Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường tính thực tiễn nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học kiến thức phần “Nhiệt học” Vật lí 10 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường tính thực tiễn nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học kiến thức phần “Nhiệt học” Vật lí 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường tính thực tiễn nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học kiến thức phần “Nhiệt học” Vật lí 10 THPT
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cùng với xu thế phát triển chung của nền giáo dục thế giới trong thế kỉ XXI, nền giáo dục Việt Nam trong thời gian qua cũng đang chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Như vậy, phương pháp dạy chỉ hướng tới mục tiêu cung cấp kiến thức, kĩ năng mà không phát huy tính tích cực chủ động của người học, không bồi dưỡng, phát huy được những năng lực của người học thì sẽ luôn lạc hậu với thời đại. Do đó, người giáo viên phải hướng tới việc bồi dưỡng cho học sinh những phương pháp nhận thức để họ chiếm lĩnh lấy tri thức một cách tích cực và biết vận dụng tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Trong quan điểm chỉ đạo của nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” Trong thực tế dạy học vật lí, đa số giáo viên chỉ chú trọng đến dạy kiến thức lí thuyết, vận dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập lập luận, tính toán mà chưa chú trọng đến việc vận dụng các kiến thức lí thuyết đã học được vào thực tiễn cuộc sống, khiến cho những kiến thức học sinh thu nhận được mang tính hàn lâm, khó hiểu, khó ghi nhớ, mang tính áp đặt và xa rời thực tiễn và đặc biệt không gây hứng thú cho HS. Như thế học sinh chỉ biết kiến thức lí thuyết và kỹ năng giải bài tập ở mức độ nào đó mà quên đi thực tiễn. Vấn đề đặt ra là cần thiết làm thế nào để HS thực sự hứng thú trong các tiết học Vật lí, các em thấy yêu thích môn học. Phần “Nhiệt học” Vật lí lớp 10 THPT đề cập đến những kiến thức tương đối trừu tượng, nhưng rất gần gũi với cuộc sống nên học sinh rất có nhu cầu vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp về thế giới xung quanh. Quá trình này đòi hỏi học sinh phải nắm rõ kiến thức lí thuyết, có năng lực vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết các vấn đề gặp phải trong thực tiễn. Xuất phát từ những vấn đề nêu ở trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tăng cường tính thực tiễn nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học kiến thức phần “Nhiệt học” vật lí 10 THPT”. 1 - Tổ chức dạy học một số bài Phần Nhiệt học Vật lý 10 tại trường phổ thông phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường và thu được những kết quả thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lý. Góp phần đưa kiến thức lý thuyết gần hơn với thực tiễn, giúp HS thực sự yêu thích, hứng thú học tập với bộ môn Vật lý. Cùng tham gia vào phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong dạy học đáp ứng với yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 3 thích rất mạnh đến hứng thú học tập của HS. Từ đó rèn luyện cho HS rất nhiều kỹ năng sống và làm việc (giao tiếp, hợp tác, tổ chức, quản lý, ra quyết định) và kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin từ những nguồn thông tin khác nhau (thực tiễn, tài liệu, sách báo, internet) đó là những kỹ năng cần thiết cho một người HS, cho một công dân trong thời kỳ hội nhập mới của thế kỉ 21. 1.2. Thực trạng dạy học vật lí ở trường THPT và sự cần thiết phải tăng cường tính thực tiễn nhằm gây hứng thú cho HS trong dạy học môn vật lí Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm, đặc điểm nổi bật là phần lớn kiến thức vật lí trong chương trình trung học phổ thông đều có liên hệ với thực tiễn cuộc sống và là cơ sở vận dụng cho nhiều ngành kĩ thuật. Trong bộ môn vật lí, sự phong phú về kiến thức, sự đa dạng về các loại hình thí nghiệm và mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức vật lí với thực tế đời sống là những lợi thế không nhỏ đối với tiến trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, đặc biệt là đổi mới theo hướng tăng cường tính thực tiễn của bài học. Để tìm hiểu thực trạng dạy và học gắn liền với thực tiễn nhằm gây sự hứng thú cho HS chúng tôi tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến (phụ lục 1) ở 5 trường THPT trên địa bàn huyện Nam Đàn và huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Cụ thể số lượng GV các trường được khảo sát như sau: STT Tên trường Số lượng GV 1 THPT Nam Đàn 2 7 2 THPT Nam Đàn 1 6 3 THPT Kim Liên 4 4 THPT Lê Hồng Phong 5 5 THPT Đinh Bạt Tụy 3 Tổng cộng 25 Qua khảo sát thực tế ở các trường THPT nói trên cho thấy, việc dạy học vật lí ở một số trường phổ thông vẫn còn nặng về lý thuyết, giáo viên ít quan tâm đến dạy học giải quyết vấn đề tăng cường tính thực tiễn, ít sử dụng bài tập thực tế. Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, hình thức dạy học theo lối “thông báo - tái hiện” còn phổ biến, tình trạng “dạy chay” (không có hoặc ít sử dụng các thiết bị dạy học) vẫn chưa được khắc phục triệt để, thêm nữa các phương pháp dạy học tích cực chưa được vận dụng một cách có hiệu quả; khả năng vận dụng kiến thức vật lí trong đời sống của HS rất hạn chế. Một thực trạng chung là HS có thể vận dụng các định luật vật lí để giải BT tính toán thì được, nhưng không thể vận dụng định luật để làm sáng tỏ được 5 Học sinh thường chú trọng học để thi hơn là học để biết, học để giải quyết một vấn đề nào đó trong thực tiễn, để làm ra một sản phẩm nào đó, do đó loay hoay tính toán nhiều hơn là tìm tòi khám phá để hiểu biết. Bởi các em thường tâm niệm, thi cái gì học cái đấy. Khả năng sử dụng ngôn ngữ, lập luận để gải quyết vấn đề thực tiễn còn yếu, khả năng vận dụng kiến thức để tạo ra các sản phẩm phù hợp với năng lực gần như chưa có. Đối với chương trình: Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, sau hơn 20 năm đổi mới, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, song Giáo dục – Đào tạo nước ta vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Một trong những hạn chế phải kể đến đó là nội dung chương trình còn thiên về lí thuyết, ít nhều còn mang tính hàn lâm, nặng về lí thuyết, nặng về thi cử, ít gắn với thực tiễn đời sống. Sách giáo khoa vật lí hiện nay tuy đã chú trọng đến tính thực tiễn của môn học thông qua các bài đọc thêm nhưng như thế vẫn là còn quá ít. Số lượng câu hỏi BT mang tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống trong các bài kiểm tra ở trường phổ thông cũng như trong các kì thi còn rất khiểm tốn. Qua khảo sát ý kiến của các thầy cô giáo bộ môn vật lý tại các trường THPT Nam Đàn 1, THPT Nam Đàn 2 (Huyện Nam Đàn), THPT Đinh Bạt Tụy (Huyện Hưng Nguyên) thì dạy học gắn với thực tiễn đặc biệt là phần “Nhiệt học” vật lí 10 THPT chưa được các thầy cô áp dụng hoặc áp dụng chưa thường xuyên trong các tiết học. Điều này có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là một số nguyên nhân sau: - Do có ít thời gian: Theo các thầy cô giáo thời gian cho mỗi tiết học là 45 phút mà lượng kiến thức và nội dung của bài học cần đạt được theo chuẩn kiến thức, kỹ năng là quá nhiều vì vậy không còn thời gian để GV liên hệ với thực tiễn. - Do tư tưởng GV ít coi trọng vai trò, tác dụng của tính thực tiễn trong bài học. Tính thực tiễn của bài học đã bị “bỏ sót” ngay trong khâu thiết kế bài giảng, nội dung giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, điều này làm cho HS khá thụ động trong việc lĩnh hội tri thức, nhất là vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn. - Do ở các trường THPT hiện nay, tuy đã có phòng thí nghiệm nhưng dụng cụ thí nghiệm, các phương tiện kĩ thuật, chưa thực sự đầy đủ hoặc nếu có thì chất lượng không đảm bảo, cho kết quả thiếu chính xác. Hầu hết các trường THPT chưa có GV chuyên trách thiết bị để hỗ trợ cho việc lắp ráp, hoặc có thì không đúng chuyên nghành đào tạo, sửa chữa nên việc sử dụng thiết bị dạy học còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả. 7 - Bố trí thời gian hợp lí trong quá trình giảng dạy, luôn tạo sự thoải mái cho HS, ngữ điệu phù hợp, vui vẻ, nghiêm túc tránh sự nhàm chán. II. TĂNG CƯỜNG TÍNH THỰC TIỄN NHẰM GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC KIẾN THỨC PHẦN “NHIỆT HỌC” VẬT LÍ 10 THPT 2.1. Cấu trúc nội dung phần “Nhiệt học” vật lí lớp 10 THPT Có thể sơ đồ hóa cấu trúc logic nội dung phần “Nhiệt học” vật lí 10 THPT như sau: Chất lỏng Các quá trình biến đổi trạng Thuyết thái và các định Chương V: Cấu tạo Chất khí động phân luật chất khí Chất khí chất tử chấtkhí Phương trình trạng thái của khí lí tưởng Chất rắn Chương VI: Nội năng và Các nguyên Các ứng NHIỆT Cơ sở của sự biến đổi lí của nhiệt dụng thực HỌC nhiệt động nội năng động lực tế lực học Chất rắn và sự Chương VII: biến dạng Sự chuyển thể của Độ ẩm của Chất rắn và Chất lỏng các chất không khí ch ất lỏng. Sự và các hiện chuyển thể tượng bề 2.2. Xây dựng mục tiêu và một số tình huống thực tiễn vận dụng kiến thức phần “Nhiệt học” thường gặp Chương Chất khí * Bài “Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí” - Biết được những vật nào ở điều kiện nào là thể khí, thể lỏng hay thể rắn. - Thực hiện được việc mài nhẵn hai vật rắn (ví dụ như phấn, chì...) và cho chúng tiếp xúc với nhau thì chúng hút nhau. - Giải thích được một khối khí nóng lên bản chất là do chuyển động nhiệt của các phân tử khí. 9 - Nhận biết và nêu được các quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch trong cuộc sống. Thực hiện được một số quá trình thuận nghich và không thuận nghịch đơn giản. - Nhận biết được động cơ nhiệt và các bộ phận cơ bản của một động cơ nhiệt. - Có sự hiểu biết về động cơ nhiệt và vấn đề ô nhiễm môi trường trong cuộc sống hiện đại. Chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể * Bài “Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình” - Nhận biết chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình trong thực tế - Biết được một số vật dụng trong cuộc sống có ứng dụng của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. * Bài “Biến dạng cơ của vật rắn” - Nhận biết được sự biến dạng cơ của một số vật rắn. - Biết được các kiểu biến dạng của vật rắn. - Vận dụng được kiến thức biến dạng cơ của vật rắn để giải thích được một số ứng dụng trong thực tế, như: ống sắt làm bằng hình trụ rỗng, thép làm hình chữ V... * Bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn” - Biết được sự nở dài, nở khối của các vật rắn. - Thực hiện được thí nghiệm đo sự nở dài của vật rắn. - Giải thích được một số hiện tượng ứng dụng sự nở dài, nở khối của vật rắn, như: Khe hở nối hai thanh đường ray, băng kép trong rơle nhiệt... * Bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” - Nhận biết được hiện tượng căng bề mặt chất lỏng, hiện tượng dính ướt, không dính ướt và hiện tượng mao dẫn trong thực tế. - Biết được các ứng dụng liên quan đến hiện tượng căng bề mặt chất lỏng, hiện tượng dính ướt, không dính ướt, hiện tượng mao dẫn, như: ô dù làm bằng vải bat, công nghệ tuyển quặng nổi, bấc đèn dầu... - Vận dụng các kiến thức đã học về các hiện tượng bề mặt chất lỏng giải thích được các hiện tượng trong thự tế như: chiếc kim nổi trên mặt nước, bộ rễ cây nuôi cây tươi tốt, “nước đổ lá khoai”... 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_tinh_thuc_tien_nham_gay_hun.pdf