Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10

docx 45 trang sk10 16/01/2025 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT CẤP 2-3 TỈNH VĨNH PHÚC
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học 
sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm nâng cao hiệu quả bài 
học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10.
 Tác giả sáng kiến: Vũ Thị Trâm
 Mã sang kiến: 04.57.02
 DANHVĩnh MỤC Phúc, CÁC nămCHỮ 2021CÁI VIẾT TẮT
 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu:
 Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử theo tinh thần đổi 
 mới giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học ( PPDH) có ý nghĩa quan trọng nhằm 
 đáp ứng yêu cầu đào tạo con người của xã hội. Vậy bản chất của quá trình đổi mới PPDH 
 lịch sử ở trường THPT là gì?
Quan niệm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS nêu rõ vai trò tổ 
chức, hướng dẫn điều khiển của GV trong quá trình nhận thức của HS. Còn HS là nhân 
vật trung tâm trong quá trình dạy học, được phát huy các năng lực, phẩm chất nhận thức 
để chiếm lĩnh lấy kiến thức. Tất nhiên, việc nhận thức của HS trong quá trình học tập 
khác với việc nghiên cứu của các nhà khoa học. Các em tiếp nhận những kiến thức mới 
đã được xác định, không phải đi tìm kiến thức mới như các nhà khoa học.
Việc học tập chỉ diễn ra trong một thời gian quy định và bao giờ cũng phải có sự hướng 
dẫn, giảng dạy của GV. Vì vậy, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS không 
có nghĩa là xem nhẹ vai trò của GV. Vậy thực chất của việc phát huy tính tích cực, chủ 
động sang tạo của HS trong quá trình dạy học là gì?
Các nhà giáo dục đã khẳng định rằng, quá trình nhận thức của HS là quá trình mà trong 
đó, HS với tư cách là chủ thể phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình, nắm 
được bản chất và quy luật của nó và vận dụng vào các quy luật này để làm biến đổi nó, 
cải tạo nó. Đó chính là quá trình nhận thức từ cảm tính sang lý tính và từ nhận thức lý 
tính trở về với thực tiễn. Qúa trình này chỉ có thể hoàn thành khi HS có các phẩm chất 
nhất định như tự giác, tích cực, độc lập, Học tập, không chỉ nắm kiến thức mà còn hình 
thành năng lực của bản thân. Điều này được thực hiện trong việc tự giác học tập.
Tự giác theo nghĩa chung: “tự hiểu, tự biết mình mà làm, không chờ nhắc nhở, thúc ép”. 
Tự giác nhận thức là HS ý thức được đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập; đồng thời có ý 
thức lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo bộ môn, giữ gìn, lưu giữ những thông tin 
đã thu được, vận dụng kiến thức đã học và tự kiểm tra đánh giá quá trình học tập của bản 
thân.
“ Tích cực hóa là tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ 
động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để 
nâng cao hiệu quả học tập”.
 3 trong quá trình dạy học cũng như học tập của giáo viên và học sinh là điều không thể phủ 
nhận. Tuy nhiên trên thực tế, ở các trường phổ thông số giáo viên sử dụng sơ đồ hóa, 
bảng biểu trong quá trình dạy học không nhiều, vì có nhiều nguyên nhân:
 - Giáo trình, tài liệu đề cập đến vấn đề này hầu như không có. Sơ đồ hóa, bảng biểu là 
 gì? xây dựng thiết kế như thế nào?, vận dụng như thế nào trong quá trình dạy học, hướng 
 dẫn học sinh khai thác và vận dụng ra sao?
Trên thực tế, để có thể thiết kế và xây dựng được hệ thống sơ đồ, bảng biểu để phục vụ 
cho công tác giảng dạy không phải là một điều dễ dàng. Người giáo viên phải trải qua 
một quá trình đầu tư công sức, tìm tòi, trải nghiệm qua các tiết dạy từ năm này qua năm 
khác, phải có khả năng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên phải có đủ phẩm 
chất và năng lực để tiến hành thiết kế, tổ chức, điều khiển quá trình hoạt động học tập của 
học sinh. Đây là những vấn đề mà không phải bất cứ người giáo viên nào cũng làm được.
 - Về nội dung thi cử, kiểm tra - đánh giá vẫn chưa có sự đổi mới, chỉ dừng lại ở nhớ, 
 thuộc sự kiện là chính, việc vận dụng kiến thức có đề cập nhưng rất hạn chế, nó chưa 
 phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình làm bài.
Đây cũng chính là một trở lực lớn cần phải giải quyết để thực hiện nhiệm vụ cải tiến và 
đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Vì vậy, cần phải xây dựng và vận dụng sơ đồ, bảng 
biểu trong quá trình dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay.
2. Tên sáng kiến:
 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu 
nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10.
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Vũ Thị Trâm
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT DTNT cấp 2-3 Tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0963121356 Email: vutram.dtnt@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Thị Trâm
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Trước hết, sáng kiến được áp dụng trực tiếp ở lĩnh vực giáo dục, đào tạo học 
sinh, giúp học sinh hình thành các năng lực, tích cực, hứng thú trong quá trình nghiên 
cứu, tìm hiểu bài học lịch sử. Sử dụng sơ đồ hóa, bảng biểu nhằm tích cực hóa hoạt động 
nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh để nâng cao hiệu quả 
bài học lịch sử, từ đó phát triển năng lực người học phù hợp với đề án đổi mới chương 
trình sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ GD&ĐT đang tiến hành.
 5 Như vậy, hệ thống sơ đồ, bảng biểu là một dạng bài tập nhận thức lịch sử. Đồng thời 
 cũng là phương tiện của giáo viên trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy 
 học lịch sử. Qua đó, học sinh sẽ dựng lại được bức tranh lịch sử xã hội đã diễn ra trong 
 quá khứ, mặc dù không tuyệt đối hoàn toàn.
b. Bài tập nhận thức trong đó có hệ thống sơ đồ, bảng biểu là điều kiện cần thiết để 
phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử.
Để nâng cao trình độ tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử, người giáo viên phải xây 
dựng một hệ thống các bài tập nhận thức, trong đó có cả sơ đồ, bảng biểu. Các sơ đồ, 
bảng biểu này đề cập đến những vấ đề mà học sinh cần nắm để khôi phục hình ảnh quá 
khứ và chủ yếu đi sâu vào nội dung bản chất sự kiện. Nó bao gồm các vấn đề sau:
 - Nhận biết quá trình phát triển của lịch sử và cơ cấu của một sự kiện ( hiện tượng, biến 
 cố, nhân vật).
- Xác định những mối liên hệ nhân quả của sự kiện.
- Xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, thời kì, giai đoạn lớn.
- Nêu khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời đại hay xã hội nói chung. 
Phân tích tính chất của một sự kiện.
- Xác định các giai đoạn, thời kì phát triển của sự kiện, của xã hội.
- So sánh để rút ra cái chung, cái riêng, giống và khác, tiêu biểu và đặc thù của các sự 
kiện, thời kì lịch sử.
- Tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện, bài học kinh nghiệm lịch sử đối với ngày nay.
Những loại bài tập như vậy được xây dựng trên cơ sở một sự kiện quan trọng, một bài, 
một chương hay một khóa trình. Bài tập nhận thức dạng sơ đồ, bảng biểu có nội dung 
rộng, đòi hỏi thời gian và công sức của học sinh nhiều hơn và tác dụng, kết quả của nó 
cũng cao hơn so với câu hỏi kiểm tra. Tuy nhiên, tùy từng nội dung, trình độ mà những 
bài tập dạng sơ đồ, bảng biểu được giới hạn ở phạm vi, yêu cầu của câu hỏi hoặc một số 
câu hỏi mang nội dung bài tập nhận thức và phải thỏa mãn những yêu cầu sau đây:
*. Làm cho học sinh nhận thức được sự kiện cơ bản của bài học.
*. Khôi phục lại được bức tranh quá khứ theo yêu cầu và trình độ học tập của mỗi lớp.
*. Nhận thức, phân tích sự kiện trong tình huống có vấn đề, rút ra bản chất, đặc trưng của 
sự kiện, quy luật lịch sử.
*. Vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu bài học mới trong hoạt động thực tiễn, nhằm 
phát triển tư duy sáng tạo và năng lực thực hành của học sinh. Rèn luyện kĩ năng kĩ xảo 
bộ môn như khái quát hóa, phân tích, so sánh, tổng hợp, nhận xét đánh giá
 7 - Nội dung của một số bài trong chương trình lịch sử lớp 10 ở bậc học THPT ( chương 
trình chuẩn)- Phần lịch sử thế giới.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Các tài liệu có liên quan đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử do Bộ giáo 
dục và đào tạo phát hành.
- Các đối tượng giáo viên, học sinh của các lớp.
e. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đọc, nghiên cứu tài liệu và khái quát thành một số 
khái niệm và luận điểm chung.
- Phương pháp thực nghiệm: Quan sát khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh, các 
thao tác giải quyết, xử lí thông tin; giải quyết các vấn đề, các bài tập nhận thức dưới dạng 
sơ đồ hóa hoặc bảng biểu ( trình bày, phân tích, so sánh, khái quát, chỉ ra mối quan hệ) 
mà giáo viên đưa ra trong quá trình dạy học lịch sử. Đặc biệt có thuận lợi hơn do bản thân 
tôi đã trực tiếp giảng dạy.
- Phương pháp khái quát, tập hợp: Tập hợp một số sơ đồ, bảng biểu đã được thực hiện 
trong quá trình dạy học lịch sử.
- Phương pháp khảo sát, đánh giá: Thực hiện cụ thể trong một tiết học cơ bản để đánh 
giá.
7.1.2. PHẦN II: VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ CÁCH THỨC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA, 
BẢNG BIỂU TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT.
a. Vai trò:
 - Việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học 
 lịch sử theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, phù hợp với mục tiêu 
 đào tạo và yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo của Đảng ta trong giai đoạn 
 hiện nay.
 - Sử dụng sơ đồ, bảng biểu góp phần hình thành, củng cố tri thức lịch sử cho học sinh. 
 Qúa trình hình thành tri thức cho học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả khi việc dạy học trên cơ 
 sở tổ chức hoạt động nhận thức độc lập cho học sinh, chứ không phải là truyền đạt kiến 
 thức có sẵn của giáo viên. Để nắm vững tri thức một cách sâu sắc trong học tập, học sinh 
 phải thực hiện một chu trình hoạt động trí tuệ, bao gồm nghiên cứu tài liệu ( trực tiếp và 
 gián tiếp), thông hiểu nó, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo bằng những bài tập luyện tập và sau đó 
 là khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức. Việc chú trọng tổ chức cho học sinh làm 
 những bài tập nhận thức dưới dạng sơ đồ, biểu bảng ở trên lớp và tự học ở nhà thì học 
 sinh sẽ thực sự nắm vững kiến thức.
 9 Tóm lại, dạng bài tập nhận thức theo sơ đồ hóa, bảng biểu trong dạy học nói chung, môn 
 lịch sử nói riêng là một trong những phương tiện dạy học quan trọng có vai trò, ý nghĩa về 
 nhiều mặt, góp phần hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học. Do đó, cải tiến đổi mới 
 phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh 
 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học 
 lịch sử ở trường THPT thì không thể không tiến hành bài tập nhận thức, trong đó có dạng 
 bài theo sơ đồ hóa, bảng biểu.
c. Cách thức sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học lịch sử lớp 10:
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy và nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học 
trên lớp, giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt: tổ chức hoạt động như thế nào, 
các phương tiện, đồ dùng dạy học, đặc biệt là việc sử dụng các sơ đồ, bảng biểu có liên 
quan đến bài học. Sơ đồ, bảng biểu được sử dụng trong hầu hết các khâu trong quá trình 
dạy học như: khái quát hóa, hệ thống hóa, củng cố, so sánh, đánh giá kiến thức,Qua quá 
trình nghiên cứu, xây dựng, tôi thấy có thể sử dụng sơ đồ hóa, bảng biểu trong giờ học lịch 
sử ở trên lớp cũng như tự học ở nhà đều đem lại hiệu quả rất cao trong việc phát huy tính 
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
 * Sử dụng sơ đồ :
Sử dụng bài tập dạng sơ đồ để học sinh xác định hướng tiếp cận và tổ chức hoạt động học 
tập của học sinh trong quá trinh tiếp thu kiến thức mới. Việc làm này không chỉ tiến hành 
vào đầu giờ học, mà còn được sử dụng ở từng phần, từng đơn vị kiến thức của bài hoặc 
củng cố bài sau mỗi tiết học. Để tiết học đạt hiệu quả, giáo viên phải xây dựng hệ thống 
câu hỏi để khai thác nội dung kiến thức thông qua sơ đồ. Câu hỏi phải có mục đích rõ ràng, 
phù hợp và lo-gic với quá trình nhận thức, gợi nhớ lại những kiến thức đã học có liên quan, 
suy nghĩ giải quyết vấn đề mới, làm cơ sở cho việc tiếp thu bài học. Ví dụ: Khi dạy mục 1 
của bài 5 : Trung Quốc thời phong kiến, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ :
 SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN TRUNG QUỐC.
 Quý tộc Quan lại, địa chủ
 Nông dân giàu Ruộng Tô 
 đất ruộng QHSX 
 PK
 Nông dân công xã đất
 Nông dân tự canh 11
 Nông dân nghèo Nông dân lĩnh canh

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_cuc_hoa_hoat_dong_nhan_thuc_cua_h.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua sơ đồ hóa, bảng biểu n.pdf