Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 10

pdf 45 trang sk10 23/01/2025 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 10

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
 Đơn vị : TRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN 
(1) (1) (1) (1) (1) Mã số : 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG 
 GẮN VỚI THỰC TIỄN 
 TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 
 Người thực hiện: Th.S Ngô Ngọc Minh Châu 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học 
 Có đính kèm: Phim ảnh 
 Đồng Nai - 2013 
 MỤC LỤC 
Trang phụ bìa 
Sơ lược lý lịch khoa học 
Mục lục 
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 2 
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 2 
1.2 Tình huống dạy học .................................................................................................. 3 
 1.2.1 Khái niệm tình huống dạy học ......................................................................... 3 
 1.2.2 Tiêu chuẩn của một tình huống tốt ................................................................... 4 
1.3 Dạy học tình huống .................................................................................................. 4 
 1.3.1 Khái niệm dạy học tình huống ......................................................................... 4 
 1.3.2 Ưu điểm của dạy học tình huống ..................................................................... 4 
 1.3.3 Nhược điểm của dạy học tình huống................................................................ 5 
 1.3.4 Cơ hội của dạy học tình huống ........................................................................ 6 
 1.3.5 Thách thức đối với dạy học tình huống ............................................................ 6 
Chương 2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN 
 TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 ........................................................................... 8 
2.1 Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học .... 8 
2.2 Quy trình thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học ...... 8 
2.3 Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 10 ..................................... 9 
2.4 Một số bài lên lớp có sử dụng tình huống đã thiết kế .............................................. 25 
 2.4.1 Giáo án bài “Oxi - Ozon” - Lớp 10 ................................................................ 25 
 2.4.2 Giáo án bài “Hiđrosunfua -Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit” - Lớp10 . 32 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 39 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 41 
 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 
 Năm 1870, Christopher Columbus Langdell là người khởi xướng và sử dụng 
các tình huống trong giảng dạy về quản trị kinh doanh tại Đại học kinh doanh 
Havard. Đây là phương tiện đột phá khỏi cái hệ thống đọc - nghe - ghi chép truyền 
thống của giáo dục kinh viện với tác dụng rõ rệt là sinh viên có thể trao đổi, phản 
biện, tích cực tham gia vào bài giảng. 
 Năm 1921, quyển sách đầu tiên về tình huống ra đời, tác giả cuốn sách 
Copeland đã nhìn thấy tầm quan trọng và tác dụng to lớn của việc áp dụng phương 
pháp tình huống trong giảng dạy quản trị nên đã nỗ lực phổ biến phương pháp giảng 
dạy này trong toàn trường. Phương pháp này sau đó dần dần đã được áp dụng phổ 
biến trong hầu hết các ngành nghề đào tạo như y dược, luật, hàng không,.. và trong 
các trường học ở tất cả các cấp bậc đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học. Không chỉ 
trong lĩnh vực giảng dạy kinh doanh mà cả trong y học, phương pháp tình huống 
cũng đã được đưa vào giảng dạy tương đối sớm. 
 Ở Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra một quá trình cải cách 
tương đối toàn diện trong giáo dục. Một trong những vấn đề trọng tâm của cải cách 
là nhu cầu đưa vào sử dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại và phù hợp để 
nâng cao chất lượng đào tạo dạy học. Mặc dù được áp dụng từ khá lâu đời ở các 
nước phát triển trên thế giới; song phương pháp dạy học tình huống vẫn là phương 
pháp khá mới đối với Việt Nam. Vì vậy phương pháp này đang được kỳ vọng sẽ 
đem đến một luồng gió mới cho mối quan hệ dạy - học giữa giáo viên và học sinh 
để đưa những kiến thức khoa học khô khan trở nên gần gũi với học sinh hơn và tăng 
khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. 
 Phương pháp dạy học tình huống được nhiều tác giả nghiên cứu và áp dụng 
trong giảng dạy ở các lĩnh vực như : 
 - Quản trị kinh doanh với những tác giả như: Nguyễn Hữu Lam (2003), Vũ Từ 
Huy (2003), Ngô Quí Nhâm, Vũ Thế Dũng (2007), Nguyễn Thị Lan (2006), 
Nguyễn Quang Vinh (2008) 
hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế. Tình huống 
yêu cầu người đọc phải từng bước nhập vai người ra quyết định cụ thể. 
 1.2.2 Tiêu chuẩn của một tình huống tốt [5] 
 Một tình huống dạy học tốt phải chịu sự tác động của cả 2 yếu tố : Nội dung 
và hình thức trình bày. 
 Về nội dung tình huống: 
 - Chứa đựng vấn đề mang tính giáo dục, phù hợp với trọng tâm bài học. 
 - Phù hợp với trình độ, nhu cầu tâm sinh lý của người học. 
 - Có chứa đựng mâu thuẫn, có tính thúc ép, kích thích người học đưa ra quyết 
định để giải quyết vấn đề. 
 - Nội dung tình huống có tính thời sự hoặc gần gũi với người học. 
 Về hình thức trình bày: 
 - Có sự đa dạng trong việc giới thiệu và giải quyết tình huống. 
 - Các chi tiết trong tình huống được sắp xếp logic, hợp lý. 
 - Cách hành văn cần ngắn gọn, súc tích, mạch lạc để tránh gây nhiễu cho 
người học khi giải quyết vấn đề. 
1.3 Dạy học tình huống 
 1.3.1 Khái niệm dạy học tình huống [3],[5],[10]] 
 Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều : “Dạy học tình huống là một PPDH được tổ 
chức theo những tình huống có thực của cuộc sống, trong đó người học được kiến 
tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập”[3]. 
 Theo TS. Nguyễn Văn Cường : “Dạy học tình huống là một quan điểm dạy 
học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình 
huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong 
một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và 
trong mối tương tác xã hội của việc học tập”[10]. 
 1.3.2 Ưu điểm của dạy học tình huống [3],[5],[10] 
 - Dạy học tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ nhớ những vấn đề lý thuyết 
phức tạp. 
 - Dạy học tình huống đòi hỏi người học có tính năng động, sự say mê, yêu 
thích kiến thức và khả năng tư duy độc lập cao.Tuy nhiên do đã quá quen thuộc với 
cách tiếp thu kiến thức thụ động nên khi chuyển qua phương pháp mới thì một bộ 
phận học sinh khó thích ứng được. 
 - Dạy học tình huống tốn nhiều thời gian của người học. 
 1.3.4 Cơ hội của dạy học tình huống 
 Làn sóng đổi mới PPDH đang diễn ra trên thế giới nói chung và Việt Nam 
nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan giáo dục từ trung 
ương đến địa phương. Đây là niềm khuyến khích, động viên to lớn để giáo viên có 
thể tiếp cận được các PPDH hiện đại, tích cực thông qua các chương trình tập huấn, 
bồi dưỡng nâng cao kiến thức. 
 Trước đây, việc nghiên cứu và xây dựng tình huống gặp nhiều khó khăn do 
sự thiếu thốn về tư liệu và tài liệu tham khảo. Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ 
thông tin như internet, ti vi, sách điện tử, báo điện tử, các phần mềm dạy học, là 
nguồn cung cấp thông tin phong phú cho giáo viên thiết kế những tình huống hay, 
hấp dẫn và mang tính thời sự. 
 Người học ngày càng có cơ hội tiếp cận với các PPDH hiện đại nên khả năng 
thích ứng và tiếp cận với các PPDH mới sẽ dễ dàng và nhanh chóng. Đây là một 
trong những thuận lợi ban đầu khi tiến hành dạy học tình huống. 
 1.3.5 Thách thức đối với dạy học tình huống 
 Dạy học tình huống không phải là chìa khoá vạn năng trong giảng dạy. 
Những thách thức khi vận dụng dạy học tình huống vào trong dạy học bao gồm cả 
các yếu tố chủ quan (giáo viên và học sinh) và các yếu tố khách quan (môi trường, 
điều kiện vật chất) như: 
 - Dạy học tình huống là PPDH đòi hỏi cả người học và người dạy phải có 
những kiến thức, kỹ năng nhất định. Nếu người học và người dạy không được rèn 
luyện thường xuyên sẽ khó đạt được hiệu quả cao trong dạy học. 
 - Tâm lý ngại đổi mới, ngại áp dụng những phương pháp mới thay cho những 
phương pháp giảng bài truyền thống hoặc giáo viên sợ tốn thời gian, công sức. 
 Chương 2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG 
 GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 
2.1 Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy 
 học Hóa học 
 Đảm bảo tính chính xác, khoa học 
 Đảm bảo tính thực tiễn 
 Đảm bảo tính trọng tâm 
 Đảm bảo tính logic, ngắn gọn 
 Đảm bảo tính giáo dục 
 Đảm bảo tính sư phạm 
 Kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của người học 
2.2 Quy trình thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy 
 học Hóa học 
 Tình huống dạy học là một vấn đề cần phải được giải quyết. Điều đầu tiên 
cần phải nhớ khi thiết kế tình huống là tình huống phải chứa đựng vấn đề để người 
học giải quyết. Các tình huống phải có đủ thông tin mà trong đó người học có thể 
hiểu vấn đề đó là gì và sau khi suy nghĩ, phân tích thông tin thì người học có thể đề 
xuất phương án giải quyết. 
 Có tám bước cơ bản khi thiết kế tình huống gắn với thực tiễn : 
 Bước 1 : Xác định mục tiêu và nội dung bài học 
 Bước 2 : Thiết lập hệ thống câu hỏi cần nghiên cứu 
 Bước 3 : Lựa chọn chính xác vấn đề để xây dựng tình huống 
 Bước 4 : Thu thập dữ liệu 
 Bước 5 : Đánh giá và phân tích dữ liệu 
 Bước 6 : Lựa chọn hình thức và kỹ thuật thiết kế 
 Bước 7 : Thiết kế tình huống 
 Bước 8 : Hoàn thiện tình huống 
dụng vào những ngày gần cuối của Chiến tranh thế giới lần thứ 2 tại Nhật Bản. 
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" có 
chiều dài 3,3 mét, đường kính 0,7 mét, nặng 4 tấn chứa 1kg nhiên liệu Uranium đã 
được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 
1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" có chiều dài 3,25 mét, đường kính 1,52 
cm, nặng 4,5 tấn chứa vài kg Plutonium đã phát nổ trên bầu trời thành phố 
Nagasaki. 
 Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả 
của phóng xạ. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng 
như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000 người. 
 Hình 2.1 Vết tích tàn khốc của thành phố Nagasaki và Hiroshima 
 sau khi bị bom nguyên tử rơi xuống 
 Vậy, bom nguyên tử là gì? Tại sao bom nguyên tử lại có khả năng phá hủy 
và gây ra tác hại cho con người trong và sau chiến tranh? 
 Hướng dẫn trả lời: 
 Bom A hay còn gọi là bom nguyên tử hay vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: 
atomic bomb) là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản 
ứng phân hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra. Bom phân hạch hoạt động trên nguyên lý 
1 hạt nhân nặng nhận được sự bắn phá của 1 hạt (nơtron, electron, proton) sẽ vỡ 
thành 2 hay nhiều hạt nhân nhỏ hơn và năng lượng. 
 Thực tế, chỉ có hai loại đồng vị U235 và Pu239 là có khả năng gây ra các phản 
ứng phân hạch dây chuyền. Dưới tác dụng của nơtron, hạt nhân U235 hay Pu239 được 
phân ra hai mảnh, toả ra một năng lượng lớn khoảng 200 MeV, đồng thời giải 
phóng 2 - 3 nơtron mới. Đến lượt mình, các nơtron vừa sinh ra lại gây ra phản ứng 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_he_thong_tinh_huong_gan_voi_t.pdf