Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài giảng elearning theo mô hình lớp học đảo ngược để dạy học online chủ đề các lực cơ học trong chương trình Vật lí 10 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài giảng elearning theo mô hình lớp học đảo ngược để dạy học online chủ đề các lực cơ học trong chương trình Vật lí 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài giảng elearning theo mô hình lớp học đảo ngược để dạy học online chủ đề các lực cơ học trong chương trình Vật lí 10 THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ELEARNING THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC ĐỂ DẠY HỌC ONLINE CHỦ ĐỀ CÁC LỰC CƠ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10 THPT MÔN: VẬT LÍ Nhóm tác giả: 1. Thái Thị Vũ Anh 2. Lê Hữu Hiếu Tổ chuyên môn: Khoa học Tự nhiên Điện thoại: 082.6636.888 TP Vinh, tháng 4/2022 DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông ĐT Đối chứng TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm TH Tự học NLTH Năng lực tự học GQVĐ GIải quyết vấn đề KN Kĩ năng Từ năm 2020 đến nay, thế giới đánh dấu sự ảnh hưởng sâu sắc của dịch bệnh Cvid-19 trên toàn cầu. Dịch bệnh đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục của nhà trường. Tại Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo với quan điểm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học” các nhà trường đã tiến hành dạy học trực tuyến cho học sinh. Tuy nhiên, dạy học trực tuyến thế nào cho hiệu quả là một vấn đề cấp thiết mà cả nhà trường, gia đình và trực tiếp là giáo viên, học sinh đều rất trăn trở. Thực tế dạy học online thời gian qua đã cho chúng tôi thấy được nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học online như thiết bị học tập, khả năng ứng dụng công nghệ của giáo viên và học sinh, cơ sở hạ tầng của hệ thống mạng internet ... những khó khăn này thực tế dần được khắc phục sau một thời gian dạy học, đa số giáo viên và học sinh nhanh chóng thích ứng trong thời gian ngắn. Vì vậy, chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học online được quyết định bởi phương án tổ chức dạy học của giáo viên. Làm thế nào để trong thời lượng ngắn của tiết học online giáo viên có thể điều hành được tất cả các học sinh trong lớp hoạt động tích cực, lại có thể đánh giá được tình hình học tập của các em và kết luận được vấn đề học tập. Qua phân tích các hình thức dạy học hiện đại, chúng tôi nhận thấy sử dụng mô hình “lớp học đảo ngược” kết hợp với việc thiết kế các bài giảng elearning vào quá trình dạy học online có thể giải quyết được vấn đề trên. Việc sử dụng hình thức dạy học này không chỉ hiệu quả trong quá trình dạy online mà nó còn phát huy tốt hơn nữa khi chúng ta sử dụng nó một cách linh hoạt lúc dạy học trực tiếp. Đặc biệt hình thức dạy học này đáp ứng được định hướng chung về dạy học mà bộ giáo dục đã đề ra, đó là: Tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi trường. Từ những lí do trên và từ những kinh nghiệm trong dạy học online thời gian qua của bản thân, trong phạm vi đề tài này chúng tôi đề xuất giải pháp: “Thiết kế và sử dụng bài giảng elearning theo mô hình lớp học đảo ngược để dạy học online chủ đề các lực cơ học trong chương trình vật lí 10 THPT”. 2 câu hỏi kiểm tra cuối mỗi đơn vị kiến thức còn phải hoàn thành phiếu hướng dẫn tự học. HS đến lớp với phiếu tự học đã hoàn thành và những câu hỏi thắc mắc về bài học; Bài học trên lớp F2F sẽ tăng cường hoạt động vận dụng kiến thức lý thuyết bằng hợp tác giữa HS - HS (hoạt động nhóm), giữa HS - GV (nêu câu hỏi, giải đáp thắc mắc), nâng mức lĩnh hội kiến thức mới lên bậc hiểu, vận dụng; qua đó vừa bồi dưỡng các NLTH vừa đào sâu mở rộng kiến thức. Như vậy, qua các hoạt động học tập trong mô hình lớp học đảo ngược, HS sẽ được rèn luyện tính tự giác, tích cực, đúng kế hoạch, tự đặt câu hỏi khi TH ở nhà với E-learning,Khi học với bạn, HS được rèn luyện các KN trao đổi làm việc nhóm; Khi học thầy, HS hỏi thầy, lắng nghe, ghi chép, học hỏi phong thái giao tiếp của thầy. HS còn được học và rèn luyện các KN viết, nói, thuyết trình,... Hạn chế khi học tập với E-learning là không có nhiều điều kiện rèn luyện các KN sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy phê bình, các kĩ năng giao tiếp,Mô hình lớp học đảo ngược đã tạo điều kiện khắc phục hạn chế này của E-learning. Trên lớp HS được tham gia hoạt động nhóm, rèn luyện các KN hợp tác, giao tiếp, trình bày, GQVĐ... Muốn vậy, HS phải có những kiến thức nền tảng nhất định. Chính TH ở nhà với E-learning là chìa khóa giúp HS thực hiện tốt hoạt động trên lớp của mình. b. Thực trạng dạy học online. Đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có hoạt động Giáo dục và đào tạo. Theo thống kê của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) cho thấy: 188 quốc gia trên thế giới đã thực hiện đóng cửa trường học các cấp từ ngày 04/05/2020, ảnh hưởng đến 91,3% học sinh, sinh viên. Tổng số học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng là 1.576.021.818 người. Tại Việt Nam, để ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời chỉ đạo các trường tiến hành tổ chức dạy học trên nền tảng trực tuyến. Việc dạy học trực tuyến trong thời gian đầu đã gặp rất nhiều khó khăn, do chưa có cách thức tổ chức phù hợp, Học sinh lại chưa quen với hình thức học tập này. Theo khảo sát của Tổ chức Mạng lưới giáo dục châu Á - Thái Bình Dương (APQN): “Từ tháng 3 đến tháng 5/2020, tỷ lệ học sinh không hài lòng khi tham gia học tập theo hình thức trực tuyến chiếm tỷ lệ rất cao đến 68%, cũng với kết quả khảo sát của tổ chức này vào tháng 7/2020, tỷ lệ không hài lòng giảm một nửa, chiếm khoảng 34%” (Nguồn tổ chức APQN 2020). Số liệu trên cho thấy rằng, dạy học trực tuyến đã có sự dịch chuyển tích cực, các trường học, tổ chức 4 Bảng 1: Thái độ của học sinh trong học tập trực tuyến Thái độ của học sinh khi tham gia Số lượng Tỉ lệ lớp học trực tuyến Chủ động 255 70,83% Vui vẻ, sôi nổi 183 50,83% Thờ ơ 39 10,83 Căng thẳng 90 25,0% Nhàm chán 102 28,33% Bị bắt buộc 32 8,89% Tập trung cao độ 120 33,33% Ý kiến khác 44 12,22% Tổng 360 100% Số liệu bảng trên cho thấy, học sinh có rất nhiều thái độ khác nhau trong quá trình học tập: Các thái độ tích cực như chủ động, sôi nổi, tập trung cao độ được học sinh lựa chọn khá cáo. Các thái độ tiêu cực như nhàm chán, căng thẳng, bị bắt buộc cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Nếu thái độ học tập tiêu cực sẽ triệt tiêu sự hứng thú, chủ động chiếm lĩnh tri thức, hiệu quả của bài học sẽ giảm rất nhiều. Ngoài ra, chúng tôi cũng đặt câu hỏi cho học sinh về sự hứng thú khi tham gia học tập trực tuyến, kết quả thu được: 12,2% không hứng thú, 39,6% ít hứng thú, 48,2% rất hứng thú. Như vậy, mức hứng thú chiếm tỉ lệ khá cao, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của các em trong học tập. * Nguyên nhân học sinh không hứng thú trong học tập trực tuyến Để tìm hiểu các nguyên nhân làm giảm sự hứng thú trong quá trình học tập của học sinh, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 2 6 2. Vai trò của bài giảng elearning theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học online nhằm định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Trong các lớp học truyền thống, vai trò của người thầy được đặt định quá cao, thầy giảng, trò nghe một phần cũng vì áp lực thời gian và quan niệm dạy học đơn thuần là chuyển giao tri thức. Mô hình lớp học đảo ngược có sự hỗ trợ của elearning đã tạo điều kiện giải phóng người thầy khỏi áp lực về thời gian, có nhiều cơ hội tương tác, động viên và thách thức để học sinh tiến bộ hơn. a. Hình thành thói quen tự lực nghiên cứu tài liệu trước khi tới lớp Hoạt động tự học ở nhà trên Elearning sẽ giúp học sinh hình thành thói quen tự lực nghiên cứu tài liệu trước khi tới lớp. Để hình thành thói quen này, học sinh cần phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh sự vật hiện tượng được tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những lí luận và hiểu biết đã có mà tự mình lĩnh hội kiến thức. Đây là bước khởi đầu để rèn luyện thói quen tích cực khám phá, tìm tòi mọi nơi, mọi lúc, mọi trường hợp và với nhiều đối tượng khác nhau, nâng cao dần lên học sinh sẽ chủ động, tự lực nghiên cứu, độc lập tự giác trong học tập và tăng dần là nề nêos làm việc khoa học. Để hoạt động tự học có chất lượng cao thì học sinh cần kiên trì, có thái độ nghiêm túc, tự giác và có quyết tâm. Khi đã thành thói quen thì học sinh sẽ thích thú với tự học, và biết các tự học có hiệu quả. Học sinh tự học bằng chính bản thân mình, học để hành, hành để học, qua quan sát rồi phân tích, tư duy, tự mình phát hiện ra bản chất sự vật hiện tượng. Cuối cùng, sẽ biết cách tổng hợp, khái quát và diễn đạt ra bằng lời các kiến thức đã học. b. Hình thành cho học sinh thói quen đặt câu hỏi Bằng cách tự chịu trách nhiệm với việc học của mình và với nguồn học liệu sẵn sàng trên E-learning, học sinh hoàn toàn có thể xem lại khi cần hoặc sử dụng các trợ giúp cá nhân sẵn có để có thể đặt câu hỏi thắc mắc và tự tìm câu trả lời đúng đắn cho mình. Với những vấn đề chưa hiểu rõ, học sinh sẽ chủ động hỏi giáo viên của mình. Khi biết mình cần hỏi gì, hỏi đúng trọng tâm chính của bài học là học sinh đã biết cách đặt câu hỏi và dần dần hình thành đước thói quen đặt câu hỏi cho vấn đề cần nghiên cứu. 8 diện cho nhóm của mình. Các kĩ năng đối thoại, thương lượng, giải quyết bất đồng, xung đột quan điểm biểu đạt ngôn ngữ, hành động, thông cảm, lắng nghe người khác cũng được bồi dưỡng và phát triển qua các hoạt động nhóm. Không những thế, học sinh có thể phát triển thêm các kĩ năng thể hiện tính thân thiện, ân cần, hỗ trợ người khác, kĩ năng phê bình và tự phê bình trong khi hợp tác. Qua việc rèn luyện các kĩ năng đó học sinh sẽ bồi dưỡng và phát triển cho bản thân năng lực ngôn ngữ. Ngoài ra, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách tổng hợp, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau như văn bản, biểu đồ, bản đồ tư duy... bằng ngôn ngữ, cách biểu đạt của chính các em chứ không phải nội dung trong tài liệu. e. Hình thành cho học sinh thói quen vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề Hiện nay, ngày càng nhiều trường đại học có xu hướng tuyển sinh qua các bài thi đánh giá năng lực. Qua phân tích và tổng hợp chúng tôi nhận thấy rằng, muốn có kết quả tốt trong kì thi đánh giá năng lực đó, học sinh không chỉ cần có kiến thức bộ môn mà còn phải có kiến thức cuộc sống, có năng lực tư duy sáng tạo và phải có năng lực vận dụng kiến thức có được để giải quyết vấn đề. Việc sử dụng các bài giảng E-learning trong dạy học trực tuyến sẽ bồi dưỡng và phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết, xác định cách thức giải quyết vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, khảo sát các khía cạnh, thu thập và xử lí thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận. Thực tế cho thấy nhiều học sinh có thể thu thập thông tin phong phú nhưng không biết hệ thống và xử lí thông tin như thế nào để phát hiện ra con đường tiệm cận giả thiết. Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải cần hướng dẫn cẩn thận và kiên trì ngay từ những hoạt động ban đầu của giải quyết vấn đề. Tạo cho học sinh có thói quen, kĩ năng giải quyết vấn đề quan trọng hơn là truyền thụ kiến thức cho học sinh. Khi có kĩ năng giải quyết vấn đề, học sinh có thể áp dụng rất nhiều cả trong học tập và trong đời sống để lĩnh hội các tri thức cần thiết cho mình. Vì vậy, cần xem kĩ thuật giải quyết vấn đề vừa là công cụ nhận thức vừa là mục tiêu của việc dạy cho học sinh phương pháp tự học. Để học sinh có thói quen vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau thì học sinh cần phải nhận biết, tổng hợp, phân tích, so sánh các sự vật hiện tượng, suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những lý luận và hiểu biết đã có của mình, phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn xung đột, 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_bai_giang_elearnin.pdf