Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số giáo án giảng dạy và hướng dẫn học sinh phân dạng bài tập về hợp chất của lưu huỳnh – Hóa học lớp 10

doc 68 trang sk10 31/05/2024 1140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số giáo án giảng dạy và hướng dẫn học sinh phân dạng bài tập về hợp chất của lưu huỳnh – Hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số giáo án giảng dạy và hướng dẫn học sinh phân dạng bài tập về hợp chất của lưu huỳnh – Hóa học lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số giáo án giảng dạy và hướng dẫn học sinh phân dạng bài tập về hợp chất của lưu huỳnh – Hóa học lớp 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Thiết kế một số giáo án giảng dạy và hướng dẫn học sinh phân dạng 
 bài tập về hợp chất của lưu huỳnh – hóa học lớp 10
 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hằng
 Mã sáng kiến: 31.55.03
 Vĩnh Phúc, năm 2018 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BT Bài tập
dd Dung dịch
đktc Điều kiện tiêu chuẩn
GV Giáo viên
HS Học sinh
hh Hỗn hợp
ND Nội dung
PTHH Phương trình hóa học
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
 3 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu 
 Trong vài năm trở lại đây, số lượng học sinh ở trường tôi đăng kí học theo khối 
A (cụ thể hơn là số lượng học sinh đăng kí học chuyên đề môn hóa) giảm rõ rệt và 
thay vào đó là học sinh chuyển sang học theo khối A1, đặc biệt là khối D. Tôi đã tìm 
hiểu và nhận thấy đây là thực trạng chung của các trường THPT trong và ngoài tỉnh. 
Một lí do khách quan dễ nhận thấy là việc học sinh bắt buộc phải thi ba môn toán, văn, 
ngoại ngữ trong kì thi THPT Quốc Gia khiến các em đổ xô đăng kí học theo chuyên đề 
khối D. Nhưng cũng có một lí do khiến chúng tôi – những GV đang trực tiếp giảng 
dạy môn hoá học ở trường phổ thông luôn thấy trăn trở đó là có nhiều học sinh thấy 
môn hoá rất khó học mặc dù các em đã có sự cố gắng trong học tập. Bởi vì chúng ta, 
các thầy cô giáo giảng dạy môn hoá học đều biết chương trình thi THPT Quốc Gia của 
môn hoá rất rộng, kiến thức trải dài từ lớp 10 đến lớp 12. Mặc dù đề thi mấy năm nay 
cho thấy kiến thức thi chủ yếu tập trung ở lớp 12 nhưng thực tế kiến thức môn hóa lại 
rất logic, phần trước bổ sung cho phần sau, nếu học sinh không học ngay từ đầu thì các 
em sẽ bị rỗng, bị hổng kiến thức; điều đó khác hẳn với môn toán, hay môn lí kiến thức 
có thể học theo từng mảng, trong khi đó rất nhiều học sinh không có ý thức học ngay 
từ đầu, thường đợi đến cuối lớp 11 hoặc thậm chí sang lớp 12 mới học hoặc cũng có 
những trường hợp học sinh khả năng ghi nhớ, bao quát, học hiểu bản chất kém nên học 
càng lên cao càng đuối nên lại càng sợ học môn hoá. Thêm vào đó kiến thức thi của 
môn hoá không chỉ dừng lại ở giải bài tập mà học sinh còn phải học thật chắc lí thuyết, 
có nắm vững lí thuyết học sinh mới làm tốt bài tập.
 Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm; hóa học có rất nhiều khả 
năng trong việc phát triển những năng lực nhận thức cho học sinh. Khi học môn hóa 
học, học sinh được cung cấp những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các chất, sự 
biến đổi các chất và mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con 
người. Việc học sinh biết vận dụng những kiến thức lí thuyết này vào cuộc sống và 
giải bài tập hóa học sẽ giúp các em phát huy được tính tích cực, chủ động và hứng thú 
nhận thức; từ đó giúp các em phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong học tập môn 
học.
 Chương oxi – lưu huỳnh cùng với chương halogen là hai chương tìm hiểu về các 
nguyên tố phi kim sau khi học sinh học xong những kiến thức hóa đại cương cơ bản ở 
chương trình phổ thông. Do đó việc học sinh có thái độ và phương pháp học tập tốt 
ngay khi học môn hóa học ở lớp 10 là rất cần thiết. Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân 
khách quan trong nhà trường mà bốn năm trở lại đây tôi liên tục được ban giám hiệu 
giao cho giảng dạy môn hóa học khối 10 nên tôi luôn cố gắng trau dồi, tìm tòi, học hỏi 
để cải thiện việc giảng dạy nhằm đưa môn hóa đến gần học sinh hơn, giúp học sinh có 
niềm say mê học tập môn hóa và đặc biệt có nền kiến thức vững chắc ngay từ lớp 10 
 5 PHẦN 1: THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN GIẢNG DẠY PHẦN HỢP CHẤT 
 CỦA LƯU HUỲNH
A. HIĐRO SUNFUA 
Giới thiệu chung
- Bài hiđro sunfua gồm các nội dung: Tính chất vật lí, tính chất hoá học, trạng thái tự 
nhiên và điều chế hiđro sunfua.
- Bài giảng được thiết kế theo hướng: Tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phát 
triển năng lực của học sinh.
+ Giáo viên tổ chức, định hướng các hoạt động học tập, còn học sinh thực hiện các 
nhiệm vụ do giáo viên chuyển giao một cách chủ động, tích cực, sáng tạo.
+ Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, hỗ trợ kịp thời những 
khó khăn, vướng mắc từ đó giúp học sinh giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, 
phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của học sinh.
- Bài giảng thực hiện trong 1 tiết.
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học được áp dụng trong bài: Kỹ thuật “công não” và 
phương pháp dạy học theo góc.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
- HS nêu được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, điều chế H2S.
- HS giải thích được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh).
b. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S. 
- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của H2S.
c. Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập môn học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền bảo vệ môi trường.
2. Định hướng các năng lực cần được hình thành và phát triển
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực thực hành hóa học.
 7 dụng và phương pháp điều chế.
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ
- HS có thể không nêu hết được những điều muốn học về hiđro sunfua, ví dụ như hiđro 
sunfua được sinh ra từ những nguồn nào. GV có thể gợi ý cho HS: Khi được giới thiệu 
về hợp chất này, chúng ta thường được nghe nhắc tới mùi trứng thối cùng với hình ảnh 
quả trứng bị ung. Vậy em có muốn tìm hiểu xem vì sao mà khí này lại có mùi trứng 
thối và trong tự nhiên nó được sinh ra từ những nguồn nào?
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát, GV đánh giá được mức độ tích cực của các nhóm và của các HS 
để kịp thời điều chỉnh, nhắc nhở những học sinh còn chưa tập trung, ý thức hoạt động 
nhóm chưa tốt.
- Giáo viên nhận xét sơ bộ về kết quả hoạt động của học sinh rồi dẫn dắt vào bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, điều chế H2S.
- Hiểu, giải thích được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh).
b. Nội dung hoạt động
- ND 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của hiđro sunfua.
- ND 2: Tìm hiểu tính chất hóa học hiđro sunfua, thái tự nhiên và điều chế hiđro sunfua. 
c. Phương thức tổ chức hoạt động
- ND 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của hiđro sunfua.
* Giáo viên áp dụng kỹ thuật “công não” để khuyến khích HS suy nghĩ, phản xạ nhanh: 
GV phát phiếu học tập số 1 và dán 16 từ khóa trong phiếu học tập lên bảng. HS dựa 
trên nội dung đã xem trong đoạn video kết hợp nghiên cứu SGK, hoàn thành nhanh câu 
hỏi trong phiếu học tập số 1 (bằng cách tích vào từ khóa đúng) trong khí đó, GV yêu 
cầu hai học sinh lên bảng phải nhanh tay lấy được các từ khóa đúng dán trên bảng. HS 
nào chọn được nhiều từ đúng hơn và nhanh hơn sẽ cho 10 điểm (tất nhiên sẽ bị trừ điểm 
với mỗi từ chọn sai)
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 Tính chất vật lí của hiđro sunfua
Hãy lựa chọn những từ, cụm từ dưới đây để mô tả đúng tính chất vật lí của hiđro 
sunfua
 1. Chất lỏng 2. Chất khí 3. Chất rắn 4. Màu trắng
 9 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
 GÓC PHÂN TÍCH
Nghiên cứu SGK, hoàn thành phiếu học tập
1. Dựa vào thành phần phân tử H2S và số oxi hóa của lưu huỳnh trong đó, hãy dự 
đoán tính chất hóa học của hiđro sunfua?
2. Hiđro sunfua là khí độc hại gây ô nhiễm môi trường. Trong công nghiệp không điều 
chế khí này nhưng trong tự nhiên có nhiều nguồn sinh ra hiđro sunfua. Hãy cho biết vì 
sao trong công nghiệp không điều chế hiđro sunfua? Các nguồn sinh ra H2S nguồn 
nào là chủ yếu? Vì sao có nhiều nguồn sinh ra H 2S nhưng trên mặt đất khí này không 
tích tụ lại?
..
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
 GÓC ÁP DỤNG
1. Hoàn thành các PTHH minh họa tính chất hóa học của hiđro sunfua:
- Tính axit yếu: 
H2S + NaOH 
 ..............................................................................................................................
H2S + Pb(NO3)2 
..
- Tính khử mạnh:
Phản ứng đốt cháy hiđro sunfua trong không khí
..
2. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi bảo quản lâu dài axit 
sunfuhiđric đựng trong bình bị hở nút đậy. 
* GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên thuyết trình kết quả hoạt động của nhóm mình ở 
lượt cuối, các nhóm còn lại theo dõi nhóm bạn thuyết trình, so sánh với kết quả của 
nhóm mình để bổ sung, nhận xét khi cần thiết đồng thời tóm tắt nội dung vào vở ghi và 
có thể tự đánh giá kết qủa nhóm mình sau khi giáo viên đưa ra kết luận về bài thuyết 
trình.
 11 (yếu hơn axit cacbonic).
 + Trong hợp chất H2S, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất là -2 nên nó thể 
 hiện tính khử mạnh.
 2. Hidrosunfua là khí độc hại gây ô nhiễm môi trường. Trong công nghiệp không điều 
 chế khí này nhưng trong tự nhiên có nhiều nguồn sinh ra hiđro sunfua. Hãy cho biết vì 
 sao trong công nghiệp không điều chế hiđro sunfua? Các nguồn sinh ra H2S nguồn nào 
 là chủ yếu? Vì sao có nhiều nguồn sinh ra H2S nhưng tại sao trên mặt đất khí này 
 không tích tụ lại?
C Trong tự nhiên, H2S có trong một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết 
 của người và động vật 
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
 GÓC ÁP DỤNG
 1. Hoàn thành các PTHH minh họa tính chất hóa học của hiđro sunfua:
 - Tính axit yếu: 
 H2S + NaOH NaHS + H2O; H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O 
 Pb(NO3)2 + H2S PbS↓ + 2HNO3
 - Tính khử mạnh:
 Phản ứng đốt cháy hiđro sunfua trong không khí
 - 2 0 - 2 0
 t0
 2H2 S + O2  2 H2 O + 2S
 - 2 0 - 2 +4
 t0
 2H2 S + 3 O2  2 H2 O + 2 SO2
 2. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi bảo quản lâu dài axit 
 sunfuhiđric đựng trong bình bị hở nút đậy. 
 Xuất hiện vẩn đục màu vàng của lưu huỳnh
 Phương trình hóa học: 2H2S + O2 2H2O + 2S
 Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ
 Trong quá trình HS hoàn thành các phiếu học tập ở các góc, GV quan sát, nhắc 
 nhở kịp thời những nhóm, những cá nhân chưa hoạt động tích cực đồng thời hỗ trợ khi 
 học sinh gặp khó khăn.
 - Ở ND 2, HS có thể không trả lời được câu hỏi của GV khi hoàn thành phiếu số 1.
 13 - Củng cố các kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học và trạng thái tự nhiên, 
phương pháp điều chế hiđro sunfua.
- Rèn kĩ năng viết PTHH và tính toán hóa học liên quan đến tính chất hóa học của hiđro 
sunfua.
b. Nội dung hoạt động
HS giải quyết các câu hỏi, bài tập sau:
 Câu 1: Hiđro sunfua (H2S) là chất có
 A. Tính axit mạnh. B. Tính oxi hóa mạnh.
 C. Vừa có tính axit, vừa có tính bazơ. D. Tính khử mạnh.
 Câu 2: Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl, khí bay ra là
 A. H2S. B. Cl2. C. SO2. D. H2.
 Câu 3: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây chỉ có tính khử?
 A. SO2. B. H2S. C. Na2S2O3. D. H2SO4.
 Câu 4: Cho phản ứng hoá học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. Vai trò của H2S 
 trong phản ứng là
 A. Chất khử. B. Môi trường.
 C. Chất oxi hóa. D. Vừa oxi hóa, vừa khử.
 Câu 5: Dung dịch H 2S không phản ứng với chất hoặc dung dịch nào sau đây ở điều 
 kiện thường?
 A. khí O2. B. dung dịch CuSO4. C. dung dịch FeSO4. D. khí Cl2.
 Câu 6. (Bài tập 8 – SGK trang 139) Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS tác dụng 
 với dung dịch HCl dư thu được 2,464 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho hỗn hợp khí Y đi 
 qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư) thu được 23,9 gam kết tủa màu đen.
 a, Viết các PTHH của phản ứng xảy ra.
 b, Tính thể tích mỗi khí trong Y và m?
 c. Phương thức tổ chức hoạt động
 GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, GV sẽ gọi bất kì một HS trả lời và giải thích 
 trước lớp từ bài số 1 đến bài số 5 rồi yêu cầu các HS khác nhận xét, giải thích.
 - Bài tập 6, GV yêu cầu HS làm thảo luận nhóm để giải quyết.
 d. Dự kiến sản phẩm của HS
 Câu 1 2 3 4 5
 Đáp án D A B A C
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_mot_so_giao_an_giang_day_va_h.doc