Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế chủ đề dạy học “Virut và bệnh truyền nhiễm” – Sinh học 10 theo hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế chủ đề dạy học “Virut và bệnh truyền nhiễm” – Sinh học 10 theo hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế chủ đề dạy học “Virut và bệnh truyền nhiễm” – Sinh học 10 theo hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC “VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM” – SINH HỌC 10 THEO HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THPT Lĩnh vực: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC Tác giả: Nguyễn Hồng Lĩnh Tổ bộ môn: Khoa học Tự nhiên Nghệ An, tháng 3 năm 2021 - 0 - DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ HĐTN : Hoạt động trải nghiệm HS : Học sinh GV : Giáo viên NL : Năng lực NLGT : Năng lực giao tiếp THPT : Trung học phổ thông HĐGD : Hoạt động giáo dục PPDH : Phương pháp dạy học KTDH : Kĩ thuật dạy học VĐ : Vấn đề CLB : Câu lạc bộ TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng - 2 - nhu cầu tìm hiểu về virus và bệnh truyền nhiễm đã và đang được học sinh nói riêng, toàn xã hội nói chung rất quan tâm. Vì vậy, thiết kế chủ đề này như thế nào để dạy học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, giúp học sinh huy động được một cách toàn diện về trí tuệ, cảm xúc, kỹ năng và các quan hệ xã hội của bản thân trong quá trình tham gia các hoạt động học để hình thành kiến thức, năng lực giao tiếp tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài: Thiết kế chủ đề dạy học “Virut và bệnh truyền nhiễm” – Sinh học 10 theo hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” – Sinh học 10 theo hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT. Xây dựng quy trình bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm của chủ đề dạy học. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Năng lực giao tiếp đối với học sinh THPT. - Thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực. - Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học THPT. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học sinh học 10 ở các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thường quy gồm: 4.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các công trình khoa học, các bài báo, các ấn phẩm liên quan đến dạy học chủ đề; dạy học trải nghiệm; dạy học phát triển năng lực giao tiếp của học sinh THPT. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình và kiến thức chủ đề Virus và bệnh truyền nhiễm. 4.2. Phương pháp điều tra Lập phiếu điều tra về thực trạng sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học sinh học nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực giao tiếp học của HS cấp THPT thông qua dạy học môn Sinh học. - 4 - PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và phát triển năng lực tự học của HS là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên trong quá trình dạy học. Hiện nay, dạy học ngoài việc chú ý đến nội dung kiến thức thì việc bồi dưỡng và phát triển năng lực cho HS là việc làm rất cần thiết. Trong đó, năng lực tự học luôn được sự quan tâm, thu hút và chú ý của các nhà giáo dục trong và ngoài nước dưới nhiều góc độ khác nhau. Chính vì thế, trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT/BGDĐT ngày 26/12/2018 đã xác định trong 3 nhóm năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. Theo đánh giá của UNESCO, việc đổi mới nội dung, chương trình và cách tiếp cận nội dung chương trình dạy học ở nhiều quốc gia đang có xu hướng tích hợp theo chủ đề học tập cùng với sự tích hợp công nghệ vào dạy học. Hiện nay có nhiều nhiều tài liệu tập huấn giáo viên, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Bộ GD&ĐT cũng như nhiều tác giả đã nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực cho HS bằng nhiều cách khác nhau như:Trần Bá Hoành, Lê Đình Trung, Đinh Quang Báo, Phan Đức Duy, đã nghiên cứu về các phương pháp và kỹ thuật dạy học để phát triển năng lực của HS như dạy học dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học tiếp cận Module, dạy học khám phá, bài tập tình huống, bài tập thí nghiệm, kĩ thuật động não, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật LWL, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh, Để tiếp cận việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong nhiều năm qua đã có nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu đến vấn đề đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá. Một trong những hướng đi mới nhất trong việc nghiên cứu, triển khai việc đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực người học là lựa chọn nội dung SGK hiện hành để xây dựng bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Chương trình bộ môn Sinh học THPT là bộ môn có nội dung kiến thức gắn liền thực tiễn, do vậy, việc kết hợp thiết kế các chủ đề dạy học gắn với hoạt động trãi nghiệm đang được các chuyên gia sư phạm, các nhà giáo lựa chọn như một hướng đi tất yếu trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài. 1.2.1. Dạy học chủ đề. - Khái niệm cơ bản về dạy học chủ đề Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội: Dạy học theo chủ đề - chuyên đề (Themes - Based Learning) là hình thức dạy học dựa vào việc thiết kế các - 6 - yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung; lập bảng ma trận yêu cầu cần đạt với các năng lực, phẩm chất góp phần phát triển để xác định mục tiêu. - Viết mục tiêu dạy học của chủ đề: Cấu trúc mỗi mục tiêu gồm 3 thành phần là:động từ chỉ hành động + từ chỉ khả năng thực hiện (được,...) + một đơn vị phẩm chất hoặc năng lực; việc xác định và diễn đạt mục tiêu chủ đề cần cụ thể, rõ ràng, đánh giá được, đảm bảo tính khả thi. Bước 3: Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học Để xác định mạch nội dung kiến thức của chủ đề, GV cần nghiên cứu SGK và từ các bài học, căn cứ yêu cầu cần đạt để xác định những nội dung người học cần được học trong mỗi chủ đề. Mạch nội dung kiến thức thường sẽ có 2 nhóm vấn đề chính là nhóm kiến thức cơ sở khoa học và nhóm kiến thức vận dụng kiến thức cơ sở vào trong thực tiễn cuộc sống. Nội dung dạy học của chủ đề cần đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, chính xác, hiện đại, phù hợp với thực tiễn. Các nội dung được sắp xếp theo trình tự logic nhất định, đảm bảo tính hệ thống của khoa học sinh học và tính vừa sức trong nhận thức của học sinh. Để lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học phù hợp, đảm bảo phát triển năng lực học sinh, giáo viên thực hiện theo các bước nhỏ sau: Xác định cấu trúc nội dung chủ đề gồm các nội dung cơ bản, trọng tâm của chủ đề và sắp xếp nó theo một trật tự nhất định; Tìm kiếm, chọn lọc nội dung từ các nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy, chứa các nội dung học thuật khoa học, chính xác. GV có thể tìm kiếm các thông tin kênh chữ, kênh hình, kênh phim,... từ các trang website uy tín (có cập nhật ngày đăng, tác giả) để nhằm minh hoạ thêm cho nội dung chủ đề; Từ nguồn tài liệu đã chọn lọc, GV xây dựng thành nội dung dạy học chi tiết, cụ thể cho từng chủ đề. Bước 4: Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học của một chủ đề. Để lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học của một chủ đề, ta thực hiện theo các bước sau: - Giáo viên dựa vào mối quan hệ giữa mục tiêu với năng lực và phẩm chất, từ đó, lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp. - Giáo viên dựa vào nội dung chủ đề thuộc loại kiến thức nào trong các loại sau: cấu trúc, chức năng (khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò,...); cơ chế sinh lí, quá trình; quy luật, học thuyết; vận dụng. Từ đó, giáo viên lựa chọn các PP, KTDH và PTDH phù hợp. - Giáo viên cần căn cứ vào sở thích, hứng thú của HS; điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường (phòng thực hành, thiết bị dụng cụ thực hành, thí nghiệm, vườn trường,...); thực tiễn ở địa phương (các mẫu vật, thực trạng môi trường tự nhiên,...) để lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương tiện, thiết bị dạy học cho phù hợp với hoàn cảnh. Bước 5: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học của một chủ đề. Tiến trình dạy học là trình tự tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đạt được - 8 - Trải nghiệm Quan sát cụ thể phản ánh Thử Trìu tượng nghiệm tích hóa khái cực niệm Hình 1.1. Mô hình hoạt động trải nghiệm của David Kork - Các đặc trưng cơ bản của hoạt động trải nghiệm: + Nội dung hoạt hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp và phân hóa cao. + Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả. + Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới nhiêu hình thức đa dạng. + Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. + Hoạt động trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được. - Các hình thức hoạt động trải nghiệm gồm: Hoạt động câu lạc bộ; Tổ chức trò chơi; Tổ chức diễn đàn; Sân khấu tương tác; Tham quan, dã ngoại; Hội thi, cuộc thi; Tổ chức sự kiện; Hoạt động giao lưu; Hoạt động chiến dịch; Hoạt động nhân đạo; Lao động công ích; Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tập thể. - Tiến trình xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm ở trưởng phổ thông Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo được gọi là thiết kế HĐTN cụ thể. Đây là việc quan trọng, quyết định tới một phần sự thành công của hoạt động. Việc thiết kế các HĐTN cụ thể được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm . Bước 2: Đặt tên cho hoạt động. Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động. Bước 5: Lập kế hoạch. Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy. Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động. Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh. - Đánh giá hoạt động trải nghiệm Đánh giá HĐTN đòi hỏi đánh giá các thành phần: năng lực, kiến thức, kỷ năng. Các thành phần này có mối quan hệ với nhau, phụ thuộc vào nhau, nên rất khó đánh giá một cách riêng rẽ. Mặc khác, học sinh thường có xu hướng đánh giá - 10 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_chu_de_day_hoc_virut_va_benh.pdf