Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế mô hình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Sinh học lớp 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế mô hình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Sinh học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế mô hình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Sinh học lớp 10
1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung chữ viết tắt GV Giáo viên HS Học sinh TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa PPDH Phương pháp dạy học GDNN - GDTX Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên 3 việc tổ chức dạy học tích hợp) thì sẽ hình thành và phát triển năng lực cao nhất của người học: năng lực vận dụng kiến thức đặc biệt là vận dụng kiến thức trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống. Khoa học Sinh học là một môn học giúp học sinh có những hiểu biết khoa học về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao hiểu biết từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, vì vậy môn Sinh học trong trường phổ thông có khả năng tích hợp rất nhiều nội dung trong dạy học, trong đó việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy học. Ngày nay hiện tượng mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất đáng báo động và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Có rất nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nhưng hiện nay đã được xác định được nguyên nhân chủ yếu là do các tác động của con người như: các phong tục tập quán của người dân như đốt nương làm rẫy, canh tác, chặt phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh, săn bắt động vật hoang dã, tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất gây mất cân bằng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đe doạ chất lượng cuộc sống, sức khoẻ của con người; khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn, mất cân bằng sinh thái, làm tan băng, ... ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của xã hội. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. Là giáo viên, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước qua các tiết dạy là một yêu cầu không 5 Dạy học tích hợp đòi hỏi hoạt động học tập ở các nhà trường phải được gắn với các tình huống của thực tế cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính điều đó sẽ giúp ích cho học sinh trong cuộc sống tương lai. Tóm lại, nhờ dạy học tích hợp sẽ góp phần phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em học sinh thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động tương lai. * Đặc trưng của dạy học tích hợp - Những kiến thức, kỹ năng khác nhau phải được thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định để thực hiện một hoạt động phức hợp. - Cần chú ý cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày khi lựa chọn các kiến thức, thông tin. - Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức, thông tin riêng biệt mà cần rèn luyện ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống thực tiễn. - Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng đơn lẻ. Do đó, dạy học tích hợp là phương pháp giảm tải kiến thức không thực sự có ý nghĩa sử dụng, để có điều kiện tăng cường các kiến thức có ích. Để lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các môn học đầu tiên phải xác định được kiến thức nào là cần thiết và có thể làm cho học sinh biết huy động vào các tình huống thực tiễn. Năng lực được biểu hiện là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thu lượng tri thức đơn lẻ. * Tổ chức dạy học tích hợp - Bài dạy học tích hợp: Bài dạy tích hợp có khả năng hình thành nơi người học cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết một công việc hoặc một phần công việc cụ thể, từ đó hình thành năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, người giáo viên không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải thiết kế một chuỗi các hoạt động, thao tác tương ứng nhằm dẫn dắt, tổ chức người học tiến hành thực hiện để hình thành các năng lực. Bài dạy học tích hợp phải là một giờ học trong đó có các 7 + Phương tiện dạy học: Sử dụng cả các học liệu được thiết kế + Giáo viên: Giảng dạy tích hợp xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát lớp học và hướng dẫn hoạt động của người học. + Học sinh: Học sinh phải độc lập, có tinh thần hợp tác, luôn chủ động, tích cực trong hoạt động. + Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập nhằm xác định và công nhận các năng lực mà người học đã đạt được thông qua đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực. + Cơ sở vật chất: Để kê bàn, ghế học lý thuyết, lắp đặt các thiết bị hỗ trợ giảng dạy lý thuyết, lắp đặt đủ các thiết bị thực hành cho học sinh nên phòng dạy học tích hợp phải có diện tích đủ lớn. b. Thực trạng của dạy học theo chủ đề tích hợp * Thuận lợi: + Giáo viên: Đội ngũ giáo viên của Trung tâm có chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác, ham học hỏi... được sự chỉ đạo sát sao, tận tình của ban lãnh đạo Trung tâm. Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chưa đi sâu. Hiện nay, vai trò của giáo viên là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học chứ không chỉ còn là người truyền thụ kiến thức. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong bổ sung kiến thức liên môn. Hiện nay giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: dạy học theo dự án, phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, Trung tâm đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 9 - Giúp học sinh tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã tiếp thu, thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức và kĩ năng thuộc các bộ môn đã học. - Tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để học sinh học cách sử dụng, phối hợp những kiến thức và kĩ năng đã tiếp thu trong “nội bộ các phân môn”. - Coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học để học sinh trực tiếp tham gia vào giải quyết các vấn đề, tình huống tích hợp; chuyển đổi quá trình truyền thụ tri thức một chiều thành quá trình học sinh chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. - Chú trọng mối quan hệ giữa học sinh với sách giáo khoa; phải buộc học sinh chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo sách giáo khoa, theo hướng dẫn của giáo viên qua đó phát huy khả năng sáng tạo, chủ động của học sinh. - Tích hợp các kiến thức về môi trường, đa dạng sinh học trong từng bài cụ thể giúp HS hiểu rõ được vai trò của môi trường đối với con người, các sinh vật; từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. * Nguyên nhân: Hoạt động dạy học tích hợp ở các nhà trường không những liên quan với việc thiết kế nội dung chương trình mà còn đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ về cách tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi việc kiểm tra, đánh giá, thi. Tuy chưa thực hiện được các môn học tích hợp, chúng ta vẫn đặt vấn đề phát triển năng lực dạy học tích hợp ở GV trung học. Ngày càng có nhiều nội dung giáo dục mới cần đưa vào nhà trường (dân số, môi trường, phòng chống HIV/AIDS, chống các tệ nạn xã hội, các bệnh truyền nhiễm, bệnh di truyền, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông) nhưng không thể đặt thêm những môn học mới mà phải lồng ghép vào các môn học đã có. Vì thế trong dạy học, giáo viên cần tăng cường những mối liên hệ liên môn tích hợp các mặt giáo dục khác trong các môn học phù hợp (ví dụ giáo dục dân số, môi trường trong môn địa lí). Như vậy, để đạt được mục tiêu đào tạo chung với những yêu cầu trên của dạy học tích hợp, mỗi giáo viên chúng ta cần có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nắm vững yêu cầu kiến thức và kĩ năng cơ bản của từng bài học cụ thể; từ đó tìm tòi, 11 kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan với bài học qua giờ lên lớp. Để giảng dạy kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn Sinh học lớp 10 người giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau sao cho phù hợp mục tiêu bài học. + Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa. + Phương pháp thí nghiệm. + Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. + Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. + Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh. + Phương pháp hoạt động thực tiễn. + Phương pháp nêu gương. Trong đó dạy học hợp tác nhóm nhỏ có ưu thế rõ rệt vì khi đó học sinh được thảo luận tìm ra kiến thức một cách chủ động. Chúng ta có thể chia nhóm hoạt động, mỗi nhóm thực hiện một nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ. Song để thực hiện được nội dung này yêu cầu người giáo viên phải có vốn kiến thức thực tế và biết cách tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ trước cho học sinh * Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới các dạng trò chơi Giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ về chuẩn bị các tình huống (mỗi tổ 1 tình huống, 1 nội dung) sau đó các tổ đưa ra tình huống sử dụng một loại tài nguyên nào đó và yêu cầu tổ khác giải quyết tình huống đó - xem sử dụng như thế đã hợp lý chưa, giải thích.... * Tổ chức ngoại khoá trong giờ thực hành Yên Lạc thuộc vùng có hệ sinh thái đa dạng và nhiều làng nghề hoạt động, trong những năm gần đây dưới sự tác động của con người môi trường tại đây có nhiều thay đổi cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy tổ chức ngoại khoá cho học sinh đi đến những khu vực có thay đổi về điều kiện môi trường theo chiều hướng tốt và xấu tạo cơ hội để các em nắm chắc nội dung bài học, từ đó đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường trong hiện tại và tương lai sau này. 13 - Tỉ lệ các nguyên tố hóa học nào đó tăng cao quá Liên hệ mức cho phép gây ra ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống, sức khoẻ con người và các loài sinh vật khác. Bài 3: Các - Nước là yếu tố rất quan trọng trong môi trường nguyên tố hóa và là một nhân tố sinh thái. Ô nhiễm nguồn nước học và nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của sinh vật. - Rèn luyện ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước trong sạch. Bài 4: - Quá trình quang hợp tạo nên cacbohidrat đầu Liên hệ Cacbohidrat tiên, cung cấp cho tất cả các sinh vật. và lipit -Đa dạng sinh vật đảm bảo cho cuộc sống của con Liên hệ người: các nguồn thực phẩm nguồn gốc từ thực vật, Bài 5: Prôtêin động vật cung cấp đa dạng các loại prôtêin cần thiết. - Giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen, có ý thức bảo vệ động, thực vật, nấm -Sự đa dạng ADN là sự đa dạng di truyền (đa dạng Liên hệ vốn gen của sinh giới) - Mỗi loài sinh vật có nét đặc trưng, phân biệt với loài khác đồng thời đóng góp sự đa dạng cho thế Bài 6: Axit giới sinh vật dựa trên sự đặc thù trong cấu trúc ADN nuclêic - Con người làm suy giảm đa dạng sinh học, săn bắt các loài động vật quý hiếm quá mức. - Để bảo vệ vốn gen cần bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. Bài 9: Tế bào - Vai trò của thực vật trong hệ sinh thái nhân thực (tt) - Trồng và bảo vệ cây xanh.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_mo_hinh_tich_hop_giao_duc_bao.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế mô hình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Sinh.pdf