Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy phần thứ hai Công dân với đạo đức - Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10

docx 17 trang sk10 31/01/2025 410
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy phần thứ hai Công dân với đạo đức - Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy phần thứ hai Công dân với đạo đức - Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy phần thứ hai Công dân với đạo đức - Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG 
SỐNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN 
THỨ HAI: CÔNG DÂN VỚI ĐẠO 
ĐỨC - TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
 GDCD LỚP 10 1. Đặt vấn đề
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Nằm trong chương trình các môn học ở bậc phổ thông, bộ môn Giáo dục 
công dân (GDCD) trong những năm vừa qua đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, 
đánh giá đúng tầm quan trọng của bộ môn trong hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục 
tư cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên đã và đang 
nỗ lực không ngừng trong quá trình công tác nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, 
nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Tuy nhiên nếu như nhìn vào điểm số thì có thể 
thấy kết quả của bộ môn GDCD tương đối cao, nhưng nếu đánh giá dựa vào hành 
vi, thái độ của học sinh, kĩ năng vận dụng của học sinh trong thực tiễn cuộc sống 
thì chưa được như mong muốn. Thời gian gần đây, dư luận xã hội đang lên án 
mạnh mẽ tình trạng bạo lực học đường, ăn chơi sa đọa ... của một bộ phận học sinh. 
Mọi người chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến cảnh từng đôi nam nữ học sinh bỏ 
học, lêu lổng, thậm chí là đưa nhau vào nhà nghỉ, hay cảnh những nữ học sinh đánh 
nhau, trong khi có rất nhiều học sinh khác chỉ đứng nhìn và dùng máy quay rồi 
tung lên mạng mà không hề can ngăn, hay trình báo với người có chức trách ... Câu 
chuyện về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không phải là mới, nhưng đang 
là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Bên cạnh những học sinh biết vượt lên số phận, 
thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh ham chơi, vi phạm pháp luật, thiếu kĩ 
năng sống, không tự tin làm chủ bản thân. Phải nhìn thẳng vào hạn chế của giáo 
dục hiện nay mới chỉ quan tâm đến việc dạy "chữ", chưa thật sự quan tâm đến việc 
dạy "người" một cách toàn diện. Các gia đình coi điểm các bộ môn là thước đo sự 
tiến bộ của con cái, tạo thành sức ép buộc học sinh chỉ nghĩ đến chuyện phải học để 
có điểm cao. Vì sao lại còn tồn tại những vấn đề đó?. Trong nhiều nguyên nhân 
dẫn đến các hành vi sai trái về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật của học sinh, 
bên cạnh trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, nguyên nhân sâu xa là do 
bản thân học sinh thiếu kĩ năng sống, thiếu những kiến thức, suy nghĩ nông cạn, 
thiếu hiểu biết để giải quyết đúng đắn các vấn đề trong cuộc sống. Như vậy việc 
tiến hành tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào trong các môn học, đặc biệt là môn 
GDCD là việc làm có tính tất yếu. Chính vì vậy bản thân tôi đã chọn đề tài: "Tích 
hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy phần thứ hai: Công dân với đạo đức - 
trong chương trình GDCD lớp 10”, để phát huy vai trò của môn học và góp phần 
khắc phục tình trạng trên. đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành 
động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
 Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), kĩ 
năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) 
gồm các kĩ năng tư duy như: kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ 
năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng nhận thức được hậu quả ...; 
Học để làm (Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ 
như: kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; kĩ năng quản lí thời gian; 
kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin ...; Học để tự khẳng định (Learning to be) gồm 
các kĩ năng cá nhân như: kĩ năng ứng phó căng thẳng, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, 
kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin ...; Học để cùng chung sống 
(Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng 
thương lượng, kĩ năng tự khẳng định, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc theo nhóm, 
kĩ năng thể hiện sự cảm thông ...;
 Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các 
kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kĩ 
năng sống là kĩ năng tự quản lý bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự 
lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là 
kĩ năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử với người khác và với xã 
hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
 Như vậy, các kĩ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức - "cái 
chúng ta biết” và thái độ, giá trị - "cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành 
hành động thực tế - “làm gì và làm bằng cách nào?” là tích cực nhất và mang tính 
chất xây dựng.
 Kĩ năng sống thường được thiết lập với một nền tảng riêng biệt, do đó mọi 
người có thể hiểu và thực hành. Kĩ năng sống liên hệ mật thiết với những nội dung 
giáo dục thực hành giúp chúng ta trả lời những câu hỏi như là: Chúng ta cần làm gì 
để có thái độ quyết đoán? Quyết định của chúng ta liên quan đến những điều gì?... 
 Khái niệm kĩ năng sống được hiểu rất khác nhau. Ở một số nước như: Trung
Quốc; Singapore; Thái Lan ... đào tạo kĩ năng sống chính là để giáo dục cách vệ 
sinh, dinh dưỡng, giáo dục phòng chống bệnh tật hoặc giáo dục hòa bình ... Ở một 
số nước khác như: Mỹ; Anh; Pháp; Nhật ... kĩ năng sống đào tạo tập trung vào giáo 
dục hành vi, giáo dục an toàn trên đường phố, hay giao dục bảo vệ môi trường ...
 Kĩ năng sống vừa mang cả tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Tính cá nhân 
bởi vì đó là khả năng của mỗi cá nhân. Tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn của sự 
phát triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phù hợp với những Giáo dục kĩ năng sống là một vấn đề không mới trong dạy học và cũng 
không xa lạ trong thực tiễn cuộc sống vì nó là lĩnh vực giáo dục liên ngành. Tuy 
nhiên, đặc trưng của môn GDCD là không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của 
môn học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mà điều quan trọng hơn là hình thành và 
phát triển những kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh, 
đồng thời hình thành và phát triển cảm xúc, thái độ đúng đắn trước các vấn đề liên 
quan đến nội dung bài học cho các em. Vì vậy, môn học này có khả năng tích hợp ở 
nhiều mức độ khác nhau với các nội dung giáo dục kĩ năng sống cả về kiến thức, kĩ 
năng, thái độ. Do đó, khi tích hợp giáo dục kĩ năng sống cần đảm bảo nguyên tắc: 
không gượng ép, không làm nặng nội dung, không làm biến dạng môn học.
 Tuy nhiên, qua thực tế dự một số giờ của đồng nghiệp ở trường hiện nay tôi 
nhận thấy, có nhiều giáo viên bộ môn GDCD quan niệm rằng: Tích hợp giáo dục kĩ 
năng sống là vô hình dung làm nặng thêm nội dung kiến thức bài học, biến dạng 
môn học dưới hình thức đơn điệu khô cứng. Bên cạnh đó, có một bộ phận giáo viên 
dạy chéo môn, không tâm huyết với nghề, ít đọc sách, báo, ít quan tâm đến các vấn 
đề chính trị xã hội, việc tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế, cho nên ngại tích hợp vì 
cho rằng chỉ cần tập trung vào kiến thức bài học là đủ, không cần phải tích hợp 
những nội dung khác.
 2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
 Để phát huy vai trò giáo dục bộ môn, giúp học sinh rèn luyện hành vi có 
trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp học sinh có khả 
năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ 
tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa 
và lành mạnh. Giáo viên phải là những người có lòng nhiệt huyết, biết lựa chọn và 
kết hợp tốt các phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh 
phong trào thi đua học tập sôi nổi, hiệu quả, động viên kịp thời học sinh có những 
tiến bộ. Trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện được mục 
tiêu giáo dục THPT. Vì vậy, nhận thấy trong rất nhiều biện pháp nhằm phát huy vai 
trò giáo dục bộ môn, tôi mạnh dạn sử dụng biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng 
sống trong giảng dạy.
 Thông qua chương trình GDCD lớp 10, giáo viên có thể tích hợp giáo dục kĩ 
năng sống trong phần thứ hai: “Công dân với đạo đức”. Tùy vào nội dung kiến 
thức của từng bài, từng mục ... giáo viên có thể lựa chọn tích hợp các loại kĩ năng 
sống phù hợp. Qua việc giáo dục kĩ năng sống sẽ làm thay đổi nhận thức của học 
sinh về môn học và đặc biệt sẽ hình thành những kĩ năng sống cơ bản cho học sinh. 2. Em có suy nghĩ gì về việc mấy bạn cùng lớp không hưởng ứng lời đề nghị
của Hạnh?
 3. Nếu có mặt ở đó em sẽ hành động như thế nào? Vì sao?
 Ví dụ 2: Khi dạy phạm trù hạnh phúc, giáo viên hướng dẫn lớp tiến hành một 
trò chơi “Vẽ cây tâm trí” bằng cách đặt câu hỏi sau: theo em hạnh phúc được biểu 
hiện như thế nào?. Giáo viên yêu cầu các em vẽ ra những điều làm cho các em 
hạnh phúc bằng cách thể hiện qua các nhánh cây như: đạt được điểm cao; bố mẹ 
mua cho bộ áo quần mới; giúp bố mẹ một số công việc của gia đình; có được sự 
quan tâm, tôn trọng của mọi người; được bạn thân tặng cho một bản nhạc ... Với 
mỗi biểu hiện học sinh dùng bút màu để vẽ ra. Nhóm nào vẽ càng nhiều nhánh cây 
thể hiện những điều làm các em hạnh phúc, biểu thị một vòng tròn khép kín, đẹp 
sẽ là nhóm thắng cuộc. Sau phần hoạt động của học sinh, giáo viên có thể kết luận 
hạnh phúc là gì? Định hướng trong nhận thức và cách xác định giá trị, làm tăng 
thêm kĩ năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ giữa các bạn trong nhóm và lớp học. Học 
sinh sẽ tiếp cận với phạm trù hạnh phúc một cách sâu sắc, toàn diện.
 Trong bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. Giáo viên dùng 
phương pháp thảo luận nhóm, với những câu chuyện phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn sự 
tập trung của học sinh. Thông qua những câu chuyện, tác động trực tiếp tới suy 
nghĩ, cảm xúc của người học. Qua đó giúp học sinh hình thành kĩ năng xác định giá 
trị, cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh mình. Giúp học sinh tích cực 
suy nghĩ để có thể lập luận chặt chẽ, đưa ra những ví dụ dẫn chứng, rèn luyện tính 
kiên định, tư duy phê phán và khả năng giao tiếp có hiệu quả. Với những mối quan 
hệ trong cuộc sống như quan hệ với bạn bè, bố, mẹ, hàng xóm ... học sinh sẽ lựa 
chọn cách ứng xử phù hợp với từng đối tượng và trong từng hoàn cảnh cụ thể. Kĩ 
năng giao tiếp được coi là một trong những kĩ năng quan trọng, kĩ năng này có thể 
thể hiện bằng lời nói, sự trao đổi thông tin giữa các học sinh hoặc cũng có thể sử 
dụng kĩ năng giao tiếp không lời (kĩ năng lắng nghe). Sự lắng nghe, chia sẻ, biết 
tôn trọng các ý kiến giữa các thành viên trong lớp sẽ làm cho học sinh tự tin, cởi 
mở, làm cho mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên trở nên gần gũi. Qua đó quá 
trình học tập sẽ tích cực hơn.
 Ví dụ: Khi dạy mục 1.b: Thế nào là một tình yêu chân chính? Giáo viên có 
thể đưa ra các mẫu chuyện sau đây:
 Mẫu chuyện 1: Trong một buổi giao lưu Hồng đã gặp Sơn và đã thầm yêu 
Sơn - một người chiến sỹ biên phòng. Gia đình và bạn bè chê bai Hồng vì sao 
không yêu những chàng trai có địa vị xã hội, có học vấn, có tiền của ... lại yêu một 
người lính. nghiệp I - Hà Nội, ra trường với tấm bằng loại giỏi. Anh được rất nhiều cơ quan, xí 
nghiệp ở thủ đô Hà Nội mời về làm việc với mức lương rất cao, nhưng anh đã từ 
chối. Vì anh muốn trở về mảnh đất nơi mình sinh ra để góp một phần sức lực của 
bản thân mình xây dựng quê hương, đất nước.
 Câu hỏi: Em suy nghĩ gì về hành động của anh Hùng? Nếu sau này học xong 
Đại học em có hành động như anh Hùng không? Vì sao?
 Khi dạy mục 3: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, giáo viên có thể tích hợp giáo
dục kĩ năng sống bằng việc đưa ra tình huống sau:
 Anh trai Nam có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Nam không muốn con đi bộ đội
nên bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.
 Câu hỏi: Theo em, Nam nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?
 Trong bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Giáo 
viên có thể sử dụng phương pháp động não, xử lý tình huống, phân tích thông tin, 
trình bày 1 phút ... để rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng thể 
hiện sự tự tin, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng phản hồi tích cực ...
 Khi dạy đến các nội dung cấp thiết của nhân loại hiện nay, giáo viên cho 
trình chiếu các đoạn băng hình hoặc giáo viên yêu cầu trình bày các sản phẩm tự 
sưu tầm được (yêu cầu học sinh chuẩn bị trước) về tình hình ô nhiễm môi trường; 
sự bùng nổ dân số; đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam và trên thế giới.
 Ví dụ 1: Phóng sự xả nước thải ra dòng sông Thị Vải làm ô nhiễm môi
trường của tổng công ty Vedan (ngày 26/09/2008)
 Ví dụ 2: Video bùng nổ dân số (ngày 11/7/2011)
 Ví dụ 3: Clip đau lòng và những điều bạn không muốn biết về HIV/AIDS
(ngày 01/12/2011)
 Câu hỏi: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và phát biểu các em biết gì về 
những vấn đề này?
 Ví dụ 4: Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày các sản phẩm tự sưu 
tầm được về tình hình ô nhiễm môi trường; sự bùng nổ dân số; đại dịch HIV/AIDS 
ở Việt Nam và trên thế giới. Các nhóm khác chất vấn, nhận xét, bổ sung, sau đó 
giáo viên kết luận.
 Trong bài 16: Tự hoàn thiện bản thân. Giáo viên dùng phương pháp thảo 
luận nhóm; phương pháp động não ... để tích hợp giáo dục các kĩ năng như: kĩ năng 
đặt mục tiêu; kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng thể hiện sự 
tự tin; ... với phương pháp này giáo viên có thể tập hợp nhiều ý kiến khác nhau 
trong một thời gian ngắn, tạo không khí học tập sôi nổi, học sinh sẽ chủ động, tích 
cực, tự tin. Để tự hoàn thiện bản thân học sinh phải tự nhận thức được mặt mạnh và

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_ki_nang_song_vao_gia.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy phần thứ hai Công dân với đạo đức.pdf