Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy chủ đề “Tiết 12 - Bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất ” môn Sinh học lớp 10 – Ban cơ bản

docx 35 trang sk10 30/12/2024 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy chủ đề “Tiết 12 - Bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất ” môn Sinh học lớp 10 – Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy chủ đề “Tiết 12 - Bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất ” môn Sinh học lớp 10 – Ban cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy chủ đề “Tiết 12 - Bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất ” môn Sinh học lớp 10 – Ban cơ bản
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
 Dạy học từng môn học riêng rẽ như hiện nay có tác dụng cung cấp kiến 
thức khoa học logic, chặt chẽ, có hệ thống của từng lĩnh vực và tạo điều kiện 
phân hóa theo định hướng nghề nghiệp của học sinh.
 Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh những bất cập như khó phát triển năng 
lực học sinh và dẫn đến tâm lý giáo viên nào cũng cho môn của mình là quan 
trọng, môn nào cũng muốn đưa nhiều kiến thức vào sách giáo khoa dẫn đến quá 
tải đối với học sinh. Tích hợp và dạy học tích hợp sẽ góp phần khắc phục những 
bất cập trên.
 Trước đây, các khoa học tự nhiên nghiên cứu theo tư duy phân tích, mỗi 
khoa học nghiên cứu một dạng vật chất, một hình thức vận động của vật chất 
trong tự nhiên. Nhưng bản thân giới tự nhiên là một thể thống nhất, mọi sự vật, 
hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều 
sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cộiĐể nhận 
biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến 
thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. 
 Như vậy, dạy học tích hợp sẽ giúp người học tiếp cận tốt hơn với bản chất 
của tự nhiên và xã hội.
 Ngoài ra trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều 
kiến thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong 
nhà trường, nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để các em có thể đối mặt 
với những thách thức của cuộc sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến 
thức và kĩ năng đó thông qua các môn học.
 Khi thực hiện dạy học tích hợp, các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau 
sẽ được nhập vào cùng một môn học nên số đầu môn học sẽ giảm bớt, tránh 
được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học
 Do vậy, có thể khẳng định tích hợp là phương thức tốt nhất để dạy học 
phát triển năng lực.
 1 + Học sinh: Học sinh được chọn tham gia nghiên cứu đều tích cực chủ 
động, thành tích học tập của năm trước ở mức trung bình, khá trở lên.
7.1.2 Các bước thực hiện giải pháp
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, 
định hướng phát triển năng lực và các nội dung liên môn có liên quan đến 
bài học.
 a. Kiến thức:
 * Môn Sinh học:
 - Nêu được các khái niệm khuếch tán, thẩm thấu.
 - Trình bày được các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh 
 chất: thụ động, chủ động.
 - Phân biệt được 3 loại dung dịch: ưu trương, nhược trương và đẳng trương.
 - Phân biệt được hai hình thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
 - Trình bày được hiện tượng nhập bào và xuất bào.
 * Môn Toán:
 - Hiểu và vận dụng vào thực tế được công thức tính áp suất thẩm thấu, sức 
 hút nước của tế bào.
 * Môn Vật lí:
 - Vận dụng được kiến thức về thẩm thấu, khuếch tán các chất (Vật lí 8) 
 giải thích hình thức vận chuyển thụ động.
* Môn Hóa học:
 - Dựa vào các kiến thức về dung dịch, dung môi, chất tan, nồng độ chất 
 tan trong dung dịch (Hóa học 8) giải quyết tình huống bài học.
* Môn Công nghệ 10:
 Vận dụng các kiến thức trong bài giải thích các thao tác kĩ thuật làm mứt 
 quả, ngâm sirô.
* Môn Địa lí:
 - Địa lí các làng nghề làm mứt của Việt Nam (làng mứt gừng Huế, làng 
 mứt Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội)
 3 - Năng lực chung: Sáng tạo, tư duy, ngôn ngữ, tự học, phát hiện và giải 
 quyết vấn đề, năng lực hợp tác
 - Năng lực riêng: Các năng lực sinh học, năng lực toán học, vật lý, hóa 
 học, năng lực nghiên cứu
Bước 2: Chuẩn bị học liệu, soạn giáo án, giao nhiệm vụ cho học sinh và 
chuẩn bị thiết bị dạy học.
 a. Học liệu 
 + SGK, SGV sinh học 10 nâng cao và cơ bản
 + Lọ nước hoa để làm thí nghiệm hiện tượng khuếch tán
 + File ảnh sự chênh lệch nồng độ các chất tan phía bên trong và bên ngoài 
 màng sinh chất.
 + File ảnh vận chuyển thụ động các chất qua màng
 + File ảnh động sự thấm chọn lọc
 + File ảnh động sự vận chuyển chủ động Na - K
 + File ảnh động bơm proton
 + Giáo án powerpoint.
 b. Giáo án (Phụ lục 1)
 c. Giao nhiệm vụ
 Nhóm 1: Trình bày lại các khái niệm: dung dịch, dung môi, chất tan, nồng 
 độ chất tan?
 Nhóm 2: 
 1. Vào các dịp tết, người dân thường làm mứt bí, mứt cà rốt bằng cách 
 luộc qua nước sôi sau đó tẩm đường. Theo em tại sao phải luộc qua nước sôi?
 2. Dựa vào kiến thức Địa lí về các làng nghề hãy cho biết các làng nghề 
 làm mứt quả mà em biết?
 3. Chẻ cọng rau muống, chẻ một quả ớt thành nhiều mảnh nhỏ nếu đem 
 ngâm trong nước thì thấy cọng rau muốn cong ra phía ngoài. Giải thích?
 Nhóm 3: 
 5 + Các sản phẩm tự làm: quả chanh ngâm muối, mứt cà rốt, mơ ngâm, sấu 
 ngâm ...
 + Tìm hiểu quy trình sản xuất mứt hoa quả, cách làm nước xiro hoa quả, 
 làm nước mắm ...
 - Tìm hiểu các hiện tượng thực tiễn liên quan đến chủ đề.
Bước 3: Tổ chức dạy học tích hợp
 a. Ổn định tổ chức
 Lớp: A1
 Sĩ số: 35/35 
 Ngày dạy: 4/12
 b. Kiểm tra bài cũ 
 Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất?
 c. Bài mới
 Mở bài: Tại sao bón nhiều phân vào gốc thì cây bị héo, tại sao khi làm 
mứt hoa quả trước khi rim đường người ta thường luộc quả trước. Để trả lời 
được chúng ta vào bài học ngày hôm nay.
 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Vận chuyển thụ động I. Vận chuyển thụ động (passive 
GV yêu cầu nhóm 1: Trình bày lại các transport):
khái niệm: dung dịch, dung môi, chất 1. Khái niệm: 
tan, nồng độ chất tan 
 Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất giữa 
dung môi và chất tan hay sản phẩm 
tương tác của chất tan và dung môi.
VD: Nước đường: có đường là chất 
tan, nước là dung môi .
- Dung môi: là chất có khả năng hòa 
tan chất khác để tạo thành dung dịch.
VD: Xăng hòa tan được dầu ăn, tạo 
thành dung dịch. Nước không hòa tan 
 7 - GV nhận xét, bổ sung → kết luận. màng.
 + Khuếch tán qua kênh protein đặc biệt 
 (aquaporin): các phân tử nước.
- Căn cứ vào sự chênh lệch nồng độ 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ 
chất tan phía trong và ngoài màng sinh khuếch tán qua màng:
chất có mấy loại dung dịch bên ngoài + Tốc độ khuếch tán của các chất phụ 
màng sinh chất? thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa 
Khi nào tế bào hút nước, mất nước? trong và ngoài màng.
Tích hợp môn toán, lí: + Nhiệt độ 
ASTT là lực gây ra sự dịch chuyển của + Bản chất của chất cần vận chuyển : 
dung môi qua màng. kích thước; phân cực, tích điện hay 
 không
CT: P = RTCi
 * Một số loại dung dịch: 
P: ASTT
 - Ưu trương: Nồng độ chất tan ngoài 
T: Nhiệt độ tuyệt đối
 tế bào lớn hơn trong tế bào (TB mất 
i: hệ số Vanhop nước).
i = 1 + (n-1) - Nhược trương: Nồng độ chất tan 
- T: Sức trương nước. ngoài tế bào nhỏ hơn trong tế bào (TB 
 hút nước).
S = P –T.
 - Đẳng trương: Nồng độ chất tan 
+ Khi tế bào thiếu nước P>T thì S>0 
 ngoài tế bào bằng nồng độ chất tan bên 
TB hút nước
 trong tế bào.
+ Khi TB no nước P = T thì S=0 thì 
TB không hút nước.
 II. Vận chuyển chủ động (active 
- Ở người, nồng độ urê trong máu thấp 
 transport):
hơn trong nước tiểu; nồng độ đường 
trong nước tiểu cao hơn so với trong - Khái niệm: Là phương thức vận 
máu. Hãy cho biết urê và đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ 
chuyển theo hướng nào (từ máu vào nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng 
nước tiểu hay ngược lại). Vì sao? độ cao và cần tiêu tốn năng lượng.
- Vận chuyển chủ động là gì? Cơ chế? - Cơ chế: ATP + Prôtêin đặc chủng 
 → prôtêin biến đổi, đưa các chất từ 
 ngoài vào trong hoặc đẩy ra khỏi tế 
 9 muốn cong ra phía ngoài. Giải thích?
GV yêu cầu nhóm số 3 lên trình bày về 
các vấn đề đã chuẩn bị:
1. Khi bị thương, mất máu nhiều, bệnh 
nhân có cảm giác khát. Trong trường 
hợp trên thì có nên cho bệnh nhân 
uống thật nhiều nước để giảm cảm 
giác khát hay không?
2. Nêu cách xào rau muống không bị 
quắt lại và vẫn xanh mướt? Giải thích 
tại sao rau bị quắt lại? 
Nhóm số 4 giải quyết bài tập tình 
huống sau:
Bạn Nam phát biểu rằng: “TB thực vật 
và TB động vật để trong dung dịch 
nhược trương đều bị trương lên và vỡ 
ra”.
Bạn Nga lại cho rằng: “TB động vật 
và TB thực vật để trong dung dịch 
nhược trương đều không thay đổi hình 
dạng”.
Em có nhận xét gì về ý kiến của hai 
bạn trên?
GV chiếu hình TBĐV và TBTV trong 
3 loại môi trường hướng dẫn HS nêu 
và giải thích các hiện tượng xảy ra.
d. Củng cố: 
 GV yêu cầu nhóm 5 phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động?
 Điểm phân Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
 biệt
Nguyên nhân Do sự chênh lệch nồng độ Do nhu cầu của tế bào
 11 1. Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ kênh prôtêin.
 2. Vận chuyển glucôzơ đồng thời với natri qua màng tế bào. 
 3. Vận chuyển các chất có kích thước lớn qua màng tế bào.
 4. Vận chuyển O2 qua màng tế bào.
 5. Vận chuyển Na+ và K+ bằng bơm prôtêin qua màng tế bào.
Phương án trả lời đúng: A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 2, 3, 5. D. 1, 3, 4.
Câu 6: Các chất vận chuyển qua màng sinh chất thực chất là đi qua:
 A. Lớp phôtpholipit và kênh prôtêin. B. Lớp phôtpholipit và glicôprôtêin.
 C. Prôtêin và glicôprôtêin. D. Glicôprôtêin và peptiđôglican.
Câu 7: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng 
độ của các chất tan có trong tế bào gọi là môi trường: 
 A. Ưu trương. B. Đẳng trương. C. Nhược trương. D. Bão hoà.
Câu 8: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào? 
 A. Hoà tan trong dung môi. B. Dạng tinh thể rắn. 
 C. Dạng khí. D. Dạng tinh thể rắn và khí.
Câu 9: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường 
saccarozơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm 
thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch
 A. Saccarôzơ ưu trương. B. Urê nhược trương. 
 C. Saccarôzơ nhược trương. D. Urê ưu trương.
Câu 10: Giải thích tại sao người ta dùng nước muối để sát trùng, rửa vết thương?
 A. Nước muối dễ rửa trôi bụi bẩn
 B. Theo thói quen
 C. Làm cho vi khuẩn mất nước và chết. 
 D. Làm cho vi khuẩn hút nước, vỡ tế bào.
7.1.3 Sản phẩm dạy học
* Tổ chức dạy học tích hợp tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
 13 15 Khi tiến hành dạy dự án tích hợp cho lớp thực nghiệm là 10A1 và dạy 
giáo án truyền thống tại lớp 10A2, tôi tiến hành bài kiểm tra thu được kết quả như sau:
 STT 10A2 Điểm STT 10A1 Điểm
 1 Nguyễn Việt Anh 8 1 Lỗ Tuyến Anh 9
 2 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 8 2 Ngô Thị Quỳnh Anh 9
 3 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 6 3 Nguyễn Ngọc Anh 7
 4 Nguyễn Ngọc Châm 6 4 Lê Thị Ánh 7
 5 Võ Minh Châu 5 5 Tạ Xuân Chiến 7
 6 Nguyễn Minh Chiến 7 6 Nguyễn Đan Chinh 7
 7 Nguyễn Thị Chinh 8 7 Vũ Thị Đan 8
 8 Lê Mạnh Cường 6 8 Nguyễn Quốc Đạt 8
 9 Hoàng Thành Đạt 5 9 Nguyễn Đức Hải 7
 10 Trần Thị Thu Hà 5 10 Bùi Văn Hiệp 7
 11 Trịnh Văn Hiệp 7 11 Nguyễn Thị Hồng 9
 12 Vũ Xuân Hoàng 5 12 Đào Thị Minh Huệ 9
 13 Phan Văn Khải 8 13 Nguyễn Thị Thanh Huyền 7
 14 Trần Hồng Khanh 5 14 Đào Văn Linh 6
 15 Nguyễn Đăng Mạnh 6 15 Đào Thị Minh Lý 7
 16 Nguyễn Văn Mạnh 7 16 Vũ Hoài Nam 8
 17 Bùi Thị Mơ 6 17 Đinh Thị Ngọc 9
 18 Lê Phương Nam 6 18 Tạ Minh Quang 10
 19 Bùi Thị Ngân 7 19 Nguyễn Xuân Quyết 7
 17

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_vao_giang.docx
  • docBìa Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy chủ đề “Tiết 12 - Bài 11 Vận chu.doc
  • docxMục lục Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy chủ đề “Tiết 12 - Bài 11 Vận.docx