Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua dạy học chủ đề “Các thành phần hóa học của tế bào” - Sinh học 10 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua dạy học chủ đề “Các thành phần hóa học của tế bào” - Sinh học 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua dạy học chủ đề “Các thành phần hóa học của tế bào” - Sinh học 10 THPT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO”- SINH HỌC 10- THPT Môn: Sinh học MỤC LỤC Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Phạm vi, thời gian và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 3 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 4 1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 4 1.2.1. Thực trạng dạy học ....................................................................................... 5 1.2.2. Phân tích thực trạng ...................................................................................... 6 1.3. Tìm hiểu một số căn bệnh không lây nhiễm..................................................... 7 1.3.1.Thừa cân – Béo phì ........................................................................................ 7 1.3.2. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ................................................................ 8 1.3.3. Bệnh Gout .................................................................................................. 11 1.3.4. Một số bệnh về tim mạch ........................................................................... 13 2. Ứng dụng vào quá trình dạy học ....................................................................... 14 2.1. Nguyên tắc tích hợp lồng ghép ...................................................................... 14 2.2. Quy trình xây dựng câu hỏi, tình huống tích hợp, lồng ghép.......................... 15 2.2.1. Quy trình thiết kế câu hỏi, tình huống khi tích hợp ..................................... 15 2.2.2. Cách thực hiện ............................................................................................ 15 2.3. Tổ chức thực hiện .......................................................................................... 15 2.3.1. Một số hình thức áp dụng các câu hỏi, tình huống tích hợp vào dạy học có hiệu quả: ............................................................................................................... 15 2.3.2. Vận dụng câu hỏi, tình huống tích hợp thông qua dạy học chủ đề .............. 16 2.4. Đánh giá kết quả ............................................................................................ 35 3. Hiệu quả của đề tài ........................................................................................... 37 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 38 1. Kết luận ............................................................................................................ 38 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 40 Mặc dù , hiện nay nhiều giáo viên lựa chọn phương pháp sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho bài học như máy tính, máy chiếu Bằng cách sử dụng các video, các hình ảnh trực quan sinh động sẽ làm cho học sinh thấy thích thú với tiết học hơn. Tuy nhiên nếu giáo viên không khéo léo khi sử dụng phương pháp này dẫn đến tình trạng lạm dụng các thiết bị dạy học, biến tiết học trở thành những giờ “xem phim” không mang lại hiệu quả giáo dục như mong đợi. Với tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài: Tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua dạy học chủ đề “Các thành phần hóa học của tế bào”- Sinh học 10-THPT 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tích hợp vấn đề giáo giục bảo vệ sức khỏe cộng đồng khi dạy các bài học về “Các thành phần hoá học của tế bào” - sinh học 10-THPT, ban cơ bản, trên các mặt: - Lý luận về phương pháp. - Hệ thống câu hỏi, tình huống, vấn đề, hình ảnh có liên quan đến thực tiễn đời sống được khai thác nhằm phát triển năng lực nhận thức cho học sinh. Nhằm giúp học sinh có cái nhìn rõ ràng và đúng đắn hơn về vấn đề mình đang tìm hiểu, từ đó giúp các em luôn tự tin trong cuộc sống tương lai. Giúp các em có kiến thức, hiểu biết về những căn bệnh không lây nhiễm luôn rình rập xung quanh mình và cách phòng tránh những căn bệnh đó thông qua chế độ ăn uống hợp lý, có một môi trường sống lành mạnh để bảo vệ bản thân mình cũng như người thân và xã hội. Rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh: kĩ năng làm việc hợp tác, phân tích trao đổi vấn đề, kĩ năng làm việc thực tiễn và kĩ năng công nghệ thông tin. Thông qua “đội quân tuyên truyền viên” này để tăng cường giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 3. Phạm vi, thời gian và đối tượng nghiên cứu Phạm vi: Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng kiến thức bộ môn gắn với thực tiễn giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng để dạy phần “ Các thành phần hoá học của tế bào” -Sinh học 10. Thời gian, đối tượng nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2020 và được áp dụng thực nghiệm với đối tượng là học sinh lớp 10 (A, B,G, H) trường THPT Đặng Thai Mai và một số trường khác trong huyện Thanh Chương năm học 2020 – 2021 2 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận Dựa trên bối cảnh toàn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá với mục tiêu giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học của học sinh. Tại nhiều trường, nhiều giáo viên đã và đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tiễn bộ môn theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn học sinh khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học sinh học. Tại Việt Nam trong chiến lược quốc gia phòng chống ung thư, tim mạch, đái tháo đường và một số bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025 ban hành theo theo quyết định số 376/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ ngày 20/3/2015 có nêu rõ các các mục tiêu và giải pháp trong vấn đề này. Một trong các mục tiêu đó là nâng cao sự hiểu biết của toàn dân trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Một số kiến thức về bệnh không lây nhiễm đã được đưa vào nội dung giáo dục của nhà trường bằng cách lồng ghép vào nội dung một số môn học . Tuy chưa nhiều, nhưng các nội dung này đã và sẽ tiếp tục thể hiện trong nội dung các môn học đặc biệt là môn Sinh học. 1.2. Cơ sở thực tiễn Tích hợp các kiến thức của bài học với vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc tìm hiểu các bệnh không lây nhiễm, giúp các em có cái nhìn đúng đắn với cách sống và có thói quen vận dụng được kiến thức lý thuyết vào phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày của chính bản thân. Với cách này bài học sẽ trở nên gần gũi, dễ hiểu và tự nó sẽ trở nên hấp dẫn với học trò. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng thực hiện được vấn đề này, bởi nó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sâu và rộng, có sự hiểu biết về sức khỏe bệnh lý và đầu tư soạn bài một cách nghiêm túc bài bản. Mặt khác không phải với phần kiến thức nào giáo viên cũng thể tích hợp và liên hệ vào thực tiễn được ngay ở một tiết học. Trong chương trình sinh học 10 cơ bản nhiều giáo viên chỉ tập trung khai thác kiến thức liên hệ thực tế ở phần sinh học vi sinh vật, còn các phần học khác như phần “thành phần hoá học của tế bào” thì ít được giáo viên khai thác tích hợp kiến thức vào giáo dục các vấn đề thực tiễn. Chính vì vậy phần kiến thức này đối với nhiều học sinh nó rất khô khan, nhàm chán vì cấu trúc của các bài 4 Mức độ đã hiểu biết về các bệnh không lây Tỉ lệ ( Chung ở các lớp khảo nhiễm và cách phòng tránh sát với 171 em) Hiểu rất rõ 0% Hiểu 23,4% Hiểu mơ hồ 43,9% Không hiểu 32,7% Qua khảo sát ta thấy số lượng lớn học sinh hứng thú khi đề cập tới vấn đề muốn tìm hiểu các bệnh không lây nhiễm và cách phòng tránh nhưng mức độ đã hiểu biết của học sinh về các vấn đề này lại còn rất hạn chế. Đây là một tồn tại lớn và gây nhiều trăn trở cho người dạy. Vì vậy, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu các giải pháp áp dụng dạy học tích hợp các câu hỏi, tình huống vận dụng vào thực tiễn để giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về việc bảo vệ sức khỏe thông qua lối sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đồng thời giúp học sinh hiểu kiến thức một cách toàn diện, sâu sắc và hứng thú hơn khi học môn Sinh học. 1.2.2. Phân tích thực trạng a. Thuận lợi Tích hợp vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua dạy học đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết với học sinh THPT. Đối tượng có nhu cầu hiểu biết, nhận thức được vấn đề đó chính là cơ sở tốt để giáo dục. Thông tin về những loại bệnh không lây nhiễm đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài , tivi, các trang mạng, Theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THPT của Bộ GD&ĐT (kèm theo công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) thì nội dung kiến thức về “Các thành phần hóa học của tế bào” có phần được giảm nhẹ nên điều kiện để tích hợp lồng ghép được thuận lợi hơn. b. Khó khăn Giáo viên có chuyên môn nhưng khả năng diễn giảng chưa cao, chưa thật sự hiểu sâu về cơ chế của các loại bệnh và việc tích hợp lồng ghép còn chưa nhuần nhuyễn. Việc giảng dạy tích hợp lồng ghép chưa đồng bộ trong các môn nên học sinh còn lúng túng trong phối hợp hoạt động. Thời gian cho một tiết học ít. Kiến thức về giáo dục sức khỏe thông qua các các bệnh không lây nhiễm còn ít được đề cập tới trong các môn học. 6
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_van_de_giao_duc_bao_ve_suc_kh.pdf