Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy một số bài phần tự nhiên Địa lí 10 - THPT theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

doc 74 trang sk10 02/10/2024 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy một số bài phần tự nhiên Địa lí 10 - THPT theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy một số bài phần tự nhiên Địa lí 10 - THPT theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy một số bài phần tự nhiên Địa lí 10 - THPT theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
 SỞ GD & ĐT TỈNH VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO 2 
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: 
 TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN THƠ, TỤC NGỮ, CA DAO 
VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI PHẦN TỰ NHIÊN ĐỊA LÍ 10 – THPT THEO 
 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH 
 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Mai
 Mã sáng kiến: 11.58.02
 Vĩnh Phúc, năm 2020 MỤC LỤC
 Trang
1. Lời giới thiệu..... 1
 1.1. Lí do chọn đề tài........ 1
 1.2. Mục đích.......... 3
 1.3. Điểm mới của sáng kiến ....... 3
2. Tên sáng kiến.. 4
3. Tác giả sáng kiến.. 4
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến... 4
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến . 4
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.. 4
7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 4
 7.1. Về nội dung sáng kiến ........ 5
 7.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn .......... 5
 a. Dạy học tích hợp, liên môn .... 5
 b. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực .. 6
 c. Thực trạng tích hợp kiến thức .. 7
 d. Những điều kiện cho việc nghiên cứu.... 9
 7.1.2. Các bước thực hiện giải pháp.. 9
 a. Bước 1 - Xây dựng hệ thống nội dung cần tích hợp.. 10
 b. Bước 2 - Biên soạn hệ thống văn thơ ... 15
 c. Bước 3 – Cách khai thác nội dung  37
 d. Bước 4 - Thiết kế giáo án, dạy thực nghiệm. 41
 e. Bước 5 - Kiểm tra, đánh giá. 53
 7.1.3. Ý nghĩa .. 54
 7.2. Tính khả thi và khả năng áp dụng của sáng kiến...... 55
8. Những thông tin cần được bảo mật: .. 56
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 56
 9.1. Điều kiện cần thiết........ 56
 9.2. Một số vấn đề cần lưu ý...... 57
 9.3. Bài học kinh nghiệm........ 58
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến ..... 58
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 58
theo ý kiến của tác giả........
 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 61
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.......
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử .... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .... 65
PHỤ LỤC. 66 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Thơ, ca dao, tục ngữ là những sáng tác văn học có vần, nhạc điệu, giàu hình 
ảnh, kết cấu ngắn gọn dễ nhớ phản ánh nhận thức tâm tư của con người trước các 
hiện tượng đời sống trong đó có các hiện tượng tự nhiên. Việc sử dụng kiến thức 
văn học, thơ, ca dao, tục ngữ vào bài dạy là một công cụ để tạo hứng thú cho học 
sinh, để minh họa cho bài học, ... để củng cố, kiểm tra kiến thức và đánh giá khả 
năng vận dụng của các em vào những tình huống cụ thể, phù hợp với quan điểm 
“học đi đôi với hành” lý thuyết gắn với thực tiễn cuộc sống. 
 Việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí cũng mang nhiều ý 
nghĩa tích cực với việc học môn Ngữ văn, làm cho các em hiểu được phần hiện 
thực cuộc sống phản ánh trong thơ, trong ca dao tục ngữ. Hơn nữa, việc sử dụng 
văn thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí cũng hoàn toàn phù hợp với quan 
điểm tích hợp liên môn của Bộ giáo dục và Đào tạo hiện nay.
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ 
trọng tâm "đột phá chiến lược" đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào 
tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Đổi mới 
nền giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương 
trình giáo dục của thế giới và bắt kịp nền giáo dục của các nước tiên tiến.
 Chính vì thế, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp 
ứng sự thay đổi của cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu. Đổi mới 
phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng 
lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu 
phát triển đất nước.
 Có thể xem đây là một điều kiện tiên quyết trong việc thực hiện Nghị quyết số 
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa 13: "Tạo chuyển biến căn bản, 
toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người 
và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến 
thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, 
đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh".
 Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí là một nhiệm vụ quan trọng của người 
giáo viên Địa lí trong nhà trường phổ thông, góp phần vào việc vào việc thực hiện 
thành công công cuộc đổi mới giáo dục cả nước. 
 1 1.2. Mục đích
 - Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học tích hợp, liên 
môn kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy phần tự nhiên Địa lí 10 – 
THPT để dạy học theo hướng tích cực, nhằm định hướng phát triển năng lực và 
phẩm chất cho học sinh.
 - Với học sinh: 
 + Giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất cốt lõi. 
Giáo dục sâu sắc thái độ, hành vi tích cực cho học sinh, giáo dục lòng nhân ái, 
tình yêu quê hương đất nước, sống có lí tưởng, hoài bão và trách nhiệm.
 + Các chủ đề tích hợp, liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, sẽ 
tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời, phẩm chất và năng lực 
của người học cũng được hình thành và phát triển qua các hoạt động giao lưu, kết 
nối, tương tác với thực tiễn đời sống để khơi dậy hứng thú học tập, rèn luyện kỹ 
năng sống, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh 
hoa văn hóa thế giới
 + Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết 
các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. 
 - Đối với giáo viên: 
 + Dạy học theo các chủ đề tích hợp, liên môn không những giảm tải cho 
giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn 
có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên.
 + Cung cấp cho giáo viên các tư liệu về văn học, thơ, ca dao, tục ngữ liên 
quan đến dạy học Địa lí tự nhiên, giải thích nội dung Địa lí chứa đựng trong các 
câu thơ, câu ca dao tục ngữ đó. 
 + Làm đa dạng, sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích 
cực nhằm giúp người học chủ động, tích cực khai thác kiến thức.
 + Đề tài là kinh nghiệm quý báu để chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp mở 
rộng sử dụng kiến thức liên môn, môn văn học, ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong 
nhiều bộ môn, giúp giáo viên sưu tầm, sáng tác văn học vào mục đích giảng dạy.
 1.3. Điểm mới của sáng kiến 
 - Tìm ra một trong những giải pháp để dạy học tích cực, nhằm hình thành, 
phát triển được năng lực và phẩm chất cho học sinh theo định hướng của chương 
trình GDPT mới.
 - Đổi mới theo hướng này sẽ giúp các em có thể vận dụng được kiến thức 
để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Giúp học sinh hình thành, phát 
 3 chương trình Địa lí 10 – THPT để dạy học theo định hướng phát triển năng lực và 
phẩm chất người học. Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả 
làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn trong các trường bạn, trong toàn tỉnh và cho 
những năm học sau.
 - Phạm vi: Đề tài tập trung tìm hiểu các tác phẩm văn thơ, ca dao, tục ngữ 
có giá trị kiến thức Địa lí áp dụng cụ thể vào các tiết dạy trong chương trình Địa lí 
10 – THPT ban cơ bản phần Địa lí tự nhiên.
 - Đối tượng: Chương trình Địa lí lớp 10 – THPT ban cơ bản, giúp học sinh 
học tập tích cực, biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiến trong 
cuộc sống. 
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 7.1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 
 a. Dạy học tích hợp, liên môn
 * Cơ sở lý luận
 Dạy học tích hợp, liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng 
trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy 
tính tích cực của học viên, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các 
nhà trường.
 Dạy học tích hợp, liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa 
giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, 
tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. 
Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các 
phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. 
 Việc sử dụng kiến thức liên môn có vai trò quan trọng trong giảng dạy giữa 
môn Văn học, ca dao, tục ngữ và Địa lí cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ.
 “Địa lí thể hiển toàn bộ hoặc một phần bề mặt tự nhiên của Trái Đất và 
các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, dân cư cùng tình hình phân bố của chúng trên bề 
mặt đó. Địa lí học là là môn học về sự biến đổi vị trí không gian về hiện tượng tự 
nhiên và con người trên Trái Đất”.
 “Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã 
hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, 
cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ”. 
 5 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát 
triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
 Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc 
dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú 
trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị 
cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. 
Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá 
trình nhận thức.
 Xuất phát từ bối cảnh của thời đại, từ nhu cầu phát triển đất nước, nhu cầu 
phát triển nguồn nhân lực để xác định mục tiêu giáo dục phổ thông, từ đó xác định 
yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học, nội dung dạy học, phương 
pháp dạy học và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục.
 Theo đó, các phẩm chất chủ yếu cần được hình thành và phát triển ở người 
học bao gồm: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm; và các 
năng lực cũng được xác định bao gồm các năng lực cốt lõi (gồm năng lực chung: 
Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng 
lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ, Năng lực tính toán, Năng lực tìm hiểu tự 
nhiên và xã hội, Năng lực công nghệ, Năng lực tin học, Năng lực thẩm mỹ, Năng 
lực thể chất) và các năng lực đặc biệt (năng khiếu).
 Từ những lí do nêu ra ở trên, có thể khẳng định:
 - Xây dựng, thiết kế chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực 
người học là một xu thế tất yếu. Nó giúp người học có khả năng giải quyết các 
vấn đề thực tiễn ngay khi rời ghế nhà trường. Nói cách khác, đào tạo phù hợp với 
nhu cầu xã hội. 
 - Với tiếp cận năng lực, người học sẽ được trang bị kỹ năng để có thể học 
cả đời. Đây là điều bắt buộc trong bối cảnh khối lượng tri thức tăng lên nhanh 
chóng như hiện nay.
 - Thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người 
học là yêu cầu cấp bách và một nội dung quan trọng trong đổi mới căn bản, toàn 
diện nền giáo dục.
 c. Thực trạng tích hợp kiến thức văn học, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy phần 
tự nhiên Địa lí 10 – THPT theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất 
người học ở các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc
 * Thuận lợi
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_van_tho_tuc_ngu_ca.doc