Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần Phi kim - Hoá học 10 nâng cao)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần Phi kim - Hoá học 10 nâng cao)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần Phi kim - Hoá học 10 nâng cao)
MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Một trong những vấn đề quan trọng để đổi mới giáo dục hiện nay là đổi mới PPDH, vì PPDH là con đường để đạt được mục đích dạy hoc.Điều 28.2 Luật giáo dục đã chỉ rõ : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.” Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nghiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã kí quyết định số 16/2006/QĐ-BGĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Trong đó nội dung chính là: đổi mới chương trình, nội dung giáo dục trung học phổ thông; đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá. Mục đích của việc đổi mới phương PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “ phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực , tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú học tập. Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin,...tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động cho học sinh, dạy học sinh tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác,...) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân HS và cho sự phát triển xã hội. Là một giáo viên trung học thì việc nghiên cứu vận dụng các PPDHTC vào giảng dạy các chương, bài cụ thể trong sách giáo khoa hoá học chương trình mới theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS là một NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học. 1.1.1. Những nét đặc trưng cơ bản của xu hướng đổi mới PPDH hiện nay. Từ thực tế của ngành Giáo dục nước ta, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước chúng ta đang tiến hành đổi mới PPDH chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS, coi HS là chủ thể của quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực học tập của HS là nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắc này đã được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và đã được xác định là một trong những phương hướng cải cách giáo dục phổ thông Việt Nam. Những tư tưởng, quan điểm, những tiếp cận mới thể hiện nguyên tắc trên đã được chúng ta nghiên cứu áp dụng trong dạy học các môn học và được coi là phương hướng dạy học tích cực. 1.1.2. Một số định hướng đổi mới và phát triển PPDH ở Việt Nam hiện nay. - Tính kế thừa và phát triển: Trong lý luận dạy học truyền thống, những ưu điểm, những yếu tố hợp lý của nó vẫn còn giá trị. Tuy nhiên, vào thời đại phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, nếu chỉ bằng lòng như vậy là sẽ bị tụt hậu, là không có khả năng tiếp cận các nhân tố mới đang vận động và phát triển. Do đó, đổi mới ở đây phải bao gồm những PPDH hiện đại và cả sự lựa chọn những giá trị của PPDH truyền thống có tác dụng tích cực vào việc góp phần phát triển chất lượng giáo dục trong thời đại mới. - Tính khả thi và chất lượng mới: trong đổi mới PPDH cần đưa ra những giải pháp khả thi và giải pháp đó phải đưa ra hiệu quả và chất lượng cao hơn tình trạng hiện thực. - Áp dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại để tạo ra các tổ hợp PPDH mang tính công nghệ: từ phương pháp khoa học kỹ thuật thông qua xử lý sư phạm (cho thích nghi với môi trường dạy học) trở thành PPDH trong nhà trường. - Chuyển đổi chức năng từ thông báo - tái hiện sang tìm tòi – ơrixtic. - Cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá HS: Đổi mới PPDH phải song song với đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá, áp dụng kỹ thuật tiên tiến có tính khách quan vào kiểm tra, đánh giá. Phương pháp dạy và phương pháp học tương tác với nhau, liên quan, phụ thuộc lẫn lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng của HS. Từ đó có điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS cho phù hợp, kịp thời. Trong dạy học trước đây, chỉ GV có quyền đánh giá kết quả học tập của HS. Vì vậy, khả năng tự đánh giá của HS rất hạn chế. Nhưng hiện nay, yêu cầu đánh giá đã có sự thay đổi cơ bản, đó là phải coi trọng việc hình thành và phát triển khả năng tự đánh giá cho HS để bản thân HS có thể tự đánh giá được kết quả học tập của mình, từ đó điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp. Muốn vậy, trong giờ học, GV cần tạo điều kiện cho HS được tham gia vào quá trình đánh giá dựa trên sự hướng dẫn của GV và các tiêu chí đánh giá. Kết quả học tập của HS được xác định trên cơ sở kết hợp tự đánh giá của HS với đánh giá của GV. Thực hiện được yêu cầu này sẽ làm cho HS luôn tự ý thức, khẳng định được kết quả, mục tiêu hành động của mình và phát triển được năng lực tự đánh giá. * Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng hoá các phương pháp. - Sử dụng PPDH thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể sẽ phát huy những mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của mỗi phương pháp. Chúng ta đều biết rằng mỗi một phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng, không có phương pháp nào là vạn năng. HS sẽ có điều kiện tiếp thu bài một cách thuận lợi khi GV lựa chọn đúng PPDH thích hợp với tiến trình bài giảng. - Mỗi khi thay đổi PPDH là đă thay đổi cách thức hoạt động tư duy của HS, thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp cho các em hứng thú hơn trong hoạt động học. - Mỗi HS khác nhau thích ứng với những PPDH khác nhau. Sử dụng đa dạng các phương pháp sẽ tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa phương pháp dạy của thầy với phương pháp học của trò, tạo sự tương tác tốt nhất giữa thầy với cả lớp. Những dạng HS khác nhau sẽ lần lượt tìm thấy các tình huống có lợi trong các dạng hoạt động thích hợp với bản thân. - Mỗi lần thay đổi phương pháp là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, nhờ thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán. - Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có nhiều cơ hội hoạt động tích cực hơn. - Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả dạy học, HS tiếp thu bài tốt hơn, sẽ thêm yêu mến môn học, tình cảm lượng kém, phòng thí nghiệm còn thiếu một số thiết bị phục vụ cơ bản như : chậu rửa, tủ hút ... - Sinh hoạt chuyên đề đổi mới PPDH như tổ chức các hội thảo, thảo luận trong các trường còn thưa thớt, hầu hết trả lời sinh hoạt chỉ được 2 lần/học kỳ. Song cũng có một số trường, nhất là các trường công lập ở thành phố, thị xã sinh hoạt này được duy trì 2 lần/tháng song chất lượng còn thấp, còn mang tính hình thức. * Về phía HS - Kiến thức của HS còn hời hợt, thiếu vững chắc. - HS tiếp thu kiến thức ở trên lớp còn thụ động, ít suy nghĩ về bài học, thuộc bài một cách máy móc nên còn phải lúng túng khi phải độc lập vận dụng kiến thức của mình khi làm bài. - Về nhà HS học bài còn nặng về học thuộc lòng. - Nhiều em HS chưa chăm học, chưa có hứng thú học tập, học qua loa, đại khái; chưa có kĩ năng cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ học tập; chưa biết phân bố thời gian học các môn một cách hợp lí. - Kiến thức thực hành thí nghiệm, liên hệ với đời sống lao động sản xuất còn hạn chế như: + Hạn chế hiểu biết về các dụng cụ, phương tiện kĩ thuật đơn giản. + Hạn chế về khả năng liên tưởng, nhất là khi cần tìm những biểu hiện cụ thể trong đời sống thực tế của những khái niệm. + Hạn chế về khả năng tư duy logic trong quá trình giải thích các hiện tượng. + Hạn chế về khả năng vận dụng kiến thức vào các vấn đề kĩ thuật đơn giản. + Hạn chế về những thao tác thực hành thí nghiệm. + Hạn chế về việc khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Sĩ số học sinh trong một lớp đông nên hạn chế trong hoạt động học tập cá nhân và hoạt động học tập theo nhóm. Thực tế cho thấy, tình trạng học thụ động của HS không chỉ đơn thuần do PPDH của GV mà còn do tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường. Cần phải có biện pháp đồng bộ nhằm khuyến khích những HS học tốt và những GV dạy giỏi. III. Một số biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế. Để nâng cao chất lượng giáo dục nhất thiết phải đổi mới PPDH, việc áp dụng CHƯƠNG II: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG PHẦN HOÁ PHI KIM LỚP 10 THPT NÂNG CAO PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH 2.1. Thiết kế bài dạy. Bài giảng về giới thiệu Nguyên tố điển hình. Tiết 48, 49: BÀI 30. CLO I-MỤC TIÊU 1. Kiến thức Biết được: - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, nguyên tắc, điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Hiểu được: - Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính phi kim mạnh, có tính oxi hóa mạnh( tác dụng với kim loại, hiđro), đặc biệt trong phản ứng với nước, clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. 2. Kỹ năng- vận dụng - Dự đoán, kiểm nghiệm được tính chất hóa học cơ bản của clo - Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất và phương pháp điều chế khí clo - Viết các PTHH minh họa cho tính chất hóa học - Tính toán theo PTHH 1. Tình cảm thái độ - Từ hoạt tính sinh học khí clo mà giáo dục cho HS phải cẩn thận khi tiếp xúc với loại hoá chất này. II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án. - Dụng cụ, hóa chất: Điều chế sẵn bình khí clo( 5 bình đựng khí clo), 1 con châu chấu, kim loại Na hoặc Fe, nước cất, cánh hoa hồng, giấy quỳ tím, đèn cồn, chậu thủy tinh. - Một số tư liệu về bài học: Hình phóng to 5.3 và 5.4( SGK) 1- Học sinh Ôn tập về tính chất chung của halogen và kĩ năng xác định SOXH của các nguyên tố trong phản ứng oxi hóa- khử và thảo luận nhóm. âm (-1). - Clo có độ âm điện lớn clo là một phi kim hoạt động, có tính chất đặc trưng là tính oxi hoá mạnh. Clo tác dụng được với kim loại, hiđro, nước, dung dịch kiềm. HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, GV làm thí nghiệm Na, Fe tác dụng với giải thích và viết các PTHH và vai trò của clo, yêu cầu HS nhận xét. clo trong phản ứng cuối cùng và rút ra kết luận. Clo tác dụng với kim loại tạo thành muối clorua là hợp chất ion, phản ứng xảy ra nhanh, toả nhiều nhiệt kèm theo phát sáng: PTTQ: 2R+nCl2→ 2RCln Các phản ứng này đều là phản ứng oxi hoá khử, clo đóng vai trò chất oxi hoá. - Các nhóm HS tiến hành quan sát, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH, xác GV cho HS xem mô phỏng thí nghiệm định vai trò của clo trong phản ứng. Cl2 tác dụng với H2. GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và viết PTHH clo tác dụng với hiđro, xác định bản chất phản ứng, vai trò của clo trong phản ứng. GV chữa bài của các nhóm HS và nhận xét cho điểm. -HS tiến hành tương tự như trên và rút ra GV hướng dẫn 1 HS làm thí nghiệm lần kết luận phản ứng của clo với dung dịch lượt cho một mẩu giấy quỳ tím khô vào kiềm cũng thuộc loại phản ứng tự oxi hoá, lọ khí Cl2 và một mẩu giấy quỳ tím vào tự khử, clo vừa là chất oxi hoá vừa là chất bình đựng dung dịch nước clo. GV yêu khử. cầu HS sinh quan sát, nêu hiện tượng và 0 -1 +1 giải thích. Cl2 + NaOH→NaCl +NaCl O+ H2O GV: Viết PTHH của Cl2 tác dụng với Trong phản ứng trên clo vừa là chất oxi dung dịch NaOH? Xác định bản chất của hoá vừa là chất khử.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_bai_giang_hoa_hoc_theo_huong.pdf