Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu thể loại truyền thuyết trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu thể loại truyền thuyết trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu thể loại truyền thuyết trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Là một giáo viên, hẳn không ai trong chúng ta không mong muốn một ngày nào đó những lớp học sinh thân yêu gặt hái thành công trong học tập, đặc biệt là đối với các giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Có thể nói , môn Ngữ văn là một trong hai môn học chính trong nhà trường , thế nhưng hiện nay học sinh có phần lơ là đối với việc học văn . Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích môn học này thì người quyết định chính là giáo viên trực tiếp giảng dạy phải lựa chọn được phương pháp thích hợp , đổi mới phương pháp dạy học. Làm thế nào để học sinh đạt kết qủa cao nhất trong môn Ngữ văn? Một câu hỏi lớn vốn là sự trở trăn của những nhà giáo dục có tâm huyết. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trên tinh thần về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá qua các bước như sau: xây dựng chuyên đề dạy học; biên soạn câu hỏi/bài tập; thiết kế tiến trình dạy học; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích, rút kinh nghiệm bài dạy. Xuất phát từ thưc tiễn giảng dạy : Năm học 2018-2019, tôi đã vận dụng phương pháp tiếp cận truyền thuyết theo đặc trưng thể loại để học sinh chủ động tiếp cận tác phẩm tốt hơn. Cũng qua đó, chúng ta mới đánh giá được năng lực của từng đối tượng để có phương pháp hỗ trợ các em trong quá trình thâm nhập bài học. 2. Tên sáng kiến “ Tìm hiểu thể loại truyền thuyết trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ ” 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Hoàng Thị Hồng - Địa chỉ: Yên Thạch – Sông Lô – Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0972 208 933 - Email: hoangthihonggv.c3songlo@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư sáng kiến Họ và tên: Hoàng Thị Hồng 5. Lĩnh Vực áp dụng sáng kiến - Dạy học Ngữ văn 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Ngày 8 tháng 9 năm 2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 1 Đọc hiểu các tác phẩm truyện nói chung và truyện dân gian nói riêng, hiểu sâu về truyện “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” 7.1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. -Phương pháp: thống kê, đối chiếu, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp gợi mở - Phương pháp thực nghiệm trên lớp học. 7.1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống các kiến thức về đặc trưng loại thể truyện,Từ đó chỉ ra hướng tiếp cận hướng “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” 7.1.6. Thời gian- địa điểm nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu: Từ tuần 2 đến tuần 6 năm học 2018- 2019. Địa điểm nghiên cứu: Tại trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2 7.2. NỘI DUNG 7.2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN: 7.2.1.1 Các khái niệm - Các tác phẩm trong kho tàng văn học luôn có những nét chung về nội dung và nghệ thuật. Có nét chung rộng hơn, có nét chung hẹp hơn. Nội dung tác phẩm có thể thay đổi không ngừng nhưng các nét chung này vẫn ít nhiều có tính ổn định. Đây là cơ sở và điều kiện để phân chia tác phẩm văn học thành các loại thể. - Loại thể là những nét chung về mặt cấu tạo nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. (Tất nhiên ranh giới giữa các loại thể không phải lúc nào cũng rạch ròi) Việc phân chia loại thể là kết quả của sự trừu tượng hoá, khái quát hoá thực tế tác phẩm sinh động. Nó giúp ích cho việc phân tích, nhận thức và cảm thụ từng tác phẩm cụ thể riêng lẻ. -Tiêu chuẩn và căn cứ hợp lí nhất để phân chia thể loại văn học chính là phương thức kết cấu tác phẩm văn học, trước hết là kết cấu hình tượng hoặc hệ thống hình tượng của tác phẩm. Nếu hình tượng thiên nhiều về mặt biểu hiện tư tưởng , tình cảm của tác giả, ta sẽ có tác phẩm trữ tình. Nếu hình tượng thiên về mặt phản ánh con người, sự việc trong cuộc sống, ta sẽ có tác phẩm tự sự Tác phẩm tự sự tập trung, cô đọng đến mức độ bản thân nhân vật, sự việc, câu chuyện có thể tự mình bộc lộ không cần người dẫn chuyện ta sẽ có tác phẩm kịch Trong lòng mỗi loại và trên biên giới của các loại sẽ nảy sinh rất nhiều thể khác nhau. 3 trong tác phẩm; cảm và hiểu được cái ý vị trong lời kể của tác giả (hay của người kể chuyện). * Phương pháp giảng dạy truyện: - Làm cho HS nắm vững được sự phát triển của tình tiêt trong tác phẩm, tức là nắm được cốt truyện. + Đối với truyện dân gian, yêu cầu hS nắm tình tiết bằng cách kể lại. Truyện dân gian có cốt truyện đơn giản mà hấp dẫn, học sinh sẽ đễ nhớ cốt truyện. Học sinh có thể kể bằng lời nói, văn viết, kể theo sát lời kể trong sách hoặc theo sự sáng tạo trong ngôn ngữ của mình. + Phân tích các chặng đường phát triển của tình tiết. - Cảm thụ, đánh giá sâu sắc nhân vật: Nhân vật là nơi tập trung biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác phẩm và tác giả. Nhân vật là hình tượng của những con người đang sống, suy nghĩ, cẩm xuác, hành động, có quá trình, có vận mệnh, bản sắc, tính cách. Phải gắn liền nhân vật với tình tiết. + Phân tích nhân vật không chỉ bình xét, đánh giá, mà cần tìm trong lai lịch, diện mạo, ý nghĩ, cảm xúc, cử chỉ, hành động, thái độ để phát hiện ra mỗi vấn đề, mỗi bài học. + Nhân vật trong truyện dân gian nhiều khi mang những tính cách rât sinh động và ý nghĩa thâm trầm sâu sắc. Cho học sinh nhận xét, phê phán về những nhân vật như An Dương Vương , Mị Châu, có thể giúp các em rút ra bài học về tinh thần cảnh giác + Quá trình phân tích nhân vật phải đi từ cụ thể đến khái quát. + Cho học sinh lưu ý đến các chi tiết miêu tả, tự sự, nhận xét về nhân vật trong bài văn. + Phát hiện và ựa chọn các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp phân loại chúng theo trình tự hợp lí nhằm làm sáng tỏ tính cách của nhân vật. + Cuối cùng tổng hợp các mặt phân tích về nhân vật thànhmột nhận định khái quát, nêu bật được ý nghĩa, tác dụng nhận thức cũng như giáo dục của nhân vật, gợi ra những vấn đề liên hệ, suy nghĩ, thảo luận, tranh luận về nhân vật. - Làm cho học sinh cảm và hiểu được cái ý vị trong lời kể của tác giả (hay người kể chuyện): Cảm hiểu được cái hay trong lời kể như tự nhiên, nhuần nhị, sinh động, truyền cảm. Cảm nhận lời kể xen với lờì tả, lời bìnhNgười đọc phải tưởng tượng ra nhờ sự khơi gợi của lời kể. Lời kể có thể vừa miêu tả được thế giới bên ngoài vừa khắc họa được sự vận động nội tâm thầm kín bên trong. Nên khi phân tích lời kể cần chỉ ra được sức 5 7.2.2.2 Về nhân vật An Dương Vương. a. Công lao, vài trò của An Dương Vương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Âu Lạc. An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết. Truyền thuyết kể lại rằng, Hùng Vương thứ 18 thấy Thục Phán là người có tài, nghĩ mình không có con trai, nên theo lài khuyên của Sơn Tinh đã truyền lại ngôi báu cho Thục Phán. Cũng theo truyền thuyết, sau khi được truyền ngôi báu, An Dương Vương đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa. Việc làm đó đã thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt của An Dương Vương, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua. (Bởi về đồng bằng là xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Đồng bằng với đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi đào, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Đồng bằng với sông ngòi ngang dọc trùng xếp, đi thuyền, đi bộ đều dễ dàng. Nếu nội lực chưa đủ mạnh thì rừng núi hiểm yếu chính là chỗ dựa an toàn nhất, nhưng muốn phát triển thì rừng núi không phải là nơi đắc địa.) Dời đô là quốc sách, nhưng cũng có nghĩa là phơi lưng ra giữa đồng bằng, thách thức đối phương. An Dương Vương thấy trước mối đe doạ đó, nên ngay sau khi quyết định dời đô về giữa Cổ Loa trống trải, người đã cho xây thành đắp lũy, sẵn sằng phòng thủ giặc ngoại xâm. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, với bản lĩnh vững vàng, không sợ khó, sợ khổ, không nản chí trước thất bại tạm thời, nhà vua đã không bỏ cuộc mà kiên trì, quyết tâm xây thành giữ nước. Việc An Dương Vương lập đàn trai giới cầu đảo bách thần, việc nhà vua đón mời cụ già có tướng lạ vào điện hỏi kế sách, ra tận cửa Đông đón xứ Thanh Giang , dùng xe bằng vàng rước Rùa Vàng vào thành đã thể hiện quyết tâm đó của nhà vua. Được sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương đã xây được Loa Thành kiên cố, là thành trì vững chắc để chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, tồn tại ngay giữa đồng bằng vắng vẻ, hơn ai hết An Dương Vương là người hiểu rõ, có thành cao hào sâu cũng chưa chắc giúp được Âu Lạc đã chống lại được kẻ thù nếu như không có vũ khí lợi hại. Đó cùng là điều mà nhà vua băn khoăn nhất sau khi xây được Loa Thành. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng đã cảm động tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần. Vua lại sai Cao lỗ lào nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy thành nỏ thần có sức mạnh ghê gớm. Nhờ có Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã 7 Tiếc rằng liên minh đó đã không thành bởi An Dương Vương thực lòng còn cha con Triệu Đà lại có sẵn âm mưu xâm lược. Một số người khắc lại cho rằng, An Dương Vương gả con gái mình cho Trọng Thuỷ, lại nhận lời cho Thuỷ ở rể Âu Lạc là “nuôi ong tay áo”. Đó là sự mất cảnh giác trầm trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ thù tự do vào thám thính đất nước. Nhưng từ xưa đến nay nhiều tộc người trên mảnh đất Việt Nam này từng có phong tục trọng mẫu, đàn ông lấy vợ phải ở rể bên nhà vợ. Phải chăng vì phong tục đó mà Trọng Thuỷ có thể điềm nhiên sang ở nhà vợ - nước Âu Lạc, mà việc đó không bị coi là khác thường? An Dương Vương đã nhận lời cầu hôn của người phương Bắc thì cũng không thể tránh được việc phải làm theo phong tục phương Nam, nhận rể ở ngay trong nhà mình. Nhưng nếu cho Trọng Thuỷ ở rể mà cả cha con An Dương Vương đều cảnh giác, giữ kín bí mật quốc gia thì liệu âm mưu của cha con Triệu Đà có điều kiện thực hiện được không? Vậy sai lầm của An Dương Vương nghiêm trọng từ đâu? Nguyên nhân nào đã đưa Âu Lạc đến diệt vong và cha con An Dương Vương bị “tan đàn, xẻ nghé”? Có thể nói, sai lầm nghiêm trọng nhất của An Dương Vương là nhà vua đã quá chủ quan, khinh địch. Nhà vua không những đã không giám sát, đề phòng Trọng Thuỷ khi hắn ở rể Âu Lạc mà khi hay tin Đà phát binh đánh Âu Lạc, An Dương Vương ỷ vào sức mạnh của nỏ thần, vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, chủ quan tự mãn, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao? Những sai lầm nghiêm trọng của người đứng đầu đất nước không còn cơ hội sửa chữa. An Dương thảm bại. Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, muôn dân chìm đắm trong kiếp nô lệ lầm than. Sự nghiệp dựng nước, công lao xây thành, chế tạo vũ khí để giữ nước kết tinh tù trí tuệ, mồ hôi, công sức của muôn dân, vì sai lầm của An Dương Vương, phút chốc tan tành. An Dương Vương đã phải bỏ cả thành trì để chạy thoát thân, đem theo Mị Châu hi vọng giữ lại một chút hạnh phúc gia đình. Nhưng nước đã mất thì nhà cũng tan, đến bước đường cùng, nhà vua cũng đã được Rùa Vàng cho biết: “kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc”. Hành động của An Dương Vương tuốt kiếm tự tay chém đầu con gái là hành động trừng phạt nghiêm khắc,dứt khoát của An Dương Vương đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để trừng trị kẻ đắc tội với non sông. Đặt quyền lợi của quốc gia lên trên lợi ích của gia đình, chứng tỏ nhà vua đã có sự tỉnh ngộ dù đó là sự tỉnh ngộ muộn màng, không có gì còn có thể cứu vãn, nhưng chính trong cái giờ phút thử thách quyết liệt ấy, càng khẳng định lòng yêu nước của nhà vua trước sau không thay đổi. Chính vì vậy, tuy nhà vua có mất cảnh giác chính trị để đến nỗi “cơ đồ đắm bể sâu”, nhưng trong tâm thức của dân gian, An Dương Vương vẫn mãi là một ông vua yêu nước, được nhân dân đời đời mến phục, ngợi ca. Việc không để An Dương Vương Vương tụ tử ở biển Đông như trong sử sách mà để thần Kim Quy hiện lên trao sừng tê bảy 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_the_loai_truyen_thuyet_trong.doc
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu thể loại truyền thuyết trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - T.docx
Đơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu thể loại truyền thuyết trong Truyện An Dương Vương và Mị.doc
Mục lục Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu thể loại truyền thuyết trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu.docx
Phiếu đăng kí Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu thể loại truyền thuyết trong Truyện An Dương Vương và M.doc