Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng E-Learning bài học “Sự rơi tự do” - Vật lý 10 THPT góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng E-Learning bài học “Sự rơi tự do” - Vật lý 10 THPT góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng E-Learning bài học “Sự rơi tự do” - Vật lý 10 THPT góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN =====*===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING BÀI HỌC “SỰ RƠI TỰ DO” - VẬT LÝ 10 THPT GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LĨNH VỰC: VẬT LÝ THÁNG 4/2022 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 I. Lí do chọn đề tài. .................................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu. ........................................................................................... 2 III. Nhiệm vụ nghiên cứu. .......................................................................................... 2 IV. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 2 V. Đóng góp của đề tài. ............................................................................................. 2 B. NỘI DUNG .......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA E-LEARNING TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH ............................................... 4 1.1. Tổng quan về E-Learning. .................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm. ....................................................................................................... 4 1.1.2. Ưu điểm của E-Learning so với việc dạy học truyền thống. .......................... 4 1.1.3. Quy trình thiết kế bài giảng E-Learning. ........................................................ 6 1.1.4. Cấu trúc bài giảng E-Learning. ....................................................................... 7 1.2.1. Năng lực tự học là gì? ..................................................................................... 8 1.2.2. Vai trò của E-Learning trong việc phát triển năng lực tự học. ....................... 8 1.3. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để phát triển năng lực tự học thông qua bài giảng E-Learning. ................................................................................................ 9 1.3.1. Khái niệm Lớp học đảo ngược ........................................................................ 9 1.3.2. So sánh lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược. ..................................... 9 1.3.3. Ưu điểm của lớp học đảo ngược. .................................................................. 10 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING CHO BÀI HỌC “SỰ RƠI TỰ DO” - VẬT LÝ 10 THPT ...................................................................... 14 2.1. Vị trí, nội dung bài học “Sự rơi tự do” theo chương trình phổ thông 2018. .... 14 2.1.1. Vị trí. ............................................................................................................. 14 2.1.2. Nội dung. ....................................................................................................... 14 2.2. Lựa chọn phần mềm và phương tiện hỗ trợ tạo bài giảng E-Learning hiệu quả cho môn Vật lý. ....................................................................................................... 15 2.2.1. Kinh nghiệm lựa chọn phương tiện hỗ trợ tạo bài giảng E-Learning. .......... 15 2.2.2. Kinh nghiệm lựa chọn các phần mềm tạo bài giảng E-Learning. ................. 16 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. HS Học sinh 2. GV Giáo viên 3. NLTH Năng lực tự học 4. THPT Trung học phổ thông 5. GDPT Giáo dục phổ thông 6. DHTT Dạy học trực tuyến 7. CNTT Công nghệ thông tin cao hơn nữa hiệu quả học tập, giúp các em hiểu nhanh hơn, hứng thú hơn và có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn. Đặc biệt tại những thời điểm dịch bệnh đang bùng phát, học sinh không thể đến trường, việc học thông qua bài giảng E-Learning là một giải pháp cực tốt giúp đảm bảo cung cấp các kiến thức, kỹ năng, đồng thời tăng cường khả năng tự học cho học sinh. Tuy nhiên, để xây dựng bài giảng E-Learning thế nào cho chất lượng và đạt hiệu quả cao trong quá trình tự học của học sinh thì không phải giáo viên nào cũng làm được. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế bài giảng E-Learning bài học “Sự rơi tự do” - Vật lý 10 THPT góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”. II. Mục đích nghiên cứu. Thiết kế bài giảng E-Learning bài học “Sự rơi tự do” - Vật lý 10 THPT nhằm phát huy năng lực tự học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. III. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu đường lối giáo dục và chủ trương đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu lí luận về bài giảng E-Learning, năng lực tự học. - Phân tích đặc điểm nội dung kiến thức bài “Sự rơi tự do”, từ đó đề xuất phương án cần xây dựng. - Lựa chọn phần mềm và công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng E-Learning. - Vận dụng lí luận và thực tiễn để thiết kế bài giảng E-Learning cho bài học “Sự rơi tự do”. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài và tính khả thi của việc sử dụng bài giảng E-learning trong dạy học vật lý ở trường THPT. IV. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. V. Đóng góp của đề tài. 1. Về mặt lí luận: - Góp phần làm sáng tỏ lý luận về ứng dụng bài giảng E-Learning trong dạy học vật lý ở trường THPT, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực tự học của HS. 2 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA E-LEARNING TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH 1.1. Tổng quan về E-Learning. 1.1.1. Khái niệm. E-Learning là tên viết tắt của electronic learning (học tập điện tử). Đây là quá trình học tập thông qua các phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, mà hình thức chính là học tập trên máy tính thông qua mạng Internet. Bài giảng E-Learning chính là hình thức tổ chức bài giảng thông qua việc khai thác những thiết bị công nghệ điện tử qua môi trường internet để tiến hành giảng dạy đáp ứng cho nhu cầu học tập của con người. Bài giảng E-Learning mở ra một hệ sinh thái giáo dục số hóa hoàn chỉnh giúp việc lưu trữ, mã hóa, hay truyền tải dữ liệu, kiến thức tới người học được thực hiện tốt hơn. 1.1.2. Ưu điểm của E-Learning so với việc dạy học truyền thống. E-Learning được đánh giá là một cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỉ 21 với những ưu điểm nổi trội: Giúp cho việc học ở mọi nơi, mọi lúc. Người học có thể tận dụng tối đa các cơ hội học tập. E-Learning tạo ra một môi trường học tập mới mẻ, mềm dẻo và thân thiện. Nó mở ra cơ hội đối với tất cả mọi người và góp phần xoá bỏ sự phân biệt tuổi tác, tôn giáo, nghề nghiệp, đưa người khuyết tật hoà nhập với cộng đồng. Với hình thức giáo dục truyền thống, những người đang đi làm, nếu muốn đi học thêm thì họ phải rất khó khăn mới bố trí được thời gian để đi học. Nếu khoá học được tổ chức ở xa, những người không có điều kiện về thời gian, chi phí hay do hoàn cảnh cá nhân cũng phải đành từ bỏ ý định. Ngược lại, với mô hình E-Learning, mỗi cá nhân có thể lựa chọn cho mình một hình thức học tập phù hợp nhất không bị hạn chế bởi thời gian hay không gian. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, E-Learning có mặt ở khắp nơi, một khoá học E-Learning được chuyển tải qua một máy tính tới người học, điều này cho phép học sinh có thể linh hoạt lựa chọn khoá học từ một máy tính. Do đó thời gian rảnh rỗi khi di chuyển trên xe buýt, tàu hoả hay máy bay... có thể được sử dụng một cách hữu hiệu vào mục đích học tập. Người học chủ động, tích cực hơn trong học tập, hỗ trợ việc học thông qua phản hồi và thảo luận. Các bài giảng được hỗ trợ các file âm thanh, hình ảnh, video, các trò chơi, các phần mềm tạo câu hỏi Quiz Maker, McMIX.... Một vài môn học được thực hành 4 1.1.3. Quy trình thiết kế bài giảng E-Learning. Bước 1: Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học. Khi thiết kế bài giảng E-Learning, điều đầu tiên cần làm là xác định mục tiêu. Mục tiêu được nói đến ở đây chính là mục tiêu học tập. Với đối tượng hướng đến là học sinh, sau mỗi bài giảng học sinh sẽ đạt được những điều gì. Người chịu trách nhiệm thiết kế bài giảng E-Learning cần phải nắm rõ nội dung cần đạt của bài học, đồng thời cũng nên tham khảo thêm các tài liệu ở ngoài để bài học thêm hấp dẫn. Bước 2: Xây dựng kho tư liệu cho bài giảng. Nguồn tư liệu phục vụ cho bài giảng sẽ được lấy từ phần mềm dạy học, tìm kiếm trên internet hay tự tạo mới thông qua việc chụp ảnh, quay video, phần mềm photoshop, phần mềm cắt ghép video, Tư liệu cần có chất lượng tốt, thẩm mỹ cao, đảm bảo về nội dung và ý đồ sư phạm. Sau khi đã thu thập đủ tư liệu phục vụ thiết kế bài giảng E-Learning, hãy sắp xếp chúng thành thư viện tư liệu, nghĩa là tạo thành một cây thư mục hợp lý. Đây không chỉ là nơi lưu trữ các liên kết của bài giảng đến tập tin hình ảnh, âm thanh, video khi thực hiện sao chép bài giảng sang ổ đĩa hay máy tính khác mà còn giúp tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bước 3: Xây dựng kịch bản bài dạy. Khi xây dựng kịch bản bài dạy, cần phải tuân theo các nguyên tắc sư phạm, kiến thức cơ bản và đảm bảo được mục tiêu của bài dạy bao gồm cả phần kiến thức và kỹ năng. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các bước của nhiệm vụ dạy học, gồm: - Xây dựng trình tự giảng dạy từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. 6 1.2. Vấn đề phát triển năng lực tự học của học sinh THPT thông qua bài giảng E-Learning. 1.2.1. Năng lực tự học là gì? Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập và nỗ lực phấn đấu để thực hiện mục tiêu, có phương pháp học tập hiệu quả, điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc góp ý của giáo viên, bạn bè, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. 1.2.2. Vai trò của E-Learning trong việc phát triển năng lực tự học. E-Learning chính là phương tiện phù hợp và tối ưu nhất. E-Learning có các tính năng hỗ trợ nâng cao năng lực tự học hiệu quả như: - Thông tin, nội dung học tập đều được số hóa (digital) tạo nên môi trường học tập ảo và được lưu trữ trên một số dạng chuẩn; dễ sử dụng qua giao diện màn hình, kích chuột và gõ trên bàn phím; biến đổi nhanh sang các định dạng khác nhau về độ lớn, về chuẩn (ảnh, văn bản, word, ASCII, pdf), xử lý, tính toán nhanh (nhờ phần mềm). - Các nội dung học tập bằng nhiều định dạng của E-Learning hấp dẫn, trực quan, phù hợp với năng lực nhận thức của HS, dễ truy cập trên Internet tạo điều kiện cho HS có thể học tập mọi lúc, mọi nơi phù hợp với điều kiện và sở thích cá nhân, góp phần duy trì động cơ học tập. - Nhờ các tính năng, phần mềm đã được tích hợp mà E-Learning nhanh chóng đưa ra các phản hồi giúp HS tự đánh giá được kết quả học tập sau mỗi lần học. Trong quá trình dạy, hệ điều khiển GV tác động vào HS được đảm bảo nhờ chức năng phân phối nội dung, nhiệm vụ học tập của E-Learning và các thao tác hướng dẫn hỗ trợ của GV đã được số hóa, đảm bảo cho HS tự học có sự hỗ trợ của GV theo cách thoải mái nhất (cá nhân hóa việc học của mình), đảm bảo cho HS dù là tự chủ, tự định hướng nhưng luôn học kiến thức và tự học theo cách đúng nhất, đã được GV thiết kế và dự trù trước. Nhờ chức năng quản lý học tập của E-Learning, GV luôn nhận được phản hồi ngược về cách học và kết quả mà HS đã học, qua đó có thể điều khiển quá trình học tập của HS, HS cũng sẽ nhận được phản hồi tức thì về kết quả học tập của mình (liên hệ ngược bên trong - từ HS tới bản thân HS), là cơ sở để các em tự điều chỉnh việc học của mình. Các tính năng của E-Learning giúp GV áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, nhất là phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay “Lấy học sinh làm trung tâm”, làm tăng cường độ hoạt động học tập của HS, hình thành cho HS thói quen phân tích, tổng hợp, đánh giá, tư duy khoa học... có như vậy mới tạo cho HS động cơ hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng, thói quen ý chí tự học, rèn luyện và bồi dưỡng năng lực tự học. 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_bai_giang_e_learning_bai_hoc.pdf