh, an phận thủ thường, trốn tránh hiện thực đen tối trước mắt, tìm một cuộc sống nhàn hạ cho bản thân thì liệu rồi ai sẽ là người đứng ra lo đời, chèo lái trụ cột cho đất nước, dẫn dắt muôn dân vươn tới cuộc sống thái bình no ấm? Bởi vậy bên cạnh những mặt tích cực chúng ta rất trân trọng và cần học hỏi thì cũng cần có cái nhìn đầy đủ hơn về những khía cạnh khác của những biểu hiện của chữ “nhàn”. 6. Học tập quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ở mục này giáo viên sẽ cho các em thảo luận nhóm thông qua phát phiếu học tập cho HS rồi sau đó cử đại diện nhóm đứng lên trình bày. Sau đó tôi nhận xét và chốt lại vấn đề: Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những biểu hiện của chữ nhàn khá phong phú, đa dạng: rỗi nhàn, thân nhàn, phận nhàn, thanh nhànVới bài thơ “Nhàn” Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện triết lí sống: Hòa hợp Trang 12
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_suy_ngam_ve_chu_nhan_va_quan_niem_song.doc