Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong môn Tiếng Anh lớp 10 ở trường THPT Phan Đình Giót
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong môn Tiếng Anh lớp 10 ở trường THPT Phan Đình Giót", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong môn Tiếng Anh lớp 10 ở trường THPT Phan Đình Giót
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT PHAN ÐÌNH GIÓT TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN TIẾNG ANH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT PHAN ÐÌNH GIÓT Tác giả: Phí Văn Sốp Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Ðơn vị công tác: Trường THPT Phan Ðình Giót Ðiện Biên Phủ, tháng 4 năm 2016 MỤC LỤC Nội dung Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT 3 B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 4 C. NỘI DUNG 5 I. TÌNH TRẠNG GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT 5 II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 5 1. Bối cảnh, động lực ra đời giải pháp 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.2. Cơ sở thực tiễn 9 2. Mô tả chi tiết bản chất, nội dung của giải pháp 12 2.1. Mục tiêu chung của giải pháp 12 2.2. Tính mới của giải pháp so với giải pháp đã được áp dụng 13 2.3. Nội dung của giải pháp 13 D. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA GIẢI PHÁP 30 E. HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH THU ĐƯỢC 31 F. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢI PHÁP 33 G. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 2 tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường”. Theo công văn số 1379/SGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016, một trong những nhiệm vụ cụ thể của giáo dục trung học là phải tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục “ sủ dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ” Trường THPT Phan Đình Giót đóng chân trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, có đến gần 80% học sinh của trường là con em các dân tộc thiểu số, sinh sống tại các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Sự hiểu biết về môi trường sống, cách thức chung sống bền vững với thiên nhiên là đặc biệt quan trọng vì sau khi tốt nghiệp THPT, các em sẽ mang kiến thức trở lại với bản làng, gia đình mình, từ đó tác động tích cực lên cộng đồng dân cư, giúp công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có những chuyển biến tích cực hơn. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, tôi đã nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định với sáng kiến “Tích hợp giáo dục môi trường trong môn tiếng Anh lớp 10 ở Trường THPT Phan Ðình Giót”. B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIÊN - Nội dung: Sáng kiến đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tiếng Anh lớp 10, hệ 7 năm, Ban cơ bản. - Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 10A10 Trường THPT Phan Đình Giót. - Thời gian áp dụng: Năm học 2015-2016. 4 thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường”. 1.1.2. Tích hợp Tích hợp (Tiếng Anh là Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh: Integration với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Theo từ điển Tiếng Anh-Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau. Theo một số tác giả, “Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được sủ dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác ho¾c trong các phần khác của cùng một môn học”. Theo Drake and Burns (2004), các mức độ tích hợp có thể khác nhau, nhưng nhìn chung, có thể chia thành 3 mức độ tích hợp. Đó là: Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration); Tích hợp liên môn: Interdisciplinary Integration; Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration). - Tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration): Các cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và PPDH nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan. - Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration): Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: Các chủ đề, các khái niệm, và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn. Các môn học 6 - Việc dạy học tích hợp không được làm tăng nội dung học tập, dẫn đến quá tải. Đảm bảo cho học sinh vừa nắm kiến thức ngôn ngữ chung vừa tăng thêm kiến thức về môi trường. - Đảm bảo tính hấp dẫn, vừa sức đối với đối tượng học sinh cụ thể của nhà trường, đồng thời phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, không chồng chéo với các hoạt động khác. Việc tích hợp giáo dục môi trường trong môn tiếng Anh có thể được phân chia thành các loại chủ yếu sau đây: - Mức độ tích hợp toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường. Với những bài này trong quá trình dạy học chúng ta thực hiện lồng ghép giáo dục môi trường vào toàn bộ nội dung của bài. - Mức độ tích hợp một phần hoặc mức độ liên hệ: Trong bài học chỉ có một phần có mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường hoặc kiến thức môi trường không được đưa vào mục tiêu bài dạy. Nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức kỹ năng bảo vệ môi trường. - Quy trình dạy học tích hợp cần được thực hiện theo các bước sau đây: Xác định bài dạy tích hợp Xác định nội dung và hình thức tích hợp Biên soạn giáo án tích hợp Thực hiện bài dạy tích hợp Kiểm tra, đánh giá Hình 1. Quy trình tổ chức dạy hqc tích hợp 8 Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề tại các đô thị Việt Nam (Ảnh minh họa) Dưới đây là một số vấn đề nghiêm trọng của tình hình môi trường ở nước ta hiện nay: Rừng tiếp tục bị thu hẹp; Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng; Ô nhiễm sông ngòi; Bãi rác công nghệ và chất thải; Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp; Ô nhiễm ở các làng nghề; Khai thác khoáng sản quá mức; Ô nhiễm không khí; Hạn hán và ngập mặn . 1.2.3. Sơ lược về chương trình tiếng Anh lớp 10 Như đã giới thiệu ở phần trên, Chương trình tiếng Anh lớp 10 được biên soạn thành các chủ điểm (theme-based curriculum: Personal Information; Education; Community; Nature and Environment; Recreation; People and Places. Trong đó, chủ điểm Nature and Environment bao gồm 3 đơn vị bài học: Unit 9: Undersea World; Unit 10: Conservation; Unit 11: National Parks. Hệ thống từ vựng, nội dung các bài đọc, các đoạn nghe, ngữ liệu để rèn kỹ năng nói và viết đều xoay quanh các vấn đề về môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam. 1.2.4. Sơ lược về vi c tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 10 ở Trường THPT Phan Ðình Giót a) Về phía giáo viên 10 giáo viên do các em có gia đình ở nhiều vùng xa, vùng khó khăn khác nhau trong tỉnh. Hạn chế: Như đã nêu trên, đa số học sinh của trường là học sinh người dân tộc thiểu số. Các em đến từ các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông và các huyện khác. Vốn kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của các em đều rất hạn chế. Một số lượng không nhỏ học sinh rụt rè, nhút nhát, chỉ ngồi yên lặng, cắm cúi ghi chép trong các tiết học mà không tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức. Có em không nói gì khi được hỏi, chỉ lắc đầu hoặc trả lời “Em không biết”. Tuy vậy, nếu biết động viên các em kịp thời, biết thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng, biết giao nhiệm vụ chuẩn bị bài trước, giao bài tập sau tiết dạy vừa sức với các em thì sự hứng thú, chủ động trong học tập của các em sẽ nâng lên rõ rệt. 2. Mô tả chi tiết bản chất, nội dung của giải pháp 2.1. Mục tiêu chung của giải pháp Tích hợp giáo dục môi trường trong môn tiếng Anh lớp 10 ở Trường THPT Phan Đình Giót nhằm góp phần đạt được mục tiêu giáo dục chung, trong đó chú trọng đến việc trang bị cho học sinh kiến thức về môi trường, giúp các em có những kỹ năng cơ bản để bảo vệ môi trường, để các em có thể trở thành những tuyên truyền viên nhỏ tuổi trong gia đình, cộng đồng. Bên cạnh đó, việc tích hợp giáo dục môi trường vào chương trình tiếng Anh lớp 10 còn giúp cho việc học tiếng Anh trở lên thú vị hơn, gần gũi hơn với học sinh, tạo được sự hứng thú, giúp các em tham gia nhiệt tình hơn vào các hoạt động học tập. Những ngữ liệu về môi trường sẽ giúp các em tự tin hơn trong các hoạt động nói, viết, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung. 12 năng làm việc nhóm, tăng cường sự gắn kết trong nhóm nói riêng, tập thể lớp nói chung. Việc các em được chuẩn bị một số nội dung trước khi học bài mới sẽ giúp các em tăng sự tự tin, các em sẽ thấy hào hứng hơn khi tham gia các hoạt động của bài mới vì các em thấy bản thân đã có những kiến thức nền cơ bản về vấn đề sắp được nhắc tới. - Yêu cầu: Bài tập giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà cần được thiết kế vừa sức, đảm bảo có liên quan chặt chẽ với nội dung bài học hoặc nhằm giúp học sinh có thêm hiểu biết chuẩn bị tiếp thu bài học. - Cách thức thực hiện: Đối với 3 đơn vị bài học trong chương trình tiếng Anh lớp 10 bao gồm: Unit 9: Undersea World; Unit 10: Conservation; Unit 11: National Parks, chúng ta có thể sử dụng dạng tích hợp toàn phần. Ở những đơn vị bài học này, giáo viên cần thiết kế nhiệm vụ để học sinh chuẩn bị trước từng Unit, hoặc trước khi bước vào cả Chủ điểm Nature and Environment, các em sẽ sử dụng kết quả đó để tham gia các hoạt động học tập trên lớp. Từ việc cung cấp kiến thức về môi trường, giáo viên cần định hướng cho học sinh về thái độ đối với môi trường sống, cung cấp cho các em một số kỹ năng giúp các em có thể chung tay bảo vệ môi trường sống nơi các em học, nơi các em cư trú. Dưới đây là một số ví dụ về nhiệm vụ chuẩn bị bài trước khi học: a) Unit 9: Undersea World * Preparation for Lesson 1. Reading - Write the names of the oceans of the world. - What percentage of the earth's surface is covered by seas and oceans? - What are differences between bays and gulfs? - Find the names of these animals: 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_moi_truong_trong_mon.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong môn Tiếng Anh lớp 10 ở trường THPT Phan Đìn.pdf