Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và ứng dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10

docx 40 trang sk10 03/09/2024 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và ứng dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và ứng dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và ứng dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10
 Phần 1. Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài
 1. Đổi mới giáo dục là một công việc mang tính chất lâu dài và đòi hỏi phải 
tiến hành toàn diện trên nhiều mặt, bao gồm đổi mới về chương trình, sách giáo 
khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá Trong đó, đổi mới phương pháp 
dạy học được xem là khâu then chốt và đổi mới kiểm tra đánh giá được xem là động 
lực thúc đẩy sự đổi mới toàn bộ quá trình dạy học.
 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực là yêu cầu được 
đặt ra trong chương trình tổng thể và chương trình Ngữ văn theo mô hình năng lực 
từ sau năm 2018. Theo đó, ba phương diện chính cần đổi mới trong kiểm tra đánh 
giá ở trường phổ thông: một là, đổi mới mục đích đánh giá (không chỉ nhằm phân 
loại học lực học sinh mà nhằm cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học, để 
phát triển năng lực người học); hai là, đa dạng hóa công cụ đánh giá (kết hợp hình 
thức tự luận, trắc nghiệm, quan sát) và ba là, đổi mới chủ thể đánh giá (không chỉ 
giáo viên mà cả học sinh cũng tham gia đánh giá).
 Như vậy, theo xu hướng đổi mới, người học cần chuyển từ trạng thái bị động 
trong kiểm tra đánh giá sang chủ động đặt ra mục tiêu phấn đấu, lựa chọn phương 
pháp phù hợp, tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân so với các tiêu chí để từ đó 
có kế hoạch cải tiến chất lượng học tập kịp thời và hiệu quả. Do đó, cần có một công 
cụ đánh giá phù hợp hơn hình thức đáp án – thang điểm như hiện nay. Một trong 
những xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay là xây dựng tiêu chí đánh giá môn 
học theo Rubric.
 2. Đối với môn Ngữ văn, bộ phận Đọc hiểu đóng một vai trò quan trọng, có 
thể ví như cánh cửa đầu tiên để hình thành năng lực tiếp nhận văn bản và là tiền đề 
để hướng đến năng lực tạo lập văn bản. Thực tiễn cho thấy hoạt động kiểm tra đánh 
giá trong phân môn Đọc hiểu cần tiếp tục tích cực đổi mới, bởi cho đến nay, chúng 
ta chủ yếu mới dừng lại ở việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá (tổ chức các hoạt 
động cho học sinh thay vì chỉ hỏi đáp; đánh giá đa phương tiện) còn việc đổi mới 
nhận thức về mục đích, công cụ, chủ thể đánh giá trong dạy học Đọc hiểu thì chưa 
được quan tâm đúng mức. Rubric là một công cụ có nhiều ưu điểm trong đánh giá 
kết quả học tập của người học, đặc biệt có thể đáp ứng đòi hỏi của ba phương diện 
trong thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực. Cụ thể hóa chuẩn kiến thức 
kĩ năng thành các tiêu chí kiểm tra đánh giá, Rubric hoàn toàn có thể được vận dụng 
vào dạy học Đọc hiểu nhằm tăng tính tương tác, tăng hiệu quả và phát huy cao năng 
lực của học sinh. Trong đề tài này, chúng tôi dẫn một trường hợp minh họa là xây 
dựng và vận dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự 
dân gian cho học sinh lớp 10.
 1 2. Thiết kế bộ Rubric cho hoạt động kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác 
phẩm tự sự dân gian lớp 10
 3. Ứng dụng cụ thể Rubric trong hoạt động dạy học chủ đề tự sự dân gian
lớp 10
 III. Hiệu quả của đề tài
 1. Đối tượng áp dụng của đề tài
 2. Phạm vi áp dụng của đề tài
 3. Hiệu quả của đề tài
 3 - Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác, độ tin cậy, độ giá trị và 
thuận tiện khi sử dụng: phải đo được chính xác những mục tiêu mong đợi của kiến 
thức kĩ năng, thái độ mà người giáo viên cần đánh giá; giáo viên cần phối hợp đa 
dạng các công cụ đánh giá nhằm tạo hứng thú với người được đánh giá.
 - Cần có sự tham gia của chủ thể học sinh bên cạnh giáo viên trong việc đánh 
giá: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng năng lực, lấy học sinh làm trung 
tâm coi trọng vai trò của học sinh trong cả khâu kiểm tra đánh giá, khuyến khích 
người học tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
 Loại hình đánh giá tham chiếu theo tiêu chí là loại hình thích hợp để đánh giá 
năng lực, được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Trong đánh giá tham chiếu theo 
tiêu chí, học sinh được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã xác định rõ ràng về thành 
tích đạt được so với chuẩn đầu ra hay mục tiêu đề ra. Khi đánh giá theo tiêu chí, 
chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lực của những 
người khác, mà phụ thuộc vào mức độ cao thấp của chính học sinh được đánh giá 
so với các tiêu chí cụ thể. Bộ công cụ để đánh giá dựa trên tiêu chí có thể là bài 
kiểm tra, thang đo hoặc rubric (phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí). Bắt đầu từ 
năm 2004, chương trình dạy học dự án Intel đã được giới thiệu ở Việt Nam và rubric 
là một trong những công cụ được dùng để đánh giá bộ sản phẩm dự án của học sinh. 
Tuy nhiên, việc vận dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá 
trình dạy học thì vẫn chưa phổ biến, cần được quan tâm hơn trong yêu cầu đổi mới 
kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực từ sau 2018.
 5 Với người học, Rubric được thiết kế giúp họ hiểu rõ hơn các mong đợi của 
người dạy, của nhà trường, của yêu cầu môn học, bài học với bản thân. Từ đó, người 
học có động cơ học tập tốt hơn, chủ động hơn, tích cực hơn, có trách nhiệm hơn, có 
thể tự giám sát, tự đánh giá việc học của mình và có biện pháp cải thiện để đạt được 
kết quả như mong muốn. Như vậy, nhờ vận dụng Rubric, khoảng cách giữa người 
dạy và người học, giữa việc dạy và việc học có thể được thu hẹp lại.
 Đây là những cơ sở lí luận quan trọng để chúng tôi thiết kế và ứng dụng 
Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học 
sinh lớp 10.
2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Yêu cầu và thực trạng kiểm tra đánh giá trong dạy đọc hiểu hiện nay
 Trong môn Ngữ văn, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng 
lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc, viết.
 Đánh giá hoạt động đọc tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề 
của văn bản, quan điểm và ý định của người viết; xác định các đặc điểm thuộc về 
phương thức thể hiện, nhất là về kiểu văn bản, thể loại và ngôn ngữ sử dụng; trả lời 
các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khác nhau; lập luận, giải thích cho cách hiểu 
của mình; nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân; 
thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề đặt ra trong văn bản; liên hệ, đối chiếu giữa 
các văn bản và giữa văn bản với đời sống.
 Đánh giá hoạt động viết tập trung yêu cầu học sinh tạo lập các kiểu văn bản. 
Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu 
bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày.
 Đánh giá hoạt động nói và nghe tập trung vào yêu cầu học sinh nói đúng chủ 
đề và mục tiêu; sự tự tin, năng động của người nói; biết chú ý đến người nghe; biết 
tranh luận và thuyết phục; có kĩ thuật nói thích hợp; biết sử dụng các phương tiện 
giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ. Với kĩ năng nghe, yêu cầu 
học sinh nắm bắt nội dung người khác nói; nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý 
định của người nói; biết đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trao đổi để kiểm tra những thông 
tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói; biết lắng nghe và tôn 
trọng những ý kiến khác biệt.
 Những kĩ năng này đều được hình thành, phát triển trong mỗi đơn vị bài học. 
Quan trọng là người giáo viên phải làm thế nào để khơi dậy phát huy hết năng lực 
cho học trò, tạo cơ hội cho các em hoạt động, thể hiện hết khả năng của mình. Thực 
tế hiện nay, dù giáo viên đã có nhiều chuyển mình tích cực đổi mới phương pháp 
dạy học nhưng việc đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên liên tục trong suốt quá 
trình dạy học, quan tâm đánh giá nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh 
vẫn chưa thực sự trở mình mạnh mẽ. Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trong giờ 
học đọc hiểu văn bản nhiều khi còn đơn điệu, gây nhàm chán, mệt mỏi, không hứng
 7 2.2. Những yêu cầu thực tiễn đặt ra cho hoạt động kiểm tra đánh giá năng 
lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian của học sinh lớp 10
 Chuyên đề tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 gắn liền với 
7 văn bản cụ thể: “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích “Đăm Săn” – sử thi Tây Nguyên); 
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” (truyền thuyết); “Uy-lít-xơ 
trở về” (trích “Ô-đi-xê” – sử thi Hi Lạp); “Rama buộc tội” (trích “Ra-ma-y-a-na” – 
sử thi Ấn Độ); “Tấm Cám” (truyện cổ tích ); “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải 
bằng hai mày” (truyện cười). Như vậy, học trò được đọc hiểu các thể loại tự sự dân 
gian là Sử thi, Truyền thuyết, Truyện cổ tích và Truyện cười. Riêng thể loại Sử thi 
có 3 tác phẩm, Sử thi Tây Nguyên, Sử thi Hi Lạp và Sử thi Ấn Độ; bài “Rama buộc 
tội” khuyến khích học sinh tự đọc.
 Về nội dung, việc kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian 
của học sinh lớp 10 cần chú ý các yêu cầu cụ thể sau:
 Đánh giá hoạt động đọc: Tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề 
của mỗi văn bản; xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện, nhất là về 
đặc trưng mỗi thể loại và ngôn ngữ sử dụng; trả lời câu hỏi theo những cấp độ tư 
duy từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng; lập luận, giải thích cho cách hiểu của 
mình nhất là những tác phẩm đã ra đời ở nhiều thế kỉ trước có nhiều điểm khác biệt 
so với bối cảnh xã hội hiện tại mà các em sống; đánh giá về giá trị và sự tác động 
của văn bản đối với bản thân; thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề đặt ra trong 
các văn bản; liên hệ, so sánh giữa các văn bản cùng thể loại; giữa các thể loại của 
cùng loại hình tự sự dân gian; giữa văn bản với đời sống.
 Đánh giá hoạt động viết: Có thể kiểm tra kĩ năng viết của học sinh ngay trong 
giờ đọc hiểu qua kĩ thuật “Viết lời bình 1 phút” hoặc có thể kiểm tra kĩ năng tạo lập 
văn bản nghị luận về tác phẩm tự sự dân gian qua bài kiểm tra giữa kì. Cả hai hình 
thức này đề có thể sử dụng Rubric để đánh giá, đều rất hiệu quả.
 Đánh giá hoạt động nói và nghe: Kĩ năng nói và nghe sẽ được thể hiện rõ nhất 
khi các em được tham gia các hoạt động nhóm, tranh luận, nhất là khi các em được 
chủ động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trên một thang chuẩn có trước. Rubric tỏ 
ra ưu thế trong việc phát huy năng lực này của học sinh.
 Về cách thức đánh giá, có hai cách là đánh giá thường xuyên và đánh giá định 
kì. Giáo viên cần quan tâm đến đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong 
suốt quá trình dạy học, thông qua các hoạt động học tập cụ thể do giáo viên tổ chức. 
Đánh giá định kì được thực hiện giữa kì và cuối kì, thường thông qua các bài viết. 
Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải đảm bảo nguyên tắc học sinh được 
bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng 
và tư duy logic; những suy nghĩ tình cảm của chính học sinh, không vay mượn, sao 
chép; khuyến khích các bài viết có cá tính, sáng tạo. Học sinh cần được hướng dẫn 
tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng 
để đánh giá các phẩm chất, năng lực này.
 9 Với đánh giá định kì, bài kiểm tra viết giữa kì có phần trọng tâm là kĩ năng nghị 
luận về tác phẩm hoặc một yếu tố trong tác phẩm tự sự dân gian. Ở đây, chúng tôi 
lựa chọn dạng đề phân tích/cảm nhận nhân vật, cụ thể là nhân vật Mị Châu trong 
Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Chúng tôi cũng xây 
dựng Rubric đánh giá năng lực làm văn nghị luận của học sinh với đề cụ thể:
 Trong bài thơ Tâm sự, Tố Hữu viết:
 Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu 
 Trái tim lầm chỗ để trên đầu
 Nỏ thần vô ý trao tay giặc 
 Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu
 Phân tích nhân vật Mị Châu trong Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị 
Châu – Trọng Thủy”, từ đó bình luận ngắn gọn quan niệm trên.
 Như vậy, ở đề tài này chúng tôi sẽ triển khai thiết kế 6 Rubric hỗ trợ đánh giá 
năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10, trong những hoạt 
động học tập cụ thể.
 1.2. Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng, xác định các tiêu chí đánh giá cụ 
thể của mỗi Rubric
 1.2.1. Rubric đánh giá năng lực hoạt động nhóm cho nội dung tìm hiểu Cảnh 
thách đấu của Đăm Săn và Mtao Mxây
 Trước hết, cần xác định chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt.
 - Về kiến thức: + Ở phân cảnh cụ thể này, học sinh cần thấy được cốt cách, bản 
lĩnh phi thường của người anh hùng Đăm Săn trong thế đối lập với sự hèn nhát, đê 
tiện, phi nghĩa của Mtao Mxây; nắm được nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, tạo không 
khí kịch tính, nghệ thuật đòn bẩy trong khắc họa nhân vật, miêu tả nhân vật qua ngôn 
ngữ và hành động.
 + Qua đó, học sinh cần thấy được đặc trưng của nhân vật Sử thi anh hùng nói 
riêng và đặc trưng Sử thi nói chung.
 - Về kĩ năng: ở hoạt động này có 2 kĩ năng cơ bản là kĩ năng làm việc nhóm (kĩ 
năng hợp tác, kĩ năng trình bày, kĩ năng tranh biện) và kĩ năng đọc hiểu Sử thi (kĩ 
năng phân tích nhân vật Sử thi) cần chú ý.
 Dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng, có thể xác định các tiêu chí đánh giá năng 
lực học sinh qua hoạt động này như sau:
 - Thời gian: Thời gian hoàn thành nhiệm vụ nhóm không quá thời gian quy 
định.
 - Nội dung đọc hiểu: Đặc điểm nhân vật anh hùng Đăm Săn qua màn thách đấu; 
nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Sử thi Đăm Săn.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_ung_dung_rubric_vao_kiem_t.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và ứng dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm t.pdf