Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần “Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần “Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần “Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BẢO LÂM TRUNG TÂM GDNN-GDTX BẢO LÂM ********* GIẢI PHÁP HỮU ÍCH TÍCH HỢP CÁC CÂU HỎI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC PHẦN “SINH HỌC VI SINH VẬT” SINH HỌC 10. Người thực hiện: Phạm Thị Thủy Chức vụ: Giáo viên Tổ: GDTX Bảo Lâm, tháng 4 năm 2017 1 TÍCH HỢP CÁC CÂU HỎI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC PHẦN “ SINH HỌC VI SINH VẬT” SINH HỌC 10 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng. Cứ khoảng 4- 5 năm thì khối lượng tri thức lại tăng gấp đôi. Trong sự phát triển chung đó thì Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất. Sự gia tăng khối lượng tri thức, sự đổi mới khoa học Sinh học tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy học, đào tạo thế hệ trẻ. Trên đà phát triển đó, hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung vào việc đổi mới phương pháp ở các cấp bậc học. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã và đang trở thành một phong trào nổi trội mà tất cả những người làm công tác giáo dục hưởng ứng một cách tích cực. Bản thân tôi cũng là một trong những người được xã hội tôn vinh là “Kĩ sư tâm hồn”, cũng ôm ấp trong mình biết bao nhiêu là ước mơ sẽ góp phần đào tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, thành thục các kĩ năng sống, đáp ứng với yêu cầu mới của xã hội hiện nay. Với bộ môn sinh học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các bài giảng hàng ngày thì việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng phải có sự khác biệt nhiều so với các môn học khác. Ngoài các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên như: Thảo luận nhóm, Nêu vấn đề...Nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn Sinh học của học sinh thì việc gắn các kiến thức, ứng dụng thực tế bộ môn vào các bài giảng hàng ngày trong giảng dạy Sinh học ở các trường THPT hiện nay ít được chú trọng, nếu không nói là bỏ quên. Đối với môn Sinh học : các khái niệm, quy luật, các hiện tượng..nhiều khi rất trìu tượng, khó hiểu, khô cứng làm học sinh khó tiếp thu, dễ nhàm chán, đặc biệt với các học sinh có tư duy không tốt sẽ có xu hướng dẫn đến sợ bộ môn Sinh học. Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn sinh học, tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn Sinh học của học sinh, từ đó dần nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học ở trường phổ thông hiện nay , người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần: Sinh học vi sinh vật- sinh học 10”. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận của đề tài 1.1 Vì sao cần tích hợp các câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống trong giờ dạy bài học về “Vi sinh vật”- sinh học 10. Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tế bộ môn” theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn HS khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học sinh học. Ứng dụng sinh học vào thực tế cuộc sống là một yếu tố đặc trưng trong hoạt động dạy học, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học sinh học ở trường phổ thông. Đối với học sinh Trung tâm GDNN- GDTX huyện Bảo Lâm các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy sinh học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng, ứng dụng sinh học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn sinh học rất gần gũi với các em. Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động tự lực học tập cho học sinh theo những cơ sở lí luận sau: 1.1.1: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh học, Hóa họcnên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu hướng hiện nay trong dạy học sinh học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của sinh học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: sinh học, toán học, vật lí,Khi dạy kiến thức sinh học bất kể từ lĩnh vực nào: Sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, di truyền học đều liên quan đến kiến thức vật lí, hóa học hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức thành phần hóa học của tế bào: gluxit, lipit, protein,đều liên quan đến kiến thức hóa học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau. Ví dụ: khi học hóa học ta giải thích hiện tượng: Tại sao nước một số sông hồ có 5 người ta có thể bảo quản bằng cách ướp muối? HS sẽ nhanh chóng trả lời đó là do muối đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong thịt, cá. Tuy nhiên nếu hỏi vì sao muối lại có khả năng ức chế vi sinh vật thì học sinh không dễ giải thích được: Muối làm tăng cao áp suất thẩm thấu, rút nước trong tế bào vi khuẩn là tác nhân gây hỏng thực phẩm và làm tế bào đó chết. Tình huống mang tính thách đố như vậy sẽ kích thích học sinh học tập và thi đua nhau tìm câu trả lời. Các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. 2. Thực trạng sử dụng kiến thức gắn với thực tiễn đời sống trong bài dạy về “Vi sinh vật” ở các trung tâm GDTX Chương trình Sinh học trung học phổ thông ở nước ta hiện nay (thể hiện thông qua nội dung sách giáo khoa của các lớp 10, 11 và 12) bao gồm nhiều phần khác nhau như: Di truyền học, tế bào học, sinh học vi sinh vật Mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Những tưởng rằng, với một khối lượng kiến thức đồ sộ như vậy, thực tế cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn có khả năng làm chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng kiến thức của các em trong đời sống thức tế ở chính gia đình của mình, việc giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn giản” ... Nhưng điều đó đã không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi. Sau khi học xong chương trình sinh học 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng khi ăn sữa chua, các em không biết quy trình làm thế nào, thậm chí nhiều em còn chưa biết cả thành phần và tác dụng của nó. Với kiến thức về sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, ở trên lớp các em có thể mô tả một cách đầy đủ và chính xác về Cấu trúc axit nucleotit, cấu trúc protein, cấu trúc virut, nêu đúng những định nghĩa, khái niệm về sinh trưởng của vi sinh vật, cấu trúc các loại virut, bệnh truyền nhiễm... Thế nhưng, với những câu hỏi đại loại như: “Lấy thêm một số thí dụ ứng dụng trong thực tế về phân giải vi sinh vật, bệnh do virut...”, cũng thực sự làm cho các em lúng túng. Nhiều học sinh còn không thể giải thích được những hiện tượng rần gần gũi với đời sống: Tại sao khi muối dưa, cà nếu không để ráo nước trước khi muối thì dưa dễ bị nổi váng? hay tại sao virut HIV chỉ lây từ người này sang người khác mà không lây sang vật nuôi?... Các kiến thức sinh học về vi sinh vật lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt nhất để các em vận dụng vào thực tiễn, nhưng điều đó dường như vẫn còn “xa vời” đối với các em. Quan sát bao bì một loại bột giặt thấy trong thành phần có chứa enzim, chắc hẳn vẫn còn là một “điều lạ” đối với một bộ phận học sinh hiện nay! Tương tự như thế, chắc hẳn kiến thức về các quy luật, các khái niệm đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội dung các khái niệm, cách giải các bài tập, ... chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những trang vở, chúng tôi có cảm 7 Nguyên nhân thứ tư không thể không nhắc tới là cách kiểm tra đánh giá hiện nay. Nội dung các bài thi và kiểm tra ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đây chính là một “khe hở” khá rộng, một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên. Mặt khác học sinh GDTX hiện nay học tập mang tính ép buộc, đối phó. Do xu thế xã hội về khả năng cơ hội việc làm nên ở những vùng thuần nông như trường Trung tâm GDNN- GDTX huyện Bảo Lâm chúng tôi số lượng học sinh theo khối B rất ít, chủ yếu các em học để đậu tốt nghiệp Giải quyết thực trạng trên như thế nào? đó là một vấn đề khó. Như đã nêu trên, Tôi chỉ xin đưa ra một số giải pháp mang tính đơn lẻ, mong rằng những giải pháp này có thể giúp ích cho chúng ta cải thiện được ít nhiều thực trạng trên, nhằm giúp học sinh hứng thú học tập thông qua thực tế bộ môn. 3. Nội dung vấn đề: 3.1. Một số hình thức áp dụng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống trong tiết dạy: 3.1.1 Đặt tình huống vào bài mới. Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người hướng dẫn (giáo viên) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực,tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuống hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy. Ví dụ: Khi dạy bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, tôi thường đặt ra vấn đề: Theo các em, hiện tượng gì xảy ra khi chúng ta để thức ăn tươi sống quá lâu bên ngoài môi trường? Khi tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, em thấy có gì đặc trưng mà những nơi công cộng khác không có?..... Khi đó học sinh có thể trả lời: thức ăn sẽ ôi thiu, có mùi hôi ở bệnh viện có mùi khử trùng đặc trưng Sau đó tôi dẫn vào bài: Vi sinh vật có môi trường sống rất đa dạng và phong phú, chúng có thể sinh trưởng tốt hoặc bị ức chế sinh trưởng trong những điều kiện nhất định. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật 3.1.2 Lồng ghép tích hợp kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống về môi trường vào bài dạy. Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,...đang được con người nhắc đến rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng thường xuyên bất gặp như: nước thải của một ao cá, chuồng heo, chuồng vịt...; khói bụi của các nhà máy xay cà phê, nhà máy chè, bô xit, các cánh đồng sau thu hoạch,... có liên quan gì đến những diễn biến bất thường của thời tiết hiện nay không. Giáo viên dạy học bộ môn sinh có thể lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các sản phẩm sinh học , hay ứng 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_cac_cau_hoi_co_lien_quan_den.doc