Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa học sinh khi dạy bài 9 – Công nghệ 10
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa học sinh khi dạy bài 9 – Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa học sinh khi dạy bài 9 – Công nghệ 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH CỰC HÓA HỌC SINH KHI DẠY HỌC BÀI 9 CÔNG NGHỆ LỚP 10 Năm học 2011- 2012. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: TÊN ĐỀ TÀI Tích cực hóa học sinh khi dạy học bài 9 Công nghệ lớp 10 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lí luận: Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục đang tiến tới sự đổi mới cả về số lượng và chất lượng giáo dục thì việc đổi mới giáo dục phổ thông không thể là ngoại lệ. Để đạt được những yêu cầu đó của ngành giáo dục đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp giáo dục phổ thông. Trước kia với phương pháp dạy học cũ, người dạy chủ yếu đóng vai người nói còn người học đóng vai người nghe, kiến thức truyền tải đến học sinh vì thế mà đơn điệu, thụ động. Trong giai đoạn hiện nay do yêu cầu đổi mới về mục tiêu dạy học nên yêu cầu có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy. Sự đổi mới các phương pháp hướng vào sự đổi mới hoạt động học của học sinh. 2.Cơ sở thực tiễn: Công nghệ là một trong những môn học ở trường phổ thông, nhưng đây không phải là môn thi tốt nghiệp, cũng không phải là môn thi đại học nên các em không mấy hứng thú với môn học này. Vì vậy đối với người giáo viên giảng dạy môn công nghệ thì làm thế nào để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh luôn luôn là câu hỏi thường trực trong quá trình tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy của mình. Bài 9 – “Biện pháp cả tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” trong sách giáo khoa công nghệ 10 là một bài có tính ứng dụng cao IV.Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng cơ sở lý luận cho việc thiết lập các băng hình, tranh ảnh, phiếu học tập. - Thiết kế bài học sử dụng băng hình, tranh ảnh, phiếu học tập.. V. Phương pháp nghiên cứu. 1. Nghiên cứu lý thuyết. Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc phát huy tính tích cực của học sinh. 2. Thực nghiệm sư phạm. - Lớp thực nghiệm: Dạy học có thiết kế sử dụng băng hình, tranh ảnh, phiếu học tập. - Lớp đối chứng: Dạy học thiết kế bài học không sử dụng băng hình, tranh ảnh, phiếu học tập. 3. Phương pháp thống kê toán học: Kiểm tra, so sánh kết quả, sử lý số liệu. Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. I. Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực là một nhóm các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. II. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực: - Giáo viên hướng vào việc chuẩn bị, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh giúp các em sớm thích ứng với đời sống xã hội, - Rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, phát huy sự tìm tòi cá nhân hoặc theo nhóm. Sau đây là một số dạng phiếu học tập thường sử dụng trong dạy học: a.Phiếu phát triển kỹ năng quan sát. Quan sát là sự tri giác có mục đích, có kế hoạch của chủ thể trước một hiện tượng, đối tượng sống nhằm nhận thức các dấu hiệu bên ngoài, trực quan về đối tượng đó. Do vậy để phát triển kỹ năng quan sát ở học sinh giáo viên phải: - Dạy cho các em biết mục đích quan sát. - Lập kế hoạch quan sát. - Biết sử dụng các phương tiện quan sát. - Biết thu thập sử lý các tài liệu quan sát. - Biết rút ra kết luận b. Phiếu phát triển kỹ năng phân tích Phân tích là sự phân chia trong tư duy các dấu hiệu, các thuộc tính của sự vật hiện tượng để phân biệt chúng. Nhờ có sự phân tích từng thành phần, từng mặt của sự vật hiện tượng mà học sinh hiểu đầy đủ, cặn kẽ về sự vật hiện tượng đó. c. Phiếu phát triển kỹ năng so sánh. So sánh là một biện pháp tư duy được sử dụng để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các sự vật-hiện tượng.Phát triển tư duy so sánh giúp học sinh hình thành các khái niệm, đặc biệt là trong việc tìm ra các dấu hiệu chung hoặc để phân biệt những điểm khác nhau để phân chia các khái niệm. d. Phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát hoá. Quy nạp là con đường tư duy đi từ nhận thức của sự vật đơn lẻ đến các khái niệm, khái quát. Quy nạp bắt đầu từ việc tích luỹ những hiểu biết của nhiều sự kiện và hiện tượng cùng loại, nhờ so sánh, phân tích mà học sinh phát hiện được những dấu hiệu thuộc tính chung của chúng. đ. Phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết. Diễn dịch là quá trình tư duy đi từ khái niệm, định luật chung đến nhận thức các sự vật hiện tượng riêng rẽ, suy lý diễn dịch được dùng khi vận dụng khái - Tiết11: Phần I.Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu( Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng ). - Tiết 12: : Phần II. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng) III. Phương tiện dạy - học: - Tranh ảnh hoặc phim ảnh minh hoạ về toàn cảnh hai loại đất - Phiếu học tập. IV. Phương pháp: - Trực quan - Sử dụng SGK + Phiếu học tập. - Vấn đáp tái hiện , vấn đáp tìm tòi. V. Tiến trình dạy - học: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : không 3. Bài mới: Phương pháp dạy - học Nội dung dạy - học - GV : Cho hoc sinh xem toàn I. Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu;. cảnh đất xám bạc màu - H : Học sinh nghiên cứu sgk 1. Nguyên nhân hình thành. cho biết nguyên nhân hình thành - Do địa hình dốc thoải. đất xám bạc màu? - Do tập quán canh tác lạc hậu. HS : cho vd làm rõ? - GV: bổ sung - H: Từ nguyên nhân hình thành chỉ ra tính chất của đất xám bạc 2. Tính chất của đất xám bạc màu. màu? - Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ - Gv: bổ sung (cát nhiều, sét và keo ít). - H: Theo em có thể làm thay đổi - Đất chua, nghèo chất dinh dưỡng, nghèo các tính chất xấu trên không? mùn. xói mòn? 2. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. - H :Từ nguyên nhân hình thành - Phẫu diện không hoàn chỉnh.. hãy cho biết đất này có những - Cát, sỏi nhiều. tính chất gì? - Đất chua, nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng. - GV : làm rõ - Vi sinh vật ít, hoạt động yếu. - H : Cần phải thay đổi những tính chất nào trên đây ? 3. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ - GV : Sgk đã đưa ra một số biện sỏi đá. pháp cải tạo đất này, học sinh *Biện pháp cải tạo: thảo luận theo nhóm và tìm ra tác Biện pháp Tác dụng dụng của từng biện pháp điền vào - Làm ruộng bậc - Ngăn chặn xói phiếu học tập trong vòng 12 phút. thang mòn, rửa trôi + Hết 12 phút giáo viên thu phiếu -Thềm cây ăn quả - Ngăn chặn xói của các nhóm, lấy ngẫu nhiên 1 mòn, rửa trôi, che phiếu công bố kết quả trước lớp. phủ, giữ độ ẩm cho + Đại diện các nhóm cho ý kiến đất, bổ sung chất bổ sung. dinh dưỡng + GV : Thống nhất nội dung - Canh tác theo - Ngăn chặn xói mòn đường đồng mức - Bón phân hữu cơ -Bổ sung dinh kết hợp với phân dưỡng, tăng tính khoáng thấm nước của đất. - Bón vôi - Giảm độ chua - Luân canh, xen - Che phủ đất, bổ canh gối vụ cây sung chất dinh trồng dưỡng -Trồng cây thành - Ngăn chặn xói mòn băng - Canh tác nông, lâm - Che phủ, giữ ẩm Phụ lục: Mẫu phiếu học tập Phiếu học tập số 1 Họ và tên................................ Lớp......................................... Câu hỏi: Biện pháp và tác dụng của từng biện pháp trong cải tạo đất xám bạc màu? Biện pháp Tác dụng Phiếu học tập số 2 Họ và tên................................ Lớp......................................... Câu hỏi: Biện pháp và tác dụng của từng biện pháp trong cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá? Biện pháp Tác dụng Giỏi Khá Trung bình Yếu - Kém Số Số Số Số Lớp Sĩ số lượn % lượn % lượn % lượn % g g g g 10A1 49 12 24,4 24 48,9 13 26,7 0 0 10A2 45 09 20,0 22 48,8 14 31,2 0 0 10A3 48 10 20,8 21 43,7 17 35,5 0 0 10A13 35 07 20,1 18 51,4 9 25,7 01 2,8 Tổng 177 38 21,4 85 48,0 53 30,1 01 0,5 Bảng1: Kết quả kiểm tra nhận thức của học sinh ở các lớp thực nghiệm 2. Các lớp đối chứng là các lớp không sử dụng băng hình, phiếu học tập trong quá trình dạy học , bao gồm các lớp 10A4, 10A5. Kết quả kiểm tra thể hiện ở bảng 2 cho thấy: các lớp đối chứng đều có tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi dưới 10%( trung bình là 8,2%); tỉ lệ học sinh đạt điểm khá ở lớp 10A4 là 38,0% , ở lớp 10A5 là 30,2% (trung bình là 34,1%); điểm trung bình tỉ lệ bình quân là 49,7%( lớp 10A4 là 45,4% , ở lớp 10A5 là 51,6%) ; còn tỉ lệ bình quân của điểm yếu - kém lên đến 8,2%. Giỏi Khá Trung bình Yếu - Kém Số Số Số Số Lớp Sĩ số lượn % lượn % lượn % lượn % g g g g 10A4 42 04 9,5 16 38,0 19 45,4 03 7.1 10A5 43 03 6,9 13 30,2 23 53,6 04 9,3 Phần III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ------------ 1- Kết luận. - Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài cũng như qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy việc thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan, phiếu học tập đã giúp các em học sinh có hứng thú nhiều hơn với môn học, chịu khó tìm tòi, trao đổi với nhóm học sinh, chủ động hơn khi đưa ra ý kiến của mình về vấn đề mà thầy cô đã nêu ra. Vì vậy các em có phần say mê hơn với môn học, nắm bắt kiến thức môn học dễ dàng hơn. - Có thể khẳng định rằng việc sử dụng băng hình, tranh ảnh ( đồ dùng trực quan ), phiếu học tập trong dạy học môn Công nghệ lớp 10 có tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh. Trước hết nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của học sinh, sau đó nó ảnh hưởng đến chất lượng của các lần kiểm tra. Các phương pháp đó có nhiều ưu điểm nhưng chưa phải đã là tối ưu với mọi bài giảng, vì vậy trong quá trình giảng dạy cần kết hợp với các phương pháp khác để hiệu quả sử dụng phương pháp cũng như chất lượng giờ dạy học đạt được là tốt nhất. - Trong dạy học môn công nghệ 10 rất có điều kiện để sử dụng băng hình, tranh ảnh, phiếu học tập vì phần lớn các kiến thức công nghệ đều có liên quan chặt chẽ với thực tiễn sản xuất. Vì vậy nếu băng hình, tranh ảnh, phiếu học tập được xây dựng thành ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học. - Việc sử dụng băng hình, tranh ảnh, phiếu học tập trong dạy học môn Công nghệ10 vừa có tác dụng phát huy tính tư duy tích cực của học sinh, vừa đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và cách sử dụng phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng dạy học, từng bài giảng. Tài liệu tham khảo 1- Giáo trình phương pháp dạy học Kĩ thuật nông nghiệp ở trường THCS Nguyễn Đức Thành ( Nhà xuất bản giáo dục, 2000) 2- SGK Công nghệ lớp 10- Nhà xuất bản giáo dục, 2006. ( Nguyễn Văn Khôi - chủ biên) 3- SGV công nghệ lớp 10- Nhà xuất bản giáo dục ( Nguyễn Văn Khôi - chủ biên) 4- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Công nghệ lớp 10 Nhà xuất bản giáo dục, 2006. ( Nguyễn Văn Khôi - chủ biên)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tich_cuc_hoa_hoc_sinh_khi_day_bai_9_co.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa học sinh khi dạy bài 9 – Công nghệ 10.pdf