Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
1 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP CƠ SỞ TÊN SÁNG KIẾN: THIẾT KẾ VÀ ỨNG DỤNG HỌC LIỆU SỐ TRONG NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 – BỘ CÁNH DIỀU Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Thu Phương Chức vụ: Tổ phó chuyên môn Đơn vị công tác: THPT Thuận Thành 1 Môn giảng dạy: Lịch sử Thuận Thành, tháng 2 năm 2023 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến “Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều” 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu tháng 10 - 2022. 3. Các thông tin cần bảo mật: Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Trước khi thực hiện đề tài, tác giả cùng nhiều giáo viên bộ môn lịch sử khác thường rất lúng túng trong phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác các nguồn học liệu số phục vụ cho giảng dạy. Nguyên nhân là do nguồn học liệu số hiện nay vô cùng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, thiết kế, ứng dụng học liệu số như thế nào để nâng cao chất lượng và hứng thú của học sinh, phát triển năng lực của học sinh thì không phải giáo viên nào cũng tự tin làm tốt. Trước khi nghiên cứu đề tài, tác giả thường sử dụng học liệu số theo một số biện pháp sau: - Giáo viên sử dụng học liệu số (tranh ảnh, video) minh họa kiến thức cho học sinh. - Giáo án Powpoint thường đơn điệu và chỉ có tác dụng thay cho việc viết bảng. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Những phương pháp trên khiến học sinh rất thụ động trong tiếp nhận thông tin, có thể rất hứng thú nhưng lại quên lãng rất nhanh, đôi lúc việc đưa vào quá nhiều thông tin tham khảo còn khiến bài học trở nên rất nặng nề. Khả năng phối hợp giữa các thành viên không cao. Vì vậy, cần phải đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh tương tác cùng học liệu số để đem lại cho học sinh hứng thú và hiệu quả học tập cao hơn. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về học liệu số nói chung và thực tiễn của việc ứng dụng học liệu số trong giảng dạy lịch sử ở trường 5 Danh mục các từ viết tắt trong sáng kiến STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 HLS Học liệu số 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 DHLS Dạy học Lịch sử 5 LS Lịch sử 6 7 8 9 7 3. Cấu trúc của sáng kiến Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung của sáng kiến gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Các biện pháp vận dụng Chương 3: Kiểm chứng hiệu quả của các giải pháp PHẦN HAI: NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG 1.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến 1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ * Học liệu Mặc dù không phải mới xuất hiện nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển và đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, khái niệm “học liệu” ngày càng trở nên phổ biến, xuất hiện thường xuyên hơn trong các bài viết, báo cáo khoa học, có nhiều trung tâm nghiên cứu và sản xuất học liệu. Hiện nay, có hai cách hiểu cơ bản về khái niệm “học liệu” như sau: “Học liệu là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung học tập, nghiên cứu. Học liệu có thể sử dụng dưới dạng truyền thống (tranh ảnh, ảnh dạng thẻ)”. “Từ điển GreenWood về giáo dục” (The Greenwood Dictionary of Education) định nghĩa khái niệm học liệu à: “những phương tiện được sử dụng để hỗ trợ cho việc truyền đạt kiến thức hoặc phát triển kĩ năng. Ví dụ như sách giáo khoa, các nguồn tài liệu nghe nhìn, các chương trình máy tính và thiết bị thí nghiệm...”. Do đó, có thể hiểu chung nhất học liệu là các phương tiện vật chất mang, lưu giữ nội dung tri thức với ý tưởng sư phạm cụ thể để phục vụ việc dạy và học. * Học liệu số Thuật ngữ “học liệu số” hay “học liệu số” được giải thích là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, gồm: giáo trình điện tử, sách giáo khoa (SGK) điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác. Những học liệu này được số hóa 9 * Phân loại HLS trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Để nâng cao hiệu quả và thuận lợi trong quá trình sử dụng HLS trong DHLS, cần chú ý đến việc phân loại HLS. HLS ngày càng hoàn thiện về chất lượng và phong phú, đa dạng về loại hình. HLS có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên quan điểm tiếp cận như: phân loại theo nội dung học liệu; theo hình thức; theo mục đích sử dụng; theo chức năng; mức độ tương tác và theo định dạng... của HLS. Sử dụng trong DHLS, HLS có thể dựa vào định dạng để phân chia thành 2 loại: - Phân loại theo dạng thức kĩ thuật, học liệu số bao gồm các phần mềm máy tính (kể cả các phần mềm thí nghiệm mô phỏng), văn bản (text), bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video và hỗn hợp các dạng thức nói trên. - Phân loại theo mục đích sử dụng học liệu số trong các bước của hoạt động học, học liệu số có thể được chia thành: học liệu số nội dung dạy học, giáo dục, gồm hình ảnh, video, bài trình chiếu, thí nghiệm ảo; học liệu số nội dung kiểm tra đánh giá, gồm bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, phiếu khảo sát Việc phân loại học liệu số nên nhằm mục đích sử dụng hay vận dụng thế nào trong dạy học, giáo dục để đạt được mục tiêu, yêu cầu cần đạt. 1.1.3. Một số lợi ích, đặc điểm của học liệu số so với học liệu truyền thống - Tính đa dạng: học liệu số tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau như phần mềm máy tính, văn bản (text), bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video, bài trình chiếu.... - Tính động: nhờ khả năng phóng to, thu nhỏ, thay đổi màu sắc, thay đổi hướng, cách di chuyển hay xuất hiện, nhiều học liệu số tạo hứng thú trong dạy học, giáo dục, phù hợp với hoạt động nhận thức, khám phá và vận dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học. Việc tìm kiếm thông tin trên các sách, tài liệu điện tử được thực hiện dễ dàng hơn, nhanh chóng với các siêu liên kết, các tính năng của phần mềm. Tính động của học liệu số còn thể hiện ở khả năng lưu trữ, chuyển đổi giữa các dạng thức khác nhau, các hình thức khác nhau tùy theo ý tưởng dạy học, giáo dục và những điều kiện vận dụng cụ thể. Ngoài ra, tính động còn cho phép sử dụng học liệu số một cách linh hoạt và hướng đến sự tương tác một cách chủ động giữa người học và học liệu số cũng như giữa người học và người dạy. - Tính cập nhật: nhờ khai thác ưu điểm tức thời và tốc độ của CNTT, việc phát hành, cập nhật nguồn học liệu số thường thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn, khó bị giới hạn bởi khoảng cách địa lí hay giãn cách xã hội. Nguồn học liệu số không ngừng được bổ sung, điều chỉnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng và những thay đổi của cuộc sống thực tiễn, nhằm chính xác hóa thông tin, cập nhật những kết quả của hoạt động nhận thức và khám phá những điều mới mẻ. Điều này cũng nhắc nhở GV, HS cần quan tâm đến tính cập nhật thường xuyên và nhanh chóng của học liệu số để xem xét điều chỉnh phù hợp, kịp thời. 1.2. Thực trạng việc sử dụng học liệu số trong DHLS Từ thực tế, việc dạy- học LS hiện nay đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Cơ chế thị trường xâm nhập vào học đường, làm xuất hiện quan niệm coi môn LS 11 A. Rất thích 20 13,3 B. Thích. 30 20 C. Bình thường 95 63,4 D. Không thích 5 3,3 Câu 2: Những hoạt động em thích trong giờ học môn LS? - Nghe GV giảng và ghi chép 50 33,3 - Nghe giảng kết hợp xem tranh ảnh 30 20 - Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức qua xem 70 46,7 phim, ảnh động, làm bài tập tương tác Câu 3: Thầy cô giáo dạy LS của em có sử dụng học liệu số giúp các em được tương tác với kiến thức nhiều hơn không? A. Thường xuyên 45 30 B. Đôi khi 100 66,7 C. Chưa bao giờ 5 3,3 Câu 4: Thầy/cô giáo của em thường ứng dụng học liệu số theo hình thức nào? A. Dùng học liệu số để minh hoạ kiến thức 80 53,3 B. Dùng học liệu số giúp học sinh tạo hứng thú, khám phá kiến thức mới và luyện tập. 30 20 C. Dùng học liệu số trong chuẩn bị bài mới. 40 26,7 Câu 5: Em cảm thấy như thế nào khi được thầy cô ứng dụng học liệu số trong giờ học LS? A. Thích thú, hiểu và nhớ bài hơn B. Không hào hứng 123 82 C. Ý kiến khác 15 10 12 8 Từ kết quả điều tra, cho thấy HS muốn học tập LS bằng những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, không muốn đi theo lối mòn : “Thầy đọc – trò chép” không kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của người học. HS vẫn muốn được đa dạng hoá các hình thức tiếp cận kiến thức thông qua các loại hình học liệu số chiếm 46,7 %. Vì vậy, để thực hiện thành công trong công chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử năm 2022, GV cần chủ động, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hoá hình thức truyền đạt kiến thức thông qua sử dụng học liệu số nhằm tăng hứng thú và hiệu quả học tập cho HS. Bên cạnh những HS rất thích (chiếm 13,3 %) và thích (20 %) học môn LS coi đây là môn học bổ ích, lí thú, cần thiết thì vẫn có số đông HS có quan điểm sai lầm, lệch 13 thú thật sự khi GV thay đổi cách dạy, cho các em cơ hội được làm việc nhiều hơn, được tiếp cận những nguồn kiến thức mới và phong phú hơn nhưng GV chưa vận dụng thường xuyên cách dạy này. Vì vậy, các em chưa có điều kiện để thay đổi cách học vẹt, học thuộc lòng. Trên thực tế nếu trong mỗi giờ học HS được tiếp cận với HLS, được GV tổ chức làm việc cùng HLS sẽ nắm bài hiệu quả hơn. * Nguyên nhân của thực trạng - Về phía GV: + Việc sử dụng HLS từ xưa đến nay chủ yếu là cho HS xem video, tranh ảnh minh hoạ. Thậm chí, với nhiều GV, bài trình chiếu Powerpoint chỉ là cách thức thay việc viết bảng. + Việc vận dụng HLS nhằm phát huy tính tích cực của HS trong DHLS chưa được đặt ra như một tiêu chí bắt buộc đánh giá giờ dạy của GV để kích thích sự sáng tạo, vận dụng cái mới khiến cho bài học trở nên sinh động. - Về phía HS: + Chưa có quan niệm đúng về bộ môn LS, tâm lí coi nhẹ môn học còn phổ biến, chưa có ý thức tự giác cao vẫn học theo kiểu ghi chép bài giảng của thầy cô để trả bài. + Quá trình tiếp thu kiến thức còn thụ động, chưa tích cực tham gia vào công việc học tập. - Ngoài ra: Việc cung cấp cơ sở, vật chất thiết bị trường học chưa tốt, hệ thống phòng học kết nối mạng internet chưa được phổ cập nhiều, nơi có, nơi không chưa đồng bộ. Tóm lại, từ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng HLS trong DHLS đã khẳng định rõ sự cấp thiết phải tiến hành công việc này. HLS nếu được tìm hiểu kĩ, vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp, kĩ thuật với nhau sẽ thực sự hiệu quả để đạt được mục tiêu bài học, nâng cao hiệu quả bài học. Chính vì vậy, việc vận dụng HLS trong giảng dạy là một biện pháp hữu hiệu góp phần đổi mới PPDH ở trường phổ thông nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS và nâng cao hiệu quả bài học LS. Chương 2 CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC SỐ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 SÁCH CHỦ ĐỀ - BỘ CÁNH DIỀU 2.1. Nội dung kiến thức cơ bản Chương trình lịch sử lớp 10 sách Chủ đề Bộ Cánh diều gồm những nội dung chủ yếu sau : * Chủ đề định hướng nghề nghiệp - Lịch sử và Sử học - Vai trò của Sử học * Chủ đề lịch sử
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_ung_dung_hoc_lieu_so_trong.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học L.pdf