Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh

docx 23 trang sk10 31/10/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh
 "Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh"
 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
a. Lý do chọn đề tài
Cơ sở lý luận:
Dựa trên quan điểm xây dựng chương trình Sách giáo khoa Tiếng Anh THPT 
mới từ lớp 10 đến lớp 12, đó là quan điểm chủ điểm (Thematic approach) và đề 
cao phương pháp học tập tích cực, chủ động của học sinh để góp phần thực hiện 
mục tiêu của giáo dục hiện đại nhằm “đào tạo học sinh thành những con người 
năng động, sáng tạo và độc lập, tiếp thu được tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, 
biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của 
bản thân và xã hội ”.
Mọi quan điểm phương pháp đã được đưa ra trao đổi và thử nghiệm đều có 
chung một mục đích cuối cùng, đó là tích cực hoá hoạt động học tập của học 
sinh, đưa kiến thức vào thực tế đời sống xã hội, phát huy tối đa tính chủ động 
của người học. Làm thế nào để hoạt động dạy và học đạt được hiệu quả cao, học 
sinh có thể áp dụng ngữ liệu đang học với các kiến thức có sẵn để diễn đạt các 
nội dung khác nhau trong chính thực tế cuộc sống của các em, đó chính là vấn 
đề đặt ra cho các nhà biên soạn, cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy và cũng 
là vấn đề đặt ra cho bản thân người học – những học sinh bậc học THPT.
Mặt khác, học sinh THPT đang ở lứa tuổi có nhiều thuận lợi trong quá trình 
nhận thức khi bộ não và khả năng tư duy đã phát triển tương đối ổn định. Theo 
tâm lý học thì đây chính là lứa tuổi thích hợp nhất cho việc tiếp nhận các kiến 
thức mới song để đạt được hiệu quả ổn định và bền vững thì cần phải duy trì một 
phương pháp thích hợp nhằm tạo ra hứng thú đồng thời với việc xây dựng ý thức 
tự khám phá học hỏi của bản thân các em.
Cơ sở thực tiễn:
Môn Tiếng Anh là một môn khoa học về ngôn ngữ, mà nói đến ngôn ngữ là nói 
đến cả một kho tàng tri thức, văn hoá hết sức phong phú và sống động, nó luôn 
luôn tự đổi mới trong tất cả lĩnh vực của đời sống.Đứng trước việc học tập một 
ngôn ngữ - đặc biệt là một ngôn ngữ quốc tế như Tiếng Anh thì việc xác định 
được mục tiêu học tập bao giờ cũng là điều kiện tiên quyết. Đối với học sinh 
THPT, mục đích học tập của các em là để tạo nền tảng kiến thức cho các bậc
 1 "Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh"
- Họ & Tên: Nguyễn Thị Thành Như
- Địa chỉ: Giaó viên trường THPT Nguyễn Thị Giang
- Số điện thoại: 0918981027 Email: nhuanhc3ntg@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sang kiến: Nguyễn Thị Thành Như
5. Lĩnh vực sang kiến: Môn Tiếng Anh
6. Ngày sang kiến được áp dụng thử lần đầu:
Thời gian bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này diễn ra từ tháng 9 năm 2018 
đến tháng 1năm 2019 và được áp dụng vào tháng 2 năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. TẠO HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH:
1. Sử dụng hiệu quả nội dung SGK Tiếng Anh 10, 11, 12:
Với việc biên soạn sách giáo khoa Tiếng Anh mới theo quan điểm chủ điểm, các 
nhà biên soạn đã lựa chọn những nội dung, những chủ điểm vừa sức, gần gũi, 
quen thuộc với học sinh, phù hợp với khả năng tư duy, khả năng nhận thức và 
tâm lý lứa tuổi của học sinh. Những nội dung này được đưa ra theo dạng đồng 
tâm, nghĩa là từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, mức độ khó tăng dần theo 
từng lớp khiến cho các em có cảm giác các nhân vật, sự việc trong sách giáo 
khoa “cùng lớn ” với mình. Đây là điểm rất hấp dẫn mà nếu khéo kết hợp trong 
quá trình giảng dạy có thể tạo cho hhọc sinh cảm giác rất thích thú, vừa mới lạ, 
hấp dẫn lại vừa gần gũi quen thuộc.
Giáo viên cần khai thác triệt để các chủ đề và tình huống giao tiếp có liên quan 
đến cuộc sống hàng ngày của các em. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy 
khi dạy những chủ đề như vậy, học sinh tiếp thu nhanh, hiệu quả và rất tự giác. 
Ví dụ học sinh lớp 10 rất hào hứng với chủ đề School talks, The Mass media, và 
The story of my village. Trong khi đó học sinh lớp 11 lại quan tâm nhiều hơn 
đến chủ đề Friendship, A party, Volunteer work Tôi cũng đã quan sát các em
học sinh lớp 12 theo cách đó thì nhận thấy sự quan tâm của các em có khác đi 
đôi chút, các em thích thú với những chủ đề về các hoạt động có tính định
 3 "Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh"
Đồ dùng trực quan là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của 
một bài giảng. Trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng chính là con đường 
ngắn nhất của quá trình nhận thức, vậy để tạo hứng thú cho học sinh, đồ dùng 
trực quan phải được làm phong phú về màu sắc, hình dáng và hấp dẫn về nội 
dung để cuốn hút học sinh.
Dùng tranh vẽ, đồ vật thật để dạy từ mới sẽ đem lại hiệu quả cao, học sinh cùng 
lúc được nghe, được quan sát và được nói tên của các sự vật, đồ vật sẽ nhớ 
nhanh và nhớ bền vững. Đồ dùng trực quan cũng được sử dụng rất hiệu quả 
trong việc kiểm tra mức độ hiểu ngữ liệu mới ( checking comprehension). Học 
sinh sẽ không còn tâm lý sợ mắc lỗi mà tập trung vào việc ghi nhớ và sử dụng 
ngữ liệu vừa học vào các tình huống giao tiếp cụ thể.
Bên cạnh đó, đồ dùng trực quan còn giúp giáo viên lôi cuốn cả những học sinh 
vốn nhút nhát và ngại hoạt động vào bài học một cách rất tự nhiên khi các em bị 
cuốn theo không khí sôi nổi của lớp học.
Đối với các lớp lớn hơn, cụ thể là học sinh lớp 11, lớp 12, đồ dùng trực quan 
không chỉ là những tranh ảnh, đồ vật thuần tuý, giáo viên cần sáng tạo thêm các 
đồ dùng có tính chất linh hoạt có thể sử dụng lâu dài cho nhiều mục đích giảng 
dạy khác nhau, ví dụ: Đồ dùng trực quan của giờ dạy Listen:
Listening table: Là một bảng phụ trong đó có quy định rõ số lần nghe, yêu cầu 
đạt được sau mỗi lần nghe, phần kiểm tra kết quả và chữa bài của giáo viên và 
một phần rất quan trọng là phần Prediction (Dự đoán trước) của học sinh. Bảng 
này vừa gọn gàng lại vừa thể hiện rất rõ quy trình của một bài nghe, giúp học 
sinh nắm được nội dung của hoạt động qua từng bước thực hiện hoạt động.
Đôi khi, giáo viên có thể sử dụng những hình vẽ đơn giản (hình que) ở trên 
bảng nhằm tạo ra sự bất ngờ và thích thú cho học sinh, hình que có thể tạo ra 
những hiệu quả tốt trong quá trình giảng dạy từ mới, đặc biệt phù hợp với đối 
tượng học sinh THPT vì tính chất mới lạ và ngộ nghĩnh của hình ảnh, các em 
cũng có thể vẽ theo và hạn chế sử dụng Tiếng Việt trong giờ học.
 Ví dụ:
 1. Dùng hình vẽ để dạy tính từ sad và happy, giáo viên có thể vẽ hình 
 đơn giản như sau lên bảng và yêu cầu học sinh tự đoán nghĩa của từ:
 ? How does he feel?
 5 "Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh"
 Sử dụng người và hình vẽ đơn giản cũng có thể áp dụng trong dạy Ngữ pháp, 
 hoặc trong dạy kỹ năng viết cho học sinh, nếu có điều kiện, giáo viên nên 
 tham khảo thêm những tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực này nhằm làm phong 
 phú cho kỹ năng giảng dạy của mình giúp cho giờ dạy trở nên linh hoạt, sáng 
 tạo và nhẹ nhàng hơn.
 Ngoài ra, việc sử dụng các phiếu học tập (study form), phiếu điều tra (survey 
 form) hay là những miếng ghép có nghĩa cũng có hiệu quả tốt trong quá 
 trình giảng dạy. Thêm vào đó, giáo viên cũng cần tích cực học tập tham khảo 
 cách làm đồ dùng mới có áp dụng tiến bộ của công nghệ thông tin nhằm phát 
 huy hơn nữa hiệu quả của đồ dùng trực quan.Không phải ngẫu nhiên mà 
 khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học được coi là “một trong những tiêu chí để 
 đáng giá chất lượng và hiệu quả giờ dạy của giáo viên”. Vì vậy, sử dụng linh 
 hoạt đồ dùng dạy học là yếu tố ban đầu để gây dựng và tạo hứng thú cho học 
 sinh tham gia bài học một cách tự giác, sáng tạo và hiệu quả.
4. Sử dụng trò chơi và bài hát Tiếng Anh:
a. Trò chơi:
Trò chơi là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy và học môn Tiếng 
Anh, nó giúp cho việc tiếp thu kiến thức trở nên vui vẻ, hứng thú và sáng tạo. 
Khi tham gia vào trò chơi, học sinh không cảm thấy việc học khó khăn hay cứng 
nhắc bởi hầu hết các trò chơi đều mang tính tập thể cao, qua đó đòi hỏi các em 
phải tích cực, nhanh nhẹn, chủ động và phối hợp tốt với các bạn khác trong 
nhóm của mình để có thể giành phần thắng.
Các trò chơi thường được sử dụng nhiều trong các phần Ice – breaking, Pre- 
teaching hay Post – teaching nhằm lôi cuốn học sinh vào bài mới hoặc kiểm tra 
mức độ hiểu bài cũ một cách tự nhiên khiến cho các em tự tin tham gia bài học 
mà không có cảm giác sợ mắc lỗi. Trong các phần trò chơi, giáo viên cần đưa ra 
luật chơi thật rõ ràng để học sinh có thể phát huy cao nhất tính tích cực chủ động 
của mình.
Mỗi trò chơi có thể được áp dụng cho một hoặc nhiều kĩ năng khác nhau. Giáo 
viên cần chú ý đến những trò chơi “đa năng” để hướng dẫn và cho học sinh nắm 
thật vững luật chơi để khi thay đổi nội dung của trò chơi giáo viên không phải 
mất thời gian giới thiệu lại luật chơi nữa, việc này giúp giáo viên tiết kiệm rất 
nhiều thời gian trong giờ dạy của mình.
 7 "Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh"
 Giáo viên tổng hợp các từ học sinh vừa tìm được lên bảng để sử dụng trong 
 phần tiếp theo của bài giảng, có thể bổ sung những từ mà học sinh muốn biết 
 hoặc muốn sử dụng trong phần Speaking.
 Hangman:- Hangman là trò chơi thường được sử dụng trong phần kiểm tra mức 
độ hiểu bài của học sinh (Checking comprehension). Trò chơi này cũng được dùng 
cho phần Warm up hay còn gọi là Ice-breaking để lôi cuốn sự chú ý của học sinh 
vào bài đồng thời huy động kiến thức có liên quan đến bài mới.
* Các bước tiến hành trò chơi: Chơi giữa 2 đội : Group 1 
Group 2
 - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm lớn (thường là hai dãy bàn theo cách bố trí 
 lớp học hiện nay).
 - Giáo viên là người quản trò, đưa ra hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị trước, 
 hệ thống câu hỏi phải chuẩn bị là khoảng 8 - 10 câu.
 - Hai đội cùng chơi, đội nào có câu trả lời sai thì giáo viên đánh dấu vào ô điểm 
 có hình người bị treo cổ của đội đó. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 30 
 giây.
 - Trò chơi kết thúc khi một trong 2 đội bị thua: trả lời 6 câu hỏi sai.
 * Lưu ý:
 9 "Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh"
 Bài hát này có chứa câu điều kiện loại 1, vì vậy có thể dùng cho các lớp 8 và 9. 
Bên cạnh đó có thể thay từ để dạy các tính từ chỉ trạng thái và động từ mô tả 
những hoạt động đơn giản. Các em vừa hát vừa làm động tác tạo ra những âm 
thanh rất vui nhộn.
 Lời bài hát:
 If you’re happy and you know it, clap your hands 
 If you’re happy and you know it, clap your hand
 If you’re happy and you know it, and you really want to show it 
 If you’re happy and you know it, clap your hands
 Có thể thay thế 2 cụm từ happy và clap your hands bằng hungry và eat some 
food để tạo ra lời mới của bài hát như sau:
 If you’re hungry and you know it, eat some food
 If you’re hungry and you know it, eat some food
 If you’re hungry and you know it and you really want to show it 
 If you’re hungry and you know it, eat some food
 Hoặc là: angry – stamp your feet
 If you’re angry and you know it stamp your feet
 If you’re angry and you know it, stamp your feet
 If you’re angry and you know it, and you really want to show it 
 If you’re angry and you know it, stamp your feet
 5. Giáo án thực hiện
 Date of teaching: 19.11.2018 Times: 45mns – Class: 12A2
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_va_huong_dan_phuong_phap.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh.pdf