Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật - Sinh học 10 THPT

doc 28 trang sk10 30/07/2024 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật - Sinh học 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật - Sinh học 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật - Sinh học 10 THPT
 A SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔ LƯƠNG 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN 
 CHO HỌC SINH KỸ NĂNG HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC 
 PHẦN VI SINH VẬT –SINH HỌC 10 THPT
 Người thực hiện :Phạm Thị Dung
 Tổ : KHTN
 SĐT: 0979216500
 Năm học 2021-2022
 1
 Quảng Bình, tháng ..... năm ........ 3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Định hướng chung của việc đổi mới phương pháp dạy học là: “Đổi mới 
phương pháp dạy học ở tất cả các cấp và bậc học, kết hợp tốt học với hành, gắn 
nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng 
cho HS những kĩ năng, tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
 Hiện nay, xu thế chung của việc đổi mới phương pháp dạy học có nhiều tiềm 
năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS chuyển từ hình 
thức giáo viên chỉ giới hạn vào việc truyền đạt thông tin cho HS sang hình thức 
giáo viên tổ chức hoạt động độc lập nhận thức của HS qua đó phát huy tính tích 
cực, độc lập và sáng tạo của HS.Việc chuyển hoá những thành tựu của rất nhiều 
ngành khoa học kỹ thuật,nhiều phương pháp khác nhau vào dạy học là một tiềm 
năng vô tận tạo nên sức mạnh cho công nghệ dạy học hiện đại. Trong đó đáng chú 
ý là tổ chức hoạt động trải nghiệm.
 Như chúng ta đã biết, Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có ứng dụng 
rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong sản xuất. Quá 
trình dạy học bộ môn Sinh học không chỉ đơn thuần là trang bị cho HS kiến thức 
mà phải thông qua kiến thức để hình thành và bồi dưỡng cho HS kĩ năng tư duy, 
năng lực nhận thức để các em có khả năng tự học và vận dụng kiến thức đã học 
vào thực tiễn. Một trong những biện pháp hữu hiệu để hình thành và phát triển kĩ 
năng tư duy cho HS là sử dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm. Thông qua hoạt 
động trải nghiệm HS vừa lĩnh hội được sâu sắc kiến thức vừa rèn luyện được các kĩ 
năng tư duy, tạo cho các em hứng thú, niềm tin trong quá trình học tập. Trên cơ sở 
đó, các em biết vận dụng các kiến thức Sinh học vào đời sống đáp ứng yêu cầu 
giáo dục tổng hợp, hướng nghiệp cho HS khi ra trường và tiếp tục theo học ở các 
bậc cao hơn. 
 Trong thực tế giảng dạy các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn 
Sinh học nói riêng ở nhà trường phổ thông hiện nay, phần lớn giáo viên vẫn còn 
áp dụng phương pháp dạy học truyền thống : thông báo,nhồi nhét kiến thức, lí 
thuyết chưa gắn với thực hành. HS không được tạo điều kiện để bồi dưỡng phương 
pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học,phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề 
chỉ chú ý giảng dạy kiến thức mà chưa chú ý đến giảng dạy gắn với thực hành. Hầu 
hết, Giáo viên có tâm lí ngại sử dụng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, tổ 
chức hoạt động trải nghiệm trong các giờ dạy để giảng dạy không đúng quy trình 
dẫn đến HS không được tạo điều kiện để rèn luyện kĩ năng,tư duy khoa học, không 
phát triển năng lực của bản thân. Hậu quả học sinh chỉ nắm được các kiến thức lí 
thuyết hàn lâm mà không rèn được các kĩ năng, hạn chế sự phát triển tư duy của 
HS, dần dần mất đi những hiểu biết sáng tạo vô cùng lí thú của bộ môn khoa học 
thực nghiệm này và gây mất hứng thú về sự yêu thích bộ môn Sinh Học.
 1 - Thực nghiệm sư phạm để khảo sát để có sự so sánh về mức độ thu nhận kiến thức 
của HS giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng xác định hiệu quả rèn luyện kĩ năng 
hợp tác cho học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu Tổ chức HĐTN dạng tham quan, thực hành để dạy vi sinh vật - Sinh học 10 
THPT thì nâng cao được hiệu quả việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh. 
5. Điểm mới của đề tài 
 - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh 
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
 - Đề xuất quy trình tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Sinh Học
 - Thiết kế các HĐTN trong phần Sinh học vi sinh vật- Sinh học 10 THPT và tổ 
chức các hoạt động đó một cách hợp lí thì sẽ rèn luyện được kỹ năng hợp tác cho 
học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
 - Phạm vi nội dung: Tổ chức được một số hoạt động trải nghiệm trong dạy 
học phần vi sinh vật, Sinh học 10 THPT để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học 
sinh .
 - Phạm vi thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm tại các lớp 10 trong trường 
THPT .
 II. NỘI DUNG
 1. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng hợp tác trong dạy học bộ môn sinh ở 
trường THPT.
 Trong quá trình điều tra thực trạng dạy và học môn Sinh học, thực trạng rèn 
luyện một số kỹ năng cho học sinh ở một số trường , tôi thấy thực trạng của việc 
dạy học môn Sinh học ở trường như sau:
1.1.Ưu điểm
 - Học sinh năng động, sáng tạo, thích khám phá, trải nghiệm các hoạt động 
ngoài trời. Thích vừa học vừa thực hành, học lí thuyết đi đôi với thực hành.
 - Cơ sở vật chất không ngừng được tăng cường như phòng học bộ môn, 
tranh ảnh, thiết bị dạy học đáp ứng cho yêu cầu đổi mới.
 - Giáo viên luôn đổi mới dạy học theo xu hướng lấy học sinh làm trung tâm.
 - Đặc biệt môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, phản ánh những khái 
niệm, hiện tượng,cơ chế qui luật trong tự nhiên và chính bản thân của mỗi con 
người và điều này giúp cho giáo viên có thể đổi mới dạy học theo hướng khám phá
1.2. Tồn tại
 - Đối với giáo viên đã có nhiều sự thay đổi đáng kể trong việc áp dụng các 
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực trong giảng dạy. Nhưng để rèn 
 3 - Nâng cao trách nhiệm trong công việc: Mỗi các nhân phải hoàn thành tốt 
nhiệm vụ của nhóm. Muốn hoàn thành tốt thì các cá nhân nâng cao trách nhiệm 
trong tất cả các khâu từ khâu phân chia nhóm, giao nhiệm vụ, tiến hành và tổng hợ 
kết quả. Đặc biệt là luôn hợp tác cùng nhau trong khi tham gia các hoạt động trải 
nhiệm mới mở.
 2.1.2. Hoạt động trải nghiệm 
 - Mô hình HĐTN theo Divid A Kolb (1984), chu kì học tập qua trải nghiệm 
bao gồm 4 giai đoạn như sau:
 Trải nghiệm
 cụ thể 
 (1)
 Thực hành Phản ánh qua
 chủ động quan sát 
 (4) (2)
 Khái quát hóa
 trừu tượng
 (3)
2.1.3. Một số dạng HĐTN trong dạy học Sinh học.
 - Tham quan, dã ngoại.
 - Thực hành thí nghiệm.
 - Dự án học tập.
 - Ngoại khóa.
2.1.4.Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng hợp tác
 - HĐTN làm tăng tính hấp dẫn trong học tập.
 - Phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh. 
 - HĐTN tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành. 
 - Dạy học trải nghiệm giúp gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trong và 
ngoài nhà trường. 
 - HĐTN gắn kết giữa người dạy và người học.HĐTN là mô hình học tập tiên 
tiến nhằm giúp học sinh hoàn thiện bản thân mình. 
2.2.Tổ chức một số HĐTN trong dạy học phần vi sinh vật, Sinh học 10 THPT.
 5 * Tiến trình tổ chức:
Bước Hoạt động của GV và HS
 - GV dẫn dắt vấn đề: VSV có kích thước hiển vi, vậy thì sự sinh 
 trưởng và sinh sản của chúng có giống với các nhóm sinh vật 
 GV đặt vấn khác hay không?
 đề
 => Để tìm hiểu vấn đề này, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu 
 chủ đề: "Sinh trưởng và sinh sản của VSV".
 - Chia nhóm: Chia theo tổ, tổ trưởng là nhóm trưởng và cho 
 nhóm cử thư kí để ghi chép ý kiến khi thảo luận.
 - Giao nhiệm vụ:
 Bài tập 1: Nghiên cứu về sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn 
 trong môi trường nuôi cấy không liên tục, rồi hoàn thành bảng 
 sau:
 Các pha sinh trưởng Đặc điểm
 Pha tiềm phát
 Pha lũy thừa
 Pha cân bằng
 Pha suy vong
 Chia nhóm 
và giao nhiệm Bài tập 2: Phân biệt giữa hình thức nuôi cấy không liên tục và 
 vụ. nuôi cấy liên tục?
 Bài tập 3: Phân biệt các hình thức sinh sản ở VSV?
 Bài tập 4: Nghiên cứu mục II – bài 27 SGK để hoàn thành phiếu 
 học tập sau:
 Ảnh hưởng Ứng dụng
 Nhiệt độ
 Độ ẩm
 Độ Ph
 Ánh sáng
 Áp suất thẩm thấu
 Bài tập 5: Tham quan cơ sở trồng Nấm trên địa bàn để nghiên 
 7 - Các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau bằng cách ghi 
 Đánh giá kết thông tin đánh giá vào phiếu đánh giá.
 quả hoạt 
 - GV nhận xét và đánh giá HS thông qua kết quả quan sát.
 động.
 - HS tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
 * Sản phẩm hoạt động của HS nhóm 1 – lớp 10T4.
 Bài tập 1: Đặc điểm của các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi 
cấy không liên tục:
 Các pha sinh trưởng Đặc điểm
 Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia 
 tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để 
 Pha tiềm phát phân giải các chất.
 Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng 
 Pha lũy thừa theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại. Có thể 
 thu hoach sinh khối cuối pha lũy thừa
 Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời 
 Pha cân bằng gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế 
 bào chết đi).
 Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất 
 Pha suy vong dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy 
 ngày càng nhiều).
Bài tập 2: Phân biệt giữa hình thức nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục?
 Nuôi cấy không liên tục Nuôi cấy liên tục
 - Không được bổ sung chất dinh dưỡng - Bổ sung thường xuyên chất dinh 
 và không được lấy đi các sản phẩm dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất 
 chuyển hóa. thải trong quá trình nuôi cấy.
 - Có pha suy vong. - Không có pha suy vong, dừng lại ở 
 - Pha lũy thừa rất ngắn. pha cân bằng động.
 - Pha cân bằng ngắn hơn. - Pha lũy thừa kéo dài hơn.
 - Đến 1 giới hạn nào đó sự sinh trưởng - Pha cần bằng duy trì liên tục.
 ngừng hẳn, sinh khối giảm. - Sự sinh trưởng duy trì liên tục.
 - Thường xảy Trong tự nhiên - Ứng dụng trong sản xuất
 Bài tập 3: Phân biệt các hình thức sinh sản ở VSV?
 - Sinh sản ở VSV nhân sơ:
 9 chuyển động ánh sáng... hoặc ức chế VSV
 Ảnh hưởng đến sự phân chia của vi Thay đổi áp suất thẩm thấu 
 Áp suất 
 khuẩn. để tiêu diệt hoặc ức chế sự 
 thẩm thấu
 sinh trưởng của VSV.
 Bài tập 5: Tham quan cơ sở trồng Nấm trên địa bàn để nghiên cứu, tìm hiểu và 
thực hành trồng Nấm sò để phục vụ gia đình?
 - HS tiến hành phân công nhiệm vụ trong nhóm và chuẩn bị địa điểm để tiến 
hành thực hiện.
 - GV yêu cầu sản phẩm của các nhóm gồm có: 1 bài báo cáo bằng Powerpoint 
về kết quả thực hiện dự án và sản phẩm nấm sò mà nhóm đã trồng được.
 - Một số hình ảnh về hoạt động tải nghiệm
 Sản phầm sau 14 ngày hoạt động của nhóm – lớp 10T4.
2.2.2. Tổ chức HĐTN dạng thực hành thí nghiệm để dạy bài "Thực hành lên 
men êtilic và lactic"- Sinh học 10 THPT.
 *Mục tiêu của bài học:
 - Kiến thức:
 + Giải thích được cơ sở khoa học của việc lên men êtilic và lên men lactic.
 + Biết làm thí nghiệm và quan sát được hiện tượng lên men êtilic.
 + Biết làm sữa chua và muối chua rau quả.
 - Thái độ:
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thong_qua_hoat_dong_trai_nghiem_de_ren.doc