Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp vận dụng kiến thức Vật lý lớp 10 vào phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh trường THPT Lê Lợi

pdf 20 trang sk10 04/07/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp vận dụng kiến thức Vật lý lớp 10 vào phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp vận dụng kiến thức Vật lý lớp 10 vào phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh trường THPT Lê Lợi

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp vận dụng kiến thức Vật lý lớp 10 vào phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh trường THPT Lê Lợi
 0 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ 
 TRƢỜNG THPT LÊ LỢI 
 Tên sáng kiến: 
 TÍCH HỢP VẬN DỤNG KIẾN THỨC 
 VẬT LÝ LỚP 10 VÀO PHÒNG TRÁNH 
TAI NẠN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH 
 TRƢỜNG THPT LÊ LỢI 
 Lĩnh vực: Vật lý 
 Tên tác giả: Lê Xuân Lâm 
 Giáo viên môn: Vật lý. 
 Chức vụ: Phó Hiệu trƣởng. 
 Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Lê Lợi 
 NĂM HỌC 2021 - 2022 2 
đáng tiếc. Đề tài này không chỉ áp dụng ở đối tượng học sinh THPT nơi tôi đang 
giảng dạy mà còn áp dụng tốt cho học sinh ở các trường phổ thông khác. 
 2. Mục đích nghiên cứu . 
 Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau: 
 - Khắc sâu kiến thức bài học, gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống. 
 - Góp phần củng cố lòng tin của học sinh vào những kiến thức được học, 
thấy được lợi ích của việc học tập. 
 - Hình thành kỹ năng liên hệ và vận dụng kiến thức gắn vật lý thực nghiệm 
với thực tế. 
 - Tác động một cách thường xuyên, liên tục đến ý thức và hình thành một 
số kĩ năng cơ bản cho học sinh khi tham gia giao thông. 
 Với những mục đích trên tôi mong muốn có thể góp phần nào giải quyết 
được những khó khăn gặp phải của học sinh trong quá trình học tập và liên hệ 
thực tế bài học, để mỗi tiết dạy là một bài học thực tế sinh động và gần gũi, trên 
hết là góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật pháp, luật giao thông và tránh 
được những tai nạn đáng tiếc cho các em. 
 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 
 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 
 Đối tượng khảo sát áp dụng của đề tài là học sinh khối lớp 10B10 của 
Trường THPT Lê Lợi tỉnh Quảng Trị năm học 2021 - 2022 và sẽ mở rộng cho 
đối tượng khối lớp 10, 11, 12 trong các năm học sau. 
 Đối tượng nghiên cứu xoay quanh các vấn đề sau: 
 Thứ nhất: Nghiên cứu kĩ các bài học có thể vận dụng kiến thức và kĩ năng 
tham gia giao thông an toàn, từ đó lập ra nội dung chi tiết liên hệ bài học với 
thực tế, kết nối kiến thức với thực tiễn một cách sinh động, sử dụng nhiều kênh 
thông tin minh họa cho nội dung cần truyền tải. 
 Thứ hai: Tìm ra những phương pháp tối ưu, tích cực để tích hợp nội dung 
đó vào bài học mà không làm ảnh hưởng đến thời gian lên lớp trong phạm vi tiết 
học, kiến thức đưa vào phải sát với thực tế cuộc sống trên cơ sở gợi ý của giáo 
viên và sự tìm tòi khám phá của học sinh, gây hứng thú và có tác dụng thúc đẩy 
các em thực hiện nó trong đời sống. 
 Thứ ba: Tìm ra biện pháp có tính hệ thống để nhắc nhở, tác động thường 
xuyên đến ý thức của các em, từ đó các em có thể áp dụng những kiến thức được 
học vào cuộc sống một cách tự giác, xem đó như một trách nhiệm, một việc làm 
hàng ngày của mỗi cá nhân. 
 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 
 - Sách giáo khoa vật lý lớp 10 THPT – Chương trình Cơ bản và Nâng cao. 
 - Học sinh khối 10 trường THPT Lê Lợi tỉnh Quảng Trị. 4 
 II. NỘI DUNG 
 1. Tổng quan lý luận 
 1.1. Cơ sở lý luận 
 Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, nội dung kiến thức (khái niệm, định 
luật, quy tắc, ) được rút ra từ sự quan sát, khảo sát, tiến hành kiểm tra thực tế 
nhiều lần. Vì vậy, việc tiếp thu kiến thức không dễ đối với đa số học sinh, bản 
thân các em rất mơ hồ khi vận dụng kiến thức để giải toán, đặc biệt là vận dụng 
kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. Hầu hết việc vận dụng kiến thức vào 
thực tế do giáo viên cung cấp nên mang tính thụ động, học sinh ít hứng thú. 
 Việc đưa kiến thức giáo dục an toàn giao thông vào bài học môn Vật lý 
chưa có văn bản nào hướng dẫn, giáo viên chỉ đề cập qua ở một số bài học có 
liên quan, chủ yếu tập trung tích hợp về môi trường và biến đổi khí hậu theo quy 
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính 
phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn 
giao thông(ATGT); Công văn 3678/BGDĐT-GDCTHSSV của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo 
đảm TTATGT năm học 2021-2022. 
 - Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông 
trong các cơ sở giáo dục, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành 
giáo dục được giao tại Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ. 
 - Ngăn chặn, đẩy lùi các vi phạm an toàn giao thông trong học sinh, sinh 
viên góp phần thực hiện hiệu quả “Năm an toàn giao thông năm ”. 
 Để thực hiện công tác giáo dục ATGT, yêu cầu: 
 “Bám sát nội dung, yêu cầu của Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ, 
Kế hoạch số 445/KH-UBATGTQG, kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt 
động ngoại khóa, lồng ghép giáo dục an toàn giao thông với các cuộc vận động, 
các phong trào thi đua lớn của Ngành và các hoạt động của nhà trường. 
 - Tăng cường phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức trong và ngoài nhà 
trường, đặc biệt là các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh 
niên Việt Nam, Cảnh sát giao thông, trong việc tổ chức các hoạt động tuyên 
truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên. 
 - Bổ sung, hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục an toàn 
giao thông trong nhà trường, tăng cường các hình thức tổ chức như ứng dụng 
công nghệ thông tin, băng đĩa, phim ảnh, tiểu phẩm, để nâng cao hiệu quả của 
công tác giáo dục an toàn giao thông. 
 - Sử dụng các kênh phim và kênh hình về an toàn giao thông phong phú, 
đúng lúc, kịp thời, phù hợp với nội dung bài học có tác động mạnh mẽ đến giác 
quan học sinh, giúp các em dễ nhớ, ấn tượng và khắc sâu kiến thức, qua đó ý 
thức và kĩ năng thực hành trở nên tự nhiên, gần gũi, quen thuộc. 6 
văn minh và rèn luyện các em trở thành những cá nhân có trách nhiệm với bản 
thân, gia đình và xã hội. 
 1.3 Nội dung tích hợp an toàn giao thông trong chƣơng trình sách giáo 
khoa lớp 10 
 Xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là chương trình sách giáo khoa vật 
trung học phổ thông, tôi nhận thấy có nhiều bài học giáo viên có thể vận dụng lý 
thuyết để giải thích các hiện tượng liên quan đến kỹ năng an toàn giao thông, cụ 
thể trong chương trình sách giáo khoa vật lý 10 chương trình Cơ bản và Nâng 
cao có một số bài học như sau: 
 + Ba định luật của Newton 
 + Lực ma sát 
 + Lực hướng tâm 
 + Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế. 
 + Công. Công suất 
 + Định luật bảo toàn cơ năng 
 + Định luật Becnuli 
 Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, báo chí và tình hình thực tiễn 
về an toàn giao thông giáo viên có thể dễ dàng đưa ra các dẫn chứng sinh động 
minh họa cho nội dung cần đề cập đến. 
 2. Những nội dung cụ thể về vận dụng và giáo dục ý thức chấp hành an 
toàn giao thông trong dạy học Vật lý THPT khối lớp 10 
 2.1. Một số giải pháp vận dụng giáo dục ý thức chấp hành an toàn giao 
thông trong dạy học vật lý 
 Giáo dục an toàn giao thông chưa được đưa vào chương trình như một đơn 
vị kiến thức tích hợp, do đó trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã lồng ghép 
kiến thức an toàn giao thông vào bài học nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc đảm 
bảo đúng mục tiêu bài học, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học 
sinh, phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức và các kinh nghiệm thực 
tế của các em, đảm bảo không quá tải nội dung kiến thức môn học, không làm 
ảnh hưởng đến thời gian phân phối của tiết dạy, do đó mỗi đơn vị kiến thức đưa 
vào đòi hỏi phải diễn ra nhanh nhưng hiệu quả. 
 Các phương pháp giáo dục chủ yếu là: 
 + Phương pháp tiếp cận: Học sinh vận dụng kiến thức đã học thông qua các 
hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Qua các hoạt động đó củng 
cố thêm kiến thức, học sinh thấy được ý nghĩa môn học và động lực học tập. 
 + Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Giáo viên sử dụng một 
câu chuyện có thật hoặc ảnh, video những trường hợp thường xảy ra trong cuộc 
sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Ưu điểm của 
phương pháp này là cung cấp những hình ảnh sống động, có thật, tạo lòng tin 8 
 2.2. Bài học và nội dung vận dụng 
 2.2.1. Ba Định luật Newton (Bài 10 – Chƣơng trình Vật lý 10 – Cơ bản) 
 a. Vận dụng định luật I Newton 
 Trên cơ sở học sinh đã nắm vững nội dung định luật I Newton, nắm vững 
quán tính của một vật, cho ví dụ được và giải thích được một số hiện tượng liên 
quan đến quán tính trong sách giáo khoa và sách bài tập, giáo viên có thể đưa ra 
các tính huống yêu cầu học sinh vận dụng trả lời và cho biết mức độ nguy hiểm 
của việc không hiểu hoặc không biết cách vận dụng quán tính trong đời sống. 
 Câu hỏi vận dụng 1: Tại sao các cột đèn giao thông phải có cả ba đèn là 
đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng ? Tại sao ở nhiều nước bắt buộc người lái xe và 
những người ngồi trong xe ô tô đeo dây đai an toàn và ghế ngồi phải có cái tựa 
đầu? 
 Trả lời: Đèn đỏ là tín hiệu báo các phương tiện giao thông dừng lại, đèn 
vàng là tín hiệu báo các phương tiện giao thông đi chậm, đèn xanh là báo các 
phương tiện giao thông được phép đi. Nếu chỉ có đèn xanh và đèn đỏ thì khi 
đang lưu thông với tốc độ cao gần cột đèn giao thông, người lái cho xe đột ngột 
dừng lại, nếu xe ô tô thì rất khó dừng lại ngay lập tức dễ va chạm với phương 
tiện đang lưu thông khác gây tai nạn, nếu xe máy thì người trên xe rất dễ bị lao 
đầu về trước hoặc văng ra khỏi xe. 
 Người lái và người ngồi trong xe ô tô phải đeo dây đai an toàn để khi xe 
đang chạy nhanh mà dừng đột ngột thì đầu được đỡ bằng cái tựa đầu, nếu xe 
đang đứng yên hoặc chạy chậm mà tăng tốc đột ngột thì dây đai giúp người 
không bị lao về trước hoặc không bị băng ra khỏi ghế xe. 
 Câu hỏi vận dụng 2: Rất nhiều tai nạn giao thông có nguyên nhân vật lý là 
quán tính. Em hãy tìm một số ví dụ về điều đó và nêu cách phòng tránh những 
tai nạn trong những trường hợp như thế ? 
 Trả lời: 
 + Nhiều học sinh đang đi thẳng thì chuyển hướng nhưng thường không 
quan sát xem có xe phía sau vượt lên hoặc xe trước mặt đi ngược chiều hay 
không, nếu có thì rất dễ xảy ra tai nạn, vì các phương tiện đang chuyển động vận 
tốc lớn, có quán tính lớn, không thể dừng lại tức thời để tránh học sinh đó được. 
Biện pháp phòng tránh: Trước khi rẽ, phải xin đường và quan sát cẩn thận phía 
sau, phía trước. 
 + Khi chở nhau bằng xe máy, nếu hãm phanh đột ngột có thể làm cho 
người ngồi sau ngã về phía trước. Vì vậy, người ngồi sau cần chú ý ngồi thẳng, 
không nghiêng người sang hai bên. Có trường hợp hai người đang đi xe máy, vì 
lý do nào đó dừng xe lại, cả hai vẫn ngồi trên xe, khi đi tiếp, người lái tăng ga 
đột ngột, người ngồi sau bị bất ngờ, bật ngửa ra phía sau. Biện pháp phòng 
tránh: khi đi tiếp, không được tăng tốc đột ngột (tăng nhanh tay ga), đồng thời 
người lái thông tin với người ngồi sau để chuẩn bị. 10 
bạn lái xe. Nếu bạn lái xe trên đường tốt, bạn chỉ cần lốp xe có khía vừa phải. 
Nếu bạn lái xe trên đường bùn hay tuyết, bạn cần lốp xe thiết kế cho các điều 
kiện này. Đế giầy, dép cũng dựa vào đặc tính trên nên đế giầy, dép bao giờ cũng 
xẻ rãnh để tăng ma sát. 
 2.2.3. Bài: Lực hƣớng tâm (Bài 14 – 
Chƣơng trình Vật lý 10 – Cơ bản) 
 Câu hỏi vận dụng: Tại sao đường ô tô 
ở những chỗ đường quanh co thường phải 
làm nghiêng, xe máy chạy vào đường cua, 
người lái xe thường nghiêng xe về phía 
đường cong? 
Hình 1: xe máy đi qua đường quanh thường 
 nghiêng xe về phía đường cong. 
 Trả lời: Khi xe ôtô đi đến chỗ quanh co, nó chịu tác dụng của trọng lực P 
và phản lực Q của mặt đường, đường ô tô ở những chỗ quanh thường phải làm 
nghiêng để hợp lực của hai lực này hướng vào tâm của đường cong làm cho ô tô 
chuyển động tròn đều một cách dễ dàng. Giải thích tương tự cho xe máy 
 Lưu ý: Khi xe đến chỗ đường quanh, nếu đi với tốc độ lớn có thể gây ra lực 
quán tính li tâm lớn hơn lực hướng tâm sẽ làm xe văng ra khỏi quỹ đạo tròn 
(văng ra khỏi mặt đường) đẫn đến ra tai nạn. 
 2.2.4. Bài: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế 
(Bài 20 – Chƣơng trình Vật lý 10 – Cơ bản) 
 Câu hỏi vận dụng 1: Tại sao ô tô trên nóc xe ô tô chất hàng cao dễ bị lật ở 
chỗ đường nghiêng? 
 Trả lời: Vì trọng tâm của ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực đi qua mặt 
chân đế ở gần mép của mặt chân đế. 
 Hình 2: Ô tô chở hàng cao, cồng kềnh dễ bị lật ở chỗ đường nghiêng 
 Câu hỏi vận dụng 2: Tại sao khi chở hàng nên để những vật có khối lượng 
riêng nặng xuống dưới, những vật nhẹ chất lên trên? 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_van_dung_kien_thuc_vat_ly_lop.pdf