Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường vận dụng các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học nội dung môn toán Đại số 10 - THPT

pdf 27 trang sk10 24/04/2024 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường vận dụng các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học nội dung môn toán Đại số 10 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường vận dụng các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học nội dung môn toán Đại số 10 - THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường vận dụng các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học nội dung môn toán Đại số 10 - THPT
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
 TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG CÁC BÀI TOÁN 
CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN VÀO DẠY MÔN 
 TOÁN ĐẠI SỐ 10 
 GIÁO VIÊN : ĐINH VĂN LÊ 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 Quản lý giáo dục:  
 Phương pháp dạy học bộ môn: Toán  
 Phương pháp giáo dục:  
 Lĩnh vực khác:  
Có đính kèm: 
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác 
 ĐỒNG NAI, THÁNG 4 NĂM 2015 
 1 
 SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC 
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN. 
 Họ và tên: Đinh Văn Lê . 
 Ngày, tháng, năm sinh:14/07/1985. 
 Giới tính: nam 
 Địa chỉ: Bạch Lâm – Thống Nhất – Đồng Nai. 
 Điện thoại: 0982.573.962. 
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân. 
2. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO. 
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm. 
 Năm nhận bằng: 2008. 
 Chuyên ngành đào tạo: Toán. 
3. KINH NGHIỆM KHOA HỌC. 
 Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Toán . 
 Số năm kinh nghiệm: 7 năm. 
 Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây : Một số sai lầm thường gặp và 
 phương pháp khử dạng vô định giới hạn hàm số. 
 3 
TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN 
VÀO DẠY HỌC ĐẠI SỐ 10 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến 
 bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Chính vì thế vai 
 trò của các bài toán có nội dung thực tế trong dạy học toán là không thể không đề cập 
 đến. 
 Vai trò của toán học ngày càng quan trọng và tăng lên không ngừng thể hiện 
 ở sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất và 
 đời sống xã hội, đặc biệt là với máy tính điện tử, toán học thúc đẩy mạnh mẽ các quá 
 trình tự động hoá trong sản xuất, mở rộng nhanh phạm vi ứng dụng và trở thành công 
 cụ thiết yếu của mọi khoa học. Toán học có vai trò quan trọng như vậy không phải là 
 do ngẫu nhiên mà chính là sự liên hệ thường xuyên với thực tiễn, lấy thực tiễn làm 
 động lực phát triển và là mục tiêu phục vụ cuối cùng. Toán học có nguồn gốc từ thực 
 tiễn lao động sản xuất của con người và ngược lại toán học là công cụ đắc lực giúp 
 con người chinh phục và khám phá thế giới tự nhiên. 
 Nội dung chương trình toán lớp 10 là nội dung quan trọng vì nó có vị trí 
chuyển tiếp và hoàn thiện từ THCS lên THPT và có nhiều cơ hội để đưa nội dung 
thực tiễn vào dạy học. 
 Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học ở trường THPT nhìn chung mới chỉ tập trung 
 rèn luyện cho học sinh vận dụng trí thức học toán ở kỹ năng vận dụng tư duy tri thức 
 trong nội bộ môn toán là chủ yếu còn kĩ năng vận dụng tri thức trong toán học 
 vào nhiều môn khác vào đời sống thực tiễn chưa được chú ý đúng mức và thường 
 xuyên. 
 Những bài toán có nội dung liên hệ trực tiếp với đời sống lao động sản xuất còn 
 được trình bày một cách hạn chế trong chương trình toán phổ thông. 
 Như vậy, trong giảng dạy toán nếu muốn tăng cường rèn luyện khả năng và ý 
 thức ứng dụng, toán học cho học sinh nhất thiết phải chú ý mở rộng phạm vi ứng 
 dụng, trong đó ứng dụng vào thực tiễn cần được đặc biệt chú ý thường xuyên, 
 qua đó góp phần tăng cường thực hành gắn với thực tiễn làm cho toán học không 
 trừu tượng khô khan và nhàm chán. Học sinh b iết vận dụng kiến thức đã học để giải 
 quyết trực tiếp một số vấn đề trong cuộc sống và ngược lại. Qua đó càng làm thêm 
 sự nổ i bật nguyên lý: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, 
 lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo 
 dục xã hội”. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: Tăng cường vận dụng các bài toán có nội 
 dung thực tiễn vào dạy học nội dung môn toán Đại số 10 -THPT. 
 5 
 lượng giác. 
 Hướng dẫn học sinh thực hiện: 
 Coi hai bờ sông song song với nhau. Chọn một điểm B bên kia sông, lấy 
 một điểm A bên này sông sao cho AB vuông góc với các bờ sông. Dùng Êke kẻ 
 đường thẳng Ax phía bên này sông sao cho Ax vuông góc với AB. Lấy một điểm 
 C trên Ax và đo AC. Giả sử đo AC = a, dùng giác kế đo góc ACB, dùng máy tính 
 bỏ túi hoặc bảng lượng giác để tính tan ·ACB . Vậy chiều rộng của khúc sông là: 
 AB = a. tan 
 B 
x 
 C
 A a 
 Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông cơ bản, toàn 
 diện, hướng nghiệp và hệ thống, gắn bó thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm 
 sinh lý lứa tuổ i của học sinh. Đáp ứng được mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học, 
 cấp học. Do tính toàn diện của nộ i dung giáo dục phổ thông, của mục đích đang 
 học môn toán mà trong dạy học môn toán rất cần những phương pháp để thể 
 hiện được phương pháp luận của khoa học cùng với những kỹ thuật hoạt động, 
 thực tiễn, những ý tưởng về sự phản ánh thực tế vào toán học và những khẳng 
 định vai trò của toán học trong thực tế. 
 Ví Dụ : Giá bán lẻ điện sinh hoạt được cho trong bảng sau ( chưa bao gồm thuế giá trị 
 gia tăng) : 
 Số kWh 0-50 51-100 101-200 201-300 301-400 Từ 401 
 trở lên 
 Giá(đ/ kWh) 1484 1533 1786 2242 2503 2587 
 Gia đình ông A sử dụng hết 452 kWh. Hỏi ông A phải trả tiền điện bao nhiêu 
 ? 
 Biết thuế giá trị gia tăng là 10%. 
 Giải: Số tiền điện chưa bao gồm thuế gtgt là: 
 50.1484+50.1533+100.1786+100.2242+100.2503+52.2587=938474 (đ) 
 Số tiền điện ông A phải trả là: 938474.110%=1032321,4 (đ) 
 Ví Dụ : Khi học phần thống kê trong đại số lớp 10. Học sinh nắm được 
 thống kê là khoa học về các phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày, phân tích và 
 xử lý số liệu. Qua ví dụ sau: 
 7 
2. 2.2. Tình hình ứng dụng của toán học trong nhà trường phổ thông. 
 Quan điểm và làm rõ mạch toán ứng dụng và ứng dụng toán học đã được 
nhấn mạnh trong dự thảo chương trình môn toán cải cách giáo dục. Tuy vậy, 
việc quán triệt tinh thần của quan điểm đó trên thực tế vẫn cò n những tồn tại , 
cần có những phương hướng cụ thể và biện pháp tích cực để khắc phục. Việc 
dạy học toán ở nhà trường phổ thông hiện nay đang rơi vào tình trạng bị coi nhẹ 
thực hành và ứng dụng toán học vào đời sống. Mối liên hệ toán học với thực tế là 
còn yếu, học sinh ít được về mặt toán học hoá các tình huống bắt đầu từ 
những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. 
 - Trong quá trình đánh giá, thông qua các kỳ thi, chẳng hạn kỳ thi tốt 
nghiệp phổ thông hay tuyển s inh vào các trường chuyên nghiệp, vào các trường 
đại học hầu như các ứng dụng ngoài toán học đều không được đề cập đến. Điều 
đó khiến cho học sinh, thậm chí cả giáo viên coi nhẹ vấn đề học và dạy ứng 
dụng toán học vào thực tế. Ảnh hưởng của sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, lối 
dạy phục vụ cho thi cử ( chỉ chú ý những nội dung để học sinh đi thi ) như hiện 
nay là một nguyên nhân góp phần tạo ra tình trạng này. 
 - Trong quá trình dạy học môn toán phải làm cho học sinh nhận thức được 
đúng và đầy đủ rằng môn toán là một khoa học nghiên cứu về tương quan số 
lượng và hình dạng trong không gian của thế giới khách quan. 
 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP 
 Môn toán có liên hệ chặt chẽ với khoa học toán học, toán học đang phát 
triển như vũ bão, ngày càng xâm nhập vào các lĩnh vực khoa học công nghệ và 
đời sống. Toán học phản ánh ở trong nhà trường phổ thông là cơ bản là nền tảng 
được sắp xếp thành một hệ thống và đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng để 
tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào 
cuộc sống lao động. 
 Việc đảm bảo chất lượng phổ cập xuất phát từ yêu cầu khách quan của xã 
hội và từ khả năng thực tế của học sinh học khẳng định rằng mọi học sinh có sức 
học bình thường đều có thể tiếp thu một nền văn hoá phổ thông, trong đó có học 
vấn toán học phổ thông. 
 Sau đây là nộ i dung vắn tắt giới thiệu chương trình toán trung học phổ 
thông ở lớp 10 phần đại số. 
 Chương I. Mệnh đề- Tập hợp 
 Chương II. Hàm số bậc nhất và bậc hai 
 Chương III. Phương trình - Hệ phương trình 
 Chương IV. Bất đẳng thức - Bất phương trình 
 Chương V. Thống kê 
 Chương VI. Cung và góc lượng giác. Công thức lượng gi ác 
 3.1. Phương pháp chung để giải các bài toán có nội dung thực tiễn. 
 Trong thực tiễn dạy học, bài tập được sử dụng với những ý khác nhau về 
phương pháp dạy học: Đảm bảo được trình độ xuất phát, gợi động cơ, làm việc 
với nội dung mới, củng cố hoặc kiểm traKết quả của lời giải phải đáp ứng do 
nhu cầu thực tế đặt ra. 
 Ta đã biết rằng không có một thuật giải tổng quát để giải mọi bài toán, ngay 
cả đối với những lớp bài toán riêng biệt cũng có trường hợp có, trường hợp 
 9 
 của P và kí hiệu là P 
 + Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề có dạng “Nếu P thì Q” được gọi là 
 mệnh đề kéo theo và kí hiệu là PQ 
 + Cho hai mệnh đề P và Q. M ệnh đề có dạng “ P nếu và chỉ nếu Q” được 
 gọi là mệnh đề tương đương và kí hiệu là PQ . 
 + Giao của hai tậ p hợp A và B, kí hiệu là AB  
 + Hiệu của hai tập hợp A và B, kí hiệu là A\ B 
B. Các ví dụ và các bài tập có nội dung thực tế được ứ ng dụn g trong lí thu yết 
và bài tập. 
 Trong chương I: Mệnh đề - tập hợp phần đại số lớp 10 cung cấp cho học 
 sinh kiến thức mở đầu về lô gíc toán và tập hợp . Các khái niệm và các phép toán về 
 mệnh đề và tập hợp sẽ giúp chúng ta d iễn đạt các nội dung toán học thêm rõ ràng 
 và chính xác, đồng thời giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về suy luận và chứng 
 minh trong toán học. Bởi vậy chương này có ý nghĩa quan trọng đối với việc học 
 tập hợp môn toán. 
 Ta sẽ minh chứng điều đó qua một bài số học thể hiện được tính ứng dụng 
 rộng rãi của mệnh đề để củng cố. 
 *Ứng dụng trong dạy lí thuyết 
 Chẳng hạn: 
 1. “Pari là thủ đô của nước Pháp” là mệnh đề đúng. 
 2. “Việt Nam nằm ở Châu Âu” là mệnh đề sai. 
 3. “20 là số chẵn” là mệnh đề đúng. 
 4. “15 lớn hơn 30” là mệnh đề sai. 
 5. Các câu sau: “Cuốn sách này giá bao nhiêu tiền?”. 
 “Bao giờ lớp mình đi thăm quan Hà Nộ i?”. 
 “Tất cả hãy anh dũng tiến lên” 
 đều không phải là mệnh đề. 
 - Mệnh đề phủ định. 
 Ví Dụ : Nếu C = “Chuyến tàu TN1 hôm nay bãi bỏ” thì mệnh đề phủ đ ịnh 
 C có thể diễn đạt như sau: “Chuyến tàu TN1 hôm nay không bãi bỏ”. 
 Nếu qua xác minh mệnh đề C đúng thì mệnh đề phủ định C sẽ sai và ngược lại. 
 + Mệnh đề kéo theo. 
 Mệnh đề kéo theo thường được diễn tả dưới hình thức khác, chẳng hạn: 
 “a suy ra b”. 
 “Nếu a thì b”. 
 “Có a khi có b”. 
 Ví Dụ : “Nếu tam giác ABC có hai góc bằng 600 thì tam giác ABC là một 
 tam giác đều.” 
 Trong văn học, mệnh đề kéo theo còn được diễn tả như sau: 
 “ Bao giờ bánh đúc có xương, 
 Bấy giờ gì ghẻ mới thương con chồng”. 
 Hoặc “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, 
 Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. 
 * Áp dụng mệnh đề - tập hợp vào phần bài tập 
 +Sử dụng biểu đồ Ven đề giải bài toán tập hợp. 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_van_dung_cac_bai_toan_co_no.pdf