Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học môn Toán lớp 10

doc 19 trang sk10 24/04/2024 1870
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học môn Toán lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học môn Toán lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học môn Toán lớp 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: "TĂNG CƯỜNG LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN TRONG QUÁ 
 TRÌNH DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10 ".
Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ THU HẰNG.
 Mã sáng kiến: 05.52 
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU,Vĩnh ỨNGYên, Năm DỤNG 2020 SÁNG KIẾN
 1 thực tiễn. Tuy những năm gần đây, việc tăng cường liên hệ với thực tiễn trong 
quá trình dạy học Toán đã được các giáo viên quan tâm hơn nhưng chưa được 
thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
 Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ 
môn Toán, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn Toán học cao, người giáo 
viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm 
các hình ảnh, bài toán thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều 
hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo 
niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn 
đề tài: 
 "TĂNG CƯỜNG LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH 
DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10 ".
 Thực hiện đề tài này tôi muốn lấy đây làm phần tài liệu phục vụ trực tiếp 
cho quá trình giảng dạy của bản thân, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo 
cho các bạn đồng nghiệp. 
 Đề tài tập trung nghiên cứu về các bài toán thực tiễn gắn với một số chủ 
đề trong chương trình Toán 10 và được thể nghiệm trong quá trình dạy học một 
số lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Thái Học.
 Đề tài được hoàn thành bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, 
thực nghiệm.
2. Tên sáng kiến: 
 "TĂNG CƯỜNG LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH 
DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10".
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU HẰNG
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thỏi Học
 - Số điện thoại: 0987137376. E_mail: hangnvxvp@gmail.com
 3 Tăng cường liên hệ với thực tiễn giúp hình thành và phát triển thế giới 
quan duy vật biện chứng cho học sinh
 Dạy học Toán theo hướng tăng cường liên hệ với thực tiễn sẽ góp phần làm 
rõ mối quan hệ biện chứng giữa Toán học và thực tiễn: Toán học bắt nguồn từ 
thực tiễn và trở về phục vụ thực tiễn.
 Tăng cường liên hệ với thực tiễn góp phần rèn luyện và phát triển các năng 
lực trí tuệ cho học sinh
 Môn Toán có tiềm năng rất lớn trong việc góp phần rất lớn trong việc phát 
triển năng lực trí tuệ chung cho học sinh như tư duy trừu tượng, tư duy lôgic, tư 
duy biện chứng, rèn luyện các trí tuệ cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, 
khái quát hóa, các phẩm chất tư duy như linh hoạt, độc lập, sáng tạo Chính 
trong quá trình dạy học theo hướng tăng cường liên hệ với thực tiễn mà các năng 
lực trí tuệ này được hình thành và phát triển.
 Tăng cường liên hệ với thực tiễn nhằm giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ 
nghĩa xã hội
 Cũng như các bộ môn khác, quá trình dạy học Toán phải là một quá trình 
thống nhất giữa dạy chữ và dạy người. Muốn vậy cần khai thác tiềm năng đặc 
thù của môn Toán so với các môn học khác để đóng góp vào việc thực hiện 
mục tiêu này.
 Trong quá trình dạy Toán ta cần tranh thủ đưa ra những số liệu về công 
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vào những đề toán trong trường hợp có thể. 
Chẳng hạn những bài toán có nội dung thực tế giải bằng cách lập phương trình 
hoặc hệ phương trình.
 Cũng có thể khai thác một số sự kiện về lịch sử Toán học có liên quan tới 
truyền thống dân tộc. 
 Tăng cường liên hệ với thực tiễn nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức 
cơ bản. Đồng thời phát hiện, phát triển và bồi dưỡng năng lực ứng dụng toán 
học của học sinh, góp phần tạo cơ sở để học sinh học tiếp hoặc đi vào cuộc sống 
lao động. Từ đó phát triển các năng lực cần thiết cho người học.
 5 khi trình bày kiến thức cũng là thực hiện gợi động cơ mở đầu bằng cách xuất 
phát từ nội dung thực tế. Cách gợi động cơ này dễ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, 
tạo điều kiện để các em thực hiện tốt các hoạt động kiến tạo tri thức trong quá trình 
học tập về sau. Khi gợi động cơ mở đầu xuất phát từ thực tế, có thể nêu lên:
 - Thực tế gần gũi xung quanh học sinh
 - Thực tế xã hội rộng lớn (kinh tế, kĩ thuật, quốc phòng,)
 - Thực tế ở những môn học và khoa học khác.
 Ta cần chú ý các vấn đề sau:
 - Cần đảm bảo tính chân thực.
 - Không đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung.
 - Con đường từ lúc nêu cho đến lúc giải quyết vấn đề càng ngắn càng tốt. 
 Ví dụ: Khi dạy học về “Các phép toán trên tập hợp” có thể gợi động cơ 
mở đầu từ bài toán sau:
 Lớp 10A5 có 41 học sinh, có 15 bạn được xếp loại học lực giỏi, 20 bạn 
được xếp loại hạnh kiểm tốt, trong đó có 10 bạn vừa đạt học lực giỏi, vừa có 
hạnh kiểm tốt. Hỏi lớp 10A5 có bao nhiêu bạn được tuyên dương, biết muốn 
được tuyên dương bạn đó phải đạt học lực giỏi hoặc có hạnh kiểm tốt?
 Học sinh có thể đưa ra các con số khác nhau 35, 10, 25, 45,..Bài toán sẽ 
được giảisau khi học nội dung bài mới. 
 Việc dẫn dắt bài học bằng các ví dụ thực tế cũng là gợi động cơ mở đầu từ 
thực tế. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng gợi động cơ xuất phát từ thực tế không phải 
bao giờ cũng thực hiện được. Chính vì vậy ta cần xác định rõ những vấn đề nào có 
thể gợi động cơ từ các tình huống trong thực tế và những vấn đề sẽ gợi động cơ từ 
các tình huống trong nội bộ toán học. Chẳng hạn, trong chương trình Toán 10 với 
chủ đề Mệnh đề, Tập hợp, Sai số, Vectơ, Bất phương trình, hoàn toàn có thể gợi 
động cơ từ những tình huống trong thực tế rất gần gũi với học sinh.
2. Biện pháp 2: Củng cố kiến thức bởi các bài toán thực tiễn
 Đối với hoạt động củng cố kiến thức, có thể dùng hình thức liên hệ với thực 
tiễn, ta có thể cho học sinh ứng dụng kiến thức vừa học vào giải quyết một bài 
 7 Trên hình vẽ miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác IABC kể cả 
 biên: I(5; 4), A(2,5; 9), B(10; 9), C(10; 2).
 T= 4x+3y đạt giá trị nhỏ nhất tại một trong các đỉnh của tứ giácIABC. Tính 
giá trị của biểu thức T= 4x+3y tại tất cả các đỉnh của tứ giác IABC, ta thấy T 
nhỏ nhất khi x = 5, y = 4.
 Ví dụ 2: Một xưởng sản xuất hai loại sản phẩm, mỗi kg sản phẩm loại I cần 
2kg nguyên liệu và 30 giờ, đem lại mức lãi 40000 đồng. Mỗi kg sản phẩm loại II 
cần 4kg nguyên liệu và 15 giờ, đem lại mức lãi 30000 đồng. Xưởng có 200kg 
nguyên liệu và 120 giờ làm việc. Nên sản xuất mỗi loại sản phẩm bao nhiêu để 
có mức lãi cao nhất?
 x 0
 y 0
 Lời giải: Bài toán có nghĩa là tìm x, y thỏa mãn 
 x 2y 100
 2x y 80
 sao cho L= 4x+3y đạt giá trị lớn nhất.
 y
 80
 F
 50 I
 40 C
 D E x
 O 20 40 100
 Trên hình vẽ miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác OCID 
kể cả biên; C(0; 50), D(40; 0), I(20; 40).
 L= 4x+3y đạt giá trị lớn nhất tại một trong các đỉnh củatứ giác OCID. Tính 
giá trị của biểu thức L= 4x+3y tại tất cả các đỉnh của tứ giác OCID, ta thấy L lớn 
nhất khi x = 20, y = 40.
 9 cần in sẵn đề để phát cho học sinh hoặc sử dung máy chiếu như vậy có thể tăng 
cường được nhiều bài tập.
3. Biện pháp 3: Tăng cường các bài toán thực tiễn bằng phương pháp tích 
hợp liên môn
 Việc tăng cường các ứng dụng ngoài toán học sẽ làm rõ hơn vai trò công cụ 
của môn toán trong các môn học khác ở trường phổ thông và trong đời sống lao 
động sản xuất. Đồng thời bước đầu giúp học sinh có năng lực thích ứng, năng 
lực thực hành, hình thành năng lực giao tiếp Toán học.
Ví dụ khi dạy bài “Mệnh đề”:
 Ở mục: Khái niệm mệnh đề 
 Qua ví dụ về mệnh đề: “Phanxiphang là đỉnh núi cao nhất thế giới” ta có 
thể tích hợp môn Địa lí bằng cách:
 Tìm hiểu về đỉnh núi Phan-xi-păng (Lào Cai) cao 3134m. Đây là đỉnh núi 
cao nhất Đông Dương (nóc nhà của Đông Dương). Đây cũng là nơi tham quan, 
du lịch sinh thái, nghiên cứu, thám hiểm quan trọng của Việt Nam. Trên dãy 
Hoàng Liên Sơn, có nhiều động thực vật quí cần bảo vệ khai thác hợp lí.
 Tìm hiểu về đỉnh núi cao nhất thế giới: Đỉnh Ê-vơ-ret của dãy Hi-ma-lay-a 
thuộc Nê-Pan. Đây là địa điểm du lịch, thể thao mạo hiểm, thám hiểm của nhiều 
nhà khoa học, trong đó có cả Việt Nam.
 Tìm hiểu về đỉnh núi Tam Đảo của Vĩnh Phúc: Núi có tên Tam Đảo vì ở 
đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây. Đó là Thạch Bàn, Thiên Nhị và 
Phủ Nghĩa. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1590m. Trên dãy Tam Đảo có 
khu du lịch Tam Đảo với phong cảnh núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, là nơi 
nghỉ mát lí tưởng, hấp dẫn.
 Qua ví dụ mệnh đề: “Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”ta 
có thể tích hợp môn giáo dục công dân bằng cách:
 Giáo viên có thể sưu tầm, cho cả lớp xem một số hình ảnh về Hoàng Sa và 
Trường Sa.
 11 Ta có thể tích hợp với môn lịch sử bằng cách:
 Lấy ví dụ: Cho mệnh đề “Hà Nội không là thủ đô của Việt Nam”
 ? Hãy phủ định các mệnh đề trên?
 Qua đó giáo viên hỏi thêm học sinh về kinh đô/thủ đô của Việt Nam qua 
các thời kì lịch sử. Giáo viên giới thiệu ảnh một số di tích kinh đô/thủ đô của 
Việt Nam qua một số thời kì.
 Ở mục: Mệnh đề kéo theo – Mệnh đề đảo
 Ta có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bằng cách:
 Khi tiếp cận khái niệm, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thảo luận và trình 
bày hiểu biết của mình về tầm quan trọng, cũng như vai trò của nước đối với sự 
sống con người nói riêng và sự sống của hành tinh nói chung. 
 - Nước đối với cơ thể: Nước chiếm khoảng 60% cơ thể con người. Con 
người có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn tại được nếu 
thiếu nước khoảng 3 – 4 ngày.
 - Nước đối với cuộc sống hàng ngày: Mọi sinh hoạt sẽ bị đảo lộn nếu 
không có nước.
 - Nước đối với trái đất: Nước cần thiết cho hoạt động sống của tất cả các 
sinh vật, nước có nhiệm vụ quan trọng là điều hòa nhiệt độ của trái đất.
 Từ đó đưa ra mệnh đề: “Nếu Trái đất không có nước thì không có sự sống”
 Nếu coi P: “Trái đất không có nước”
 Q: “ Trái đất không có sự sống”
 thì mệnh đề trên có dạng P Q .
 Qua đó giáo viên nhấn mạnh: Nguồn nước sạch vốn đã khan hiếm và ngày 
càng thiếu trầm trọng do sự vô tâm trong cách sử dụng một cách hoang phí và 
 13 Những bài kiểm tra là cơ sở quan trọng để giáo viên đánh giá về tình hình 
học tập, về tình hình kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng của học sinh và cả 
vềmặt năng lực, thái độ và phẩm chất của họ. Qua đó cho thầy giáo thấy được 
thành công hay thất bại của công việc dạy học làm căn cứ để điều chỉnh quá 
trình dạy học về sau, cũng như tạo tiền đề cho việc đi sâu vào giáo dục cá biệt. 
Mặt khác kiểm tra cũng giúp cho học sinh ý thức được họ đã đạt được mục 
tiêu ở mức độ nào, còn những lỗ hổng hoặc sai sót nào cần phải nỗ lực khắc 
phục. 
 Do đó, trong các đề kiểm tra giáo viên nên đưa vào các bài tập gần gũi với 
đời sống thực tế. Qua đó sẽ đánh giá được sâu sắc hơn năng lực ứng dụng và 
mức độ thông hiểu các kiến thức đã học của học sinh. Và hơn thế nữa nó sẽ góp 
phần rèn luyện ý thức toán học hóa các tình huống trong thực tế và giáo dục văn 
hóa Toán học cho học sinh.
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
 Bản thân tôi đó tiến hành thực nghiệm sư phạm vận dụng đề tài vào giảng 
dạy môn Toán 10 tại lớp 10A5, 10A7 trường PTTH Nguyễn Thái Học nhằm 
mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc tăng cường liên hệ với 
thực tiễn trong quá trình dạy học môn Toán, đồng thời cũng nhằm kiểm nghiệm 
tính đúng đắn của đề tài.
 Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy 
tính khả thi và hiệu quả của đề tài phần nào được khẳng định. Cụ thể:
 - Việc liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học môn Toán đã góp phần 
hình thành và rèn luyện cho học sinh ý thức cũng như năng lực vận dụng kiến 
thức Toán học vào cuộc sống.
 - Sự "cài đặt" một cách khéo léo và phân phối thời gian hợp lí các nội dung 
liên hệ với thực tiễn - trên cơ sở những biện pháp đã được trình bày đã làm cho 
tôi thực hiện giờ dạy tự nhiên, không miễn cưỡng, tránh được việc áp đặt kiến 
thức cho học sinh.
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_lien_he_voi_thuc_tien_trong.doc