Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức về lịch sử và văn hóa xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức về lịch sử và văn hóa xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức về lịch sử và văn hóa xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA XỨ NGHỆ CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA DẠY VĂN THUYẾT MINH Môn: Ngữ Văn THPT MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 II.Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2 III. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2 IV. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2 B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................3 I. Cơ sở lí luận .......................................................................................................3 II. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................4 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện........................................................................5 IV. Hiệu quả ........................................................................................................29 C. KẾT LUẬN ...................................................................................................30 I. Kết luận............................................................................................................30 II. Kiến nghị. .......................................................................................................31 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................32 Quả Sơn, lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Cuông) và những di tích lịch sử văn hoá (Đền Cuông, Đền Quả Sơn, Thành Cổ Vinh); những di tích cách mạng (Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Truông Bồn), di tích lưu niệm danh nhân ( Làng sen Quê Bác, khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu), và rất nhiều làng nghề truyền thống(làng nghề tương Nam Đàn, làng nghề gốm Đô Lương) Chính vì vậy, văn hóa xứ Nghệ luôn được đánh giá là vô cùng phong phú và đặc sắc với những giá trị truyền thống tốt đẹp đặc trưng cho bản sắc dân tộc Việt Xuất phát từ cơ sở đó, năm học 2021- 2022 này tôi đã lựa chọn đề tài “ Tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh” để nghiên cứu thực nghiệm và chia sẻ với đồng nghiệp. II.Mục đích nghiên cứu Tích hợp các kiến thức về lịch sử và văn hóa của địa phương (Nghệ An) cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh nhằm tăng sự say mê hứng thú cho các em trong các giờ học.Đồng thời giúp các em khám phá được nhiều vẻ đẹp lịch sử,văn hóa,con người ngay chính trên quê hương của mình qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất:tình yêu và niềm tự hào quê hương đất nước, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa địa phương. Thông qua bài học giúp phát triển các năng lực người học như :năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm và đặc biệt là năng lực thuyết trình Bởi trong cuộc sống hiện đại ngày nay nếu các em có kĩ năng thuyết trình tốt sẽ rất có lợi trong công việc và cuộc sống sau này. III. Đối tượng nghiên cứu Với dung lượng của một đề tài nhỏ, tôi sẽ tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích hợp kiến thức về lịch sử và văn hóa địa phương xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua 2 tiết dạy làm văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn 10 + Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh + Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Từ đó đưa ra cách giảng dạy văn thuyết minh có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau. Từ đó xác lập cách dạy văn thuyết minh đạt hiệu quả và giúp người học: + Biết cách xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh + Viết được một đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống IV. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: phần cơ sở lí luận + Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: phần cơ sở thực tiễn + Phương pháp thống kê, xử lí số liệu + Phương pháp thực hành 2 Có thể tích hợp liên môn như: tích hợp Văn – Lịch sử (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, về nhân vật lịch sử. . để lý giải và khai thác giá trị, thành công cũng như hạn chế của tác phẩm); Tích hợp Văn – Địa lý (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật ); Tích hợp Văn – Âm nhạc (hát, ngâm thơ, diễn kịch); Tích hợp Văn – Mỹ thuật (Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa ) Khi thiết kế giáo án giờ học theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó học sinh chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp. Trong quá trình soạn giáo án, GV cần xác định rõ : - Mục tiêu bài dạy . - Những nội dung cần tích hợp. - Phương pháp tích hợp và các phương tiên dạy học cần thiết. - Thiết kế hệ thống câu hỏi theo trình tự hợp lý (định hướng phát triển năng lực HS) Trong quá trình lên lớp GV có thể dạy học tích hợp theo nhiều cách khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng phân môn và từng bài học. Việc tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa trong dạy học văn thuyết minh thực sự đã khơi dậy cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, con người, lòng tự hào dân tộc,ý thức xây dụng và bảo vệ tổ quốc đồng thời khơi dậy niềm đam mê, sự hứng thú đối với môn học. II. Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới nền giáo dục Việt Nam cũng đang khoác trên mình một “tấm áo mới” năng động hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các giáo viên hưởng ứng nhiệt tình, nhiều giáo viên đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong từng tiết dạy, thắp lên ở học sinh ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, đam mê văn chương. Song không phải ai cũng ý thức được vai trò của sự đổi mới. Do đó sự thay đổi trong phương pháp dạy và tỉnh hiệu quả chưa cao. Trong các giờ văn, giáo viên chưa thực sự tạo ra được sự đổi mới, chưa kích thích được tính tích cực chủ động trong quá trình học của học sinh. Không chỉ có vậy nhiều giáo viên chưa thấy được vai trò quan trọng của môn làm văn thuyết minh trong nhà trường nên đôi khi dạy còn mang tính chiếu 4 Nhóm 4: Tìm hiểu ẩm thực Nghệ An: Cháo lươn, giò bê Nam Đàn, bánh đa Đô Lương, nhút Thanh chương, tương Nam Đàn, mực nháy Cửa Lò * Cách thức thu thập tài liệu: 1, Học sinh có thể tìm hiểu trên mạng, qua sách báo, truyền hình 2, Học sinh có thể đến các địa điểm gần để quan sát. Học sinh trường tôi ở Vinh nên tôi giới thiệu cho các em một số địa điểm gần như: Quản trường Hồ Chí Minh, đền thờ Quang Trung, Cổng Thành Vinh, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh 3, Nếu học sinh có điều kiện tham quan, tôi yêu cầu các em đưa: Sổ tay để ghi chép, điện thoại, máy ảnh, để quay clip, chụp ảnh làm tư liệu viết bài văn thuyết minh Học sinh thu thập tài liệu trong vòng một tháng hoàn thành trước khi bước sang học kỳ II Sau khi có sản phẩm, các nhóm gửi về cho giáo viên kiểm tra, chọn lọc và giáo viên giao lại cho các nhóm để làm tư liệu học tập 2. Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết bài văn thuyết minh Sau bài học “ Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh” và “ Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh” giáo viên hướng dẫn các em viết bài văn thuyết minh dựa vào những kiến thức thu thập được theo nội dung đã phân công từng nhóm: Nhóm 1: Viết bài thuyết minh về món Cháo lươn xứ Nghệ Nhóm 2: Viết bài thuyết minh về Quảng trường Hồ Chí Minh Nhóm 3: Viết bài thuyết minh về Cổng thành Vinh Nhóm 4: Viết bài thuyết minh về Đền thờ Quang Trung 3. Bước 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng hình ảnh, video, thu thập được để làm bài thuyết trình Sau khi các nhóm đã hoàn thành bài văn thuyết minh, giáo viên sẽ kiểm tra nội dung sau đó giao lại cho nhóm để làm bài thuyết trình tại lớp Cách làm: - Học sinh sử dụng những tranh, ảnh, video đã thu thập được minh họa cho bài văn thuyết minh của nhóm mình. - Hình ảnh, video, clip phải tải lên các slide - Sử dụng powerpoint để trình chiếu các slide đã chọn lọc Lưu ý : - Bài thuyết trình phải được cả nhóm cùng làm và chuẩn bị kĩ ở nhà - Những hình ảnh tải lên phải được lựa chọn cho phù hợp với từng phần của nội dung bài thuyết trình. 6 *Đây là sản phẩm của các em Nhóm1.: Cháo lươn xứ Nghệ Xứ Nghệ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều đặc sản được rất nhiều người ưa thích như bánh đa Đô Lương, nhút Thanh Chương,tương Nam Đàn và tất nhiên không thể không nhắc đến món cháo lươn –một đặc sản và luôn là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ. Để nấu được một nồi cháo lươn đậm đà thơm ngon là cả một kì công của người vào bếp.Đầu tiên là khâu chọn lươn, để nồi cháo ngon và ko bị ngầy, lươn được chọn phải là lươn đồng, thịt chắc, có hai sọc vàng ở bụng, đen ở lưng.Những con lươn này được người dân bản xứ bắt ngoài đồng bằng trúm, một cộng cụ bắt lươn của người dân địa phương Lươn ở đây ko mổ bằng dao mà dùng cật tre để rọc thịt lươn.Khâu chế biến tưởng chừng như đơn giản mà lại rất kì công.Để có được một bát cháo lươn thơm ngon nức tiếng, gia vị đầu tiên không thể thiếu được đó là nghệ. Màu vàng tươi của nghệ không chỉ đem lại cho thịt lươn thêm đậm đà, thơm ngọt mà còn làm mất đi vị tanh vốn có của nó. Thịt lươn sau khi luộc chín được xào với nghệ, ớt băm nhỏ, hành phi, hạt tiêu và nhất không thể thiếu được những cọng hành tăm chỉ mọc ở vùng Nghệ Tĩnh.Cũng như nghệ, thứ hành tăm lá nhỏ xíu chỉ có ở vùng đất xứ Nghệ này không chỉ làm cho bát cháo sánh ngọt với màu xanh rất ngon mắt mà còn tạo cho cháo lươn Nghệ An có hương vị đặc biệt riêng bởi vị thơm ngọt,cay nồng đặc trưng. Miếng thị lươn được lọc to bản, vuông vức, khi xào xong vẫn mềm, ngọt, thẫm đẫm vị thơm của hành ớt, vị cay cay của tiêu và óng ánh sắc vàng của Nghệ, điểm màu xanh của hành tăm, lá răm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy hấp dẫn.Hành tăm là thứ gia vị đặc biệt của cháo lươn xứ Nghệ. Cháo cũng được nấu rất kỳ công và đặc biệt.Người ta lấy xương của lươn, nấu lấy nước súp rồi lọc bỏ xương vụn đi, sau đó đem ninh cháo. Nhờ có nước ngọt nấu từ chính xương của con lươn nên cháo lươn Nghệ An có vị ngọt rất riêng, đậm đà nhưng lại rất thanh, không thấy vị béo của mỡ, khác hắn với vị ngọt của cháo nấu từ thịt gà hay xương lợn. Gạo để nấu cũng đcược chọn kỹ. Loại gạo tẻ nào ngon nhất mới được người Nghệ An chọn để nấu cháo lươn . Sự kỳ công của công đoạn ninh cháo thể hiện ở chỗ gạo phải được rắc từ từ để cháo không bị vón cục và người nấu tuyệt đối không được đụng đũa để cháo không bị nát hay bị nồng. Đặc biệt hơn nữa , người xứ Nghệ để nguyên hạt gạo mà ninh cháo chứ không giã, không xay thành bột. Cháo ninh thật kỹ hạt gạo nở bung mà không bị nát, cháo sánh đều,không đặc cũng không loãng. Khi ăn, người ta múc cháo ra bát, xúc một ít thịt lươn xào thơm phức, thêm một chút nước sốt vàng ngậy, một chút rau răm và những hạt tiêu rắc li ti nhỏ mịn.Cháo lươn Nghệ An ăn với bánh mỳ giòn hay bánh mướt lạ miệng. Món cháo lươn xứ Nghệ dù giản dị, chân phương bời được nấu từ những sản vật gần gũi của đất Nghệ nhưng trở thành nét văn hoá đặc trưng cho vùng 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_ve_lich_su_va_van_h.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức về lịch sử và văn hóa xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua.pdf