Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần Thành phần hoá học của tế bào - Sinh học 10

pdf 31 trang sk10 30/07/2024 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần Thành phần hoá học của tế bào - Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần Thành phần hoá học của tế bào - Sinh học 10

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần Thành phần hoá học của tế bào - Sinh học 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN 
ki TRƯỜNG THPT MƯỜNG NHÀ 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TÍCH HỢP CÁC CÂU HỎI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC 
 TIỄN ĐỜI SỐNG NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP 
 CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 
 PHẦN “THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO” 
 - SINH HỌC 10 
 Tác giả: Vũ Thị Liu 
 Đơn vị công tác: Trường THPT Mường Nhà 
 A. Mục đích, sự cần thiết 
 ĐIỆNM BIÊNỤC LỤC NĂM 2016 
 1 A. Mục đích, sự cần thiết. 
 Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển 
như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo 
dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà 
còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang 
tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng và cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện 
khoa học. 
 Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm vì vậy để giúp học sinh lĩnh 
hội được kiến thức sinh học cho đúng với bản chất của nó thì giáo viên cần tích 
cực thực hiện phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức lý thuyết với thực 
tiễn đời sống hay “học đi đôi với hành” có như vậy mới phát huy tính tích cực, 
chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học của học 
sinh, đồng thời bải giảng mới trở nên sinh động, hấp dẫn được học trò. 
 Tuy nhiên thực tế giảng dạy ở nhiều trường THPT hiện nay có nhiều giáo 
viên còn chưa quan tâm đến vấn đề này, giảng dạy còn quá coi trọng kiến thức 
lý thuyết. Nhiều giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy-học còn thiên về cung 
cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, giảng dạy chủ yếu theo lối “thông 
báo - tái hiện” khiến cho tiết học trở nên nhàm chán. Nguy hiểm hơn là với cách 
dạy-học đó sẽ biến học sinh trở thành những “cỗ máy” thụ động tiếp nhận kiến 
thức, trở thành những “chú gà công nghiệp” khi ra ngoài đời sống thực tiễn. 
 Xuất phát từ những thực tế trên tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến: “Tích 
hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học 
tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần: thành phần hoá học của tế bào 
- sinh học 10”. 
B. Phạm vi triển khai thực hiện. 
 Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu về vấn đề sử dụng kiến thức bộ môn 
gắn với thực tế để dạy học Sinh học theo hướng dạy học tích cực trong phạm vi 
 3 học sinh. Để làm được điều này thì giáo viên phải tích cực bồi dưỡng chuyên 
môn, đầu tư thời gian công sức cho bài soạn thật chu đáo trước mỗi tiết dạy. 
 Đặc biệt là giải pháp : Tích hợp các kiến thức của bài học với thực tế cuộc 
sống, giúp các em áp dụng được kiến thức lý thuyết vào phục vụ đời sống sinh 
hoạt hằng ngày của chính bản thân. Với cách này bài học sẽ trở nên gần gũi, dễ 
hiểu với học sinh và tự nó sẽ trở nên hấp dẫn với học trò. Tuy nhiên không phải 
giáo viên nào cũng thực hiện giải pháp này, bởi nó đòi hỏi giáo viên phải có 
kiến thức chuyên môn sâu và rộng, có sự hiểu biết về thế giới xung quanh phong 
phú. Mặt khác không phải với phần kiến thức nào giáo viên cũng thể tích hợp và 
liên hệ vào thực tiễn được ngay ở một tiết học. Trong chương trình sinh học 10 
cơ bản nhiều giáo viên chỉ tập trung khai thác kiến thức liên hệ thực tế ở phần 
sinh học vi sinh vật, còn các phần học khác như phần “thành phần hoá học của 
tế bào” thì ít được giáo viên khai thác tính ứng dụng thực tiễn của nó. Chính vì 
vậy phần kiến thức này đối với nhiều học sinh nó thật khô khan, nhàm chán vì 
cấu trúc của các bài học đều tương tự như nhau (đều trình bày cấu trúc và chức 
năng của các đại phân tử hữu cơ : cacbohidrat, lipit, prôtêin, axitnuclêic). Do đó 
tôi chọn sáng kiến này để góp phần cung cấp một số kinh nghiệm cũng như tài 
liệu giúp cho giáo viên giảng dạy thành công các bài học trong chương “thành 
phần hoá học của tế bào”. 
II. Nội dung giải pháp 
 1. Mục đích cụ thể, chi tiết của giải pháp 
 1.1. Bối cảnh, động lực ra đời giải pháp 
 Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình, 
nội dung và phương pháp dạy học với mục tiêu giáo dục toàn diện, phát huy 
tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa 
học của học sinh. Tại nhiều trường, nhiều giáo viên đã và đang tích cực thực 
hiện đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học mới như 
hoạt động nhóm, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật khăn trải bàn. 
 Với bộ môn sinh học như đã trình bày ở trên là bộ môn khoa học thực 
nghiệm cho nên ngoài việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới 
 5 kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Còn một số lượng 
nhỏ học sinh có định hướng nghề nghiệp thì chủ yếu các em tập chung vào học 
các môn khối A, khối C. 
 Mặt khác thực tế hiện nay tôi nhận thấy học sinh đặc biệt là học sinh các 
trường vùng sâu vùng cao đang có biểu hiện mất đi động cơ học tập. Nguyên 
nhân là vì tình trạng thất nghiệp của rất nhiều sinh viên Đại học, cao đẳng sau 
khi ra trường. Do thực trạng đó cùng với sự nhận thức không đầy đủ của bản 
thân học sinh và sự thiếu quan tâm của phụ huynh dẫn đến tư tưởng chán học, 
bỏ học giữa chừng của một bộ phận không nhỏ học sinh đặc biệt học sinh lớp 
10. 
Trong số học sinh còn theo học thì có rất nhiều em vẫn còn những nhận thức 
lệch lạc về mục đích, mục tiêu của quá trình học tập, đa số các em cho rằng “học 
là để thi, để lấy điểm”, nên các em không quan tâm đến việc vận dụng kiến thức 
được học vào phục vụ cuộc sống. Đặc biệt với các học sinh dân tộc, vùng sâu 
vùng cao có nhận thức rất yếu khả năng tiếp thu và vận dụng bài học rất kém, 
nên nếu giáo viên không định hướng, không khích lệ thì nội dung bài học của 
các em vẫn chỉ “nằm im trong các trang vở” mà không được áp dụng vào thực tế 
 Trăn trở với những thực trạng đáng buồn trên trong quá trình giảng dạy tôi 
đã tìm cách để khắc phục vấn đề đó. Đây chính là động lực thúc đẩy tôi tiến 
hành sáng kiến kinh nghiệm này. 
 1.2. Mục tiêu giải pháp sẽ đạt được 
 Xây dựng hệ thống câu hỏi vận dụng kiến thức (ở các bài học trong 
chương “ thành phần hoá học của tế bào”) vào thực tế đời sống. 
 Hướng dẫn giáo viên vận dụng hệ thống câu hỏi đó vào giảng dạy nhằm: 
gây hứng thú học tập, lòng ham muốn nghiên cứu khoa học và các phẩm chất tốt 
đẹp khác của học sinh, từ đó cũng nâng cao chất lượng bộ môn học, đồng thời 
khi giáo viên sử dụng các câu hỏi vận dụng đó còn có thể phát hiện và bồi 
dưỡng các em học sinh có nhận thức khá, giỏi để thành lập các đội tuyển học 
sinh giỏi các cấp. 
2. Nội dung giải pháp 
 7 sinh để gợi mở vấn đề là một cách hay. 
 Ví dụ 1: Trong bài “các nguyên tố hoá học và nước” để chuyển từ phần cấu 
trúc và đặc tính lý hoá của nước sang phần vai trò của nước giáo viên có thể 
đặt câu hỏi: 
(?) Em thử hình dung nếu trong vài ngày ta không được uống nước thì cơ thể sẽ 
như thế nào? 
HS có thể trả lời: cơ thể thiếu nước, sẽ khô họng và dẫn đến chết. 
GV: vậy nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể và tế bào, chúng ta sẽ cùng 
đi tìm hiểu. 
 Ví dụ 2: Trong bài “cacbohidrat và lipit” để dẫn dắt học sinh đến phần vai 
trò của cacbohidrat giáo viên có thể đặt câu hỏi liên hệ thực tế: “Vì sao khi mệt 
hoặc đói uống nước đường, nước mía, nước hoa quả ta thấy khoẻ người hơn? . 
2.1.3. Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy. 
 Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống 
thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó 
mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được 
sự chú ý của học sinh. Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng sinh 
học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn sinh ở 
THPT nhiều khi chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện 
tượng. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học 
sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò 
quan trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn. 
Ví dụ: 
 Khi dạy học bài “các nguyên tố hoá học và nước”, ở phần cấu trúc và đặc 
tính lý hoá của nước giáo viên có thể liên hệ đến hiện tượng con gọng vó đi 
được trên mặt nước là do các liên kết hidro đã tạo nên mạng lưới nước và sức 
căng bề mặt nước. 
 Hoặc ở phần “vai trò của nước với tế bào” giáo viên liên hệ đế thực tế ở 
người bị sốt cao lâu ngày hay bị tiêu chảy cơ thể bị mất nhiều nước nên phải bù 
lại lượng nước bị mất bằng cách uống dung dịch ôrêrol theo chỉ dẫn. 
 9 Giải thích : Mật độ phân tử nước ở trạng thái rắn thấp hơn so với ở trạng 
thái lỏng và ở thể rắn thì khoảng cách giữa các phân tử nước tăng lên. Do vậy, 
khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong tế bào sẽ đóng băng làm tăng thể 
tích và các tinh thể nước đá sẽ phá vỡ tế bào. 
 Áp dụng : Dạy phần cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước 
Câu 4: Giải thích tại sao không nên để rau, củ, quả trên ngăn đá của tủ lạnh? 
 Giải thích: khi cho rau, củ, quả trên ngăn đá của tủ lạnh, nước trong tế bào 
sẽ chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, dẫn đến làm tăng thể tích tế bào 
thực vật. Thành phần bên ngoài tế bào thực vật là thành xenlulozơ, do thành 
không có tính giãn nở cao nên khi thể tích tế bào tăng lên quá nhiều sẽ dẫn đến 
làm phá vỡ cấu trúc tế bào. Làm cho rau, củ, quả bị hư hại. 
 Áp dụng : Củng cố phần “cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước” 
Câu 5: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ các nhà khoa 
học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? 
 Giải thích: Trong cơ thể, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi 
hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước 
còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước là thành phần chủ yếu trong 
mọi tế bào và cơ thể sống. Nếu không có nước, tế bào không thể tiến hành 
chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. Hơn nữa, nước có tính phân cực nên 
nước có tính chất lí hoá đặc biệt, nên có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. 
Do nước có vai trò quan trọng như vậy mà khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh 
khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay 
không. 
 Áp dụng : Dẫn dắt vào bài hoặc dạy phần vai trò của nước 
Câu 6: Dựa vào cấu tạo và đặc tính hoá lí của nước hãy trả lời câu hỏi sau: bằng 
cách nào sự đóng băng của nước có thể phá vỡ các tảng đá? 
 Giải thích: khi nước đóng băng, nước nở ra vì các phân tử nước dịch xa 
nhau hơn để tạo tinh thể băng. Khi có nước trong kẽ nứt của tảng đá, sự nở ra do 
đóng băng có thể làm vỡ tảng đá 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_cac_cau_hoi_co_lien_quan_den.pdf